14/01/2025 lúc 17:19 (GMT+7)
Breaking News

Nhanh chóng xoá sổ trạm BOT không áp dụng thu phí tự động không dừng

VNHN - Tổng cục Đường bộ yêu cầu tất cả các trạm BOT chậm nhất trước ngày 25.9 phải hoàn tất thủ tục bàn giao trạm để thu phí tự động không dừng. Với “tối hậu thư” quyết liệt này, nếu chủ đầu tư các dự án BOT không có các biện pháp tích cực để thực hiện thì sẽ bị xử lý.

VNHN - Tổng cục Đường bộ yêu cầu tất cả các trạm BOT chậm nhất trước ngày 25.9 phải hoàn tất thủ tục bàn giao trạm để thu phí tự động không dừng. Với “tối hậu thư” quyết liệt này, nếu chủ đầu tư các dự án BOT không có các biện pháp tích cực để thực hiện thì sẽ bị xử lý.

Không nương tay với doanh nghiệp BOT trây ỳ

Đó là khẳng định của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Mặc dù đơn vị này đã có văn bản hướng dẫn thực hiện thu phí không dừng, nhưng đến nay mới có 3 nhà đầu tư dự án và Cty thu phí VETC có văn bản trả lời. Theo Quyết định 07/2017 của Thủ tướng về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng nêu rõ, nhà đầu tư các dự án BOT trên Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên chậm nhất đến ngày 31.12.2018 phải bàn giao toàn bộ các trạm thu phí đang vận hành cho nhà cung cấp dịch vụ thu phí để thực hiện việc thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng.

Lộ trình cụ thể do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định. Trước chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã ra “tối hậu thư” gửi các nhà đầu tư BOT yêu cầu trước ngày 25.9.2019 phải hoàn tất thủ tục bàn giao trạm để triển khai thu phí tự động không dừng. Đồng thời cảnh báo các nhà đầu tư dự án BOT tự bố trí kinh phí phục vụ công tác quản lý sau khi bàn giao công tác thu phí sang nhà đầu tư dự án ETC. Các dự án BOT chưa được trình các phương án, quy chế phối hợp, quy trình quản lý thu phí và chưa được duyệt dự toán quản lý thu phí.

Theo đó, Tổng cục Đường bộ yêu cầu các nhà đầu tư dự án BOT sớm xây dựng phương án bàn giao, tiếp nhận nhân sự và tài sản phục vụ công tác thu phí, gửi nhà đầu tư dự án thu phí điện tử tự động không dừng (ETC). Đồng thời, các nhà đầu tư trạm thu phí BOT cũng cần xây dựng phương án giải quyết lao động và xử lý tài sản sau khi bàn giao công tác thu phí; phối hợp với các nhà đầu tư dự án ETC thống nhất quy chế phối hợp quản lý, vận hành công tác thu phí.

Cũng theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, đến thời điểm hiện tại mới có Cty thu phí tự động VETC và 3 nhà đầu tư dự án BOT gửi văn bản trả lời sau khi đơn vị này đã có hướng dẫn xây dựng quy trình tổ chức, quản lý thu phí sau khi chuyển giao để thực hiện hình thức thu phí điện tử tự động không dừng. Những điểm yếu này đã làm cho góc nhìn về BOT một cách méo mó.

Trạm thu phí BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ đã chạy thử nghiệm hệ thống thu phí tự động không dừng. 

Nhiều “góc chết” của các dự án BOT

Nhiều dự án gian lận doanh thu. Cụ thể, báo cáo về công tác phòng chống tội phạm năm 2019 của Chính phủ đã chỉ rõ tình trạng sử dụng công nghệ cao để gian lận doanh thu để trốn thuế, kéo dài thời gian thu phí tại các trạm BOT. Việc triển khai hệ thống hệ thống thu phí giao thông đường bộ theo hình thức điện tử không dừng (ETC) vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra về số lượng phương tiện tham gia dịch vụ.

Nguyên nhân chính do các quy định về pháp luật liên quan chưa đầy đủ đồng bộ. Ngoài ra, do hệ thống thu phí tự động không dừng áp dụng công nghệ mới, đầu tư theo hình thức PPP rất phức tạp, liên quan đến lợi ích của nhiều chủ thể nên quá trình triển khai thực hiện còn phát sinh các vướng mắc. Chủ phương tiện vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt trong khi việc thanh toán... Địa điểm đặt trạm bất hợp lý, Theo Kiểm toán Nhà nước, hiện chưa có quy định hay tiêu chí cụ thể lựa chọn dự án đầu tư BOT, nhiều dự án BOT nằm trên trục đường độc đạo (QL1, QL14) khiến các phương tiện giao thông không có quyền lựa chọn và trở thành độc quyền khai thác của nhà đầu tư.

Cùng đó, hầu hết các dự án BOT, BT được chỉ định nhà đầu tư, do đó chưa tạo ra cơ chế cạnh tranh để mang lại hiệu quả cao. Vì nếu đấu thầu cạnh tranh các tiêu chí như chi phí đầu tư xây dựng, lợi nhuận của nhà đầu tư, lãi suất huy động vốn vay, mức thu phí và thời gian hoàn vốn… sẽ phải cạnh tranh và nhà đầu tư phải tối giảm để thắng thầu. Nhiều tuyến đường BOT mới đưa vào sử dụng đã xuống cấp gây mất an toàn giao thông và gây bức xúc cho người dân.

Theo PGS TS Trần Chủng - Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam, tuy mới đi vào thực hiện nhưng trong thời gian qua các dự án PPP đã bộc lộ nhiều vướng mắc về thể chế và chính sách đặc biệt là vấn đề chia sẻ lợi ích, chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước và nhà đầu tư còn nhiều xung đột mà chưa có chế tài khắc phục.

Đặc biệt là vốn vay tín dụng và các bất cập của trạm thu phí đặt ngoài phạm vi dự án, giá phí dịch vụ đã dẫn đến những đánh giá chưa chính xác về BOT. Còn Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng Ban Dân nguyện (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) thì cho rằng, việc trốn thuế và tăng năm thu của các dự án BOT đã có từ lâu, hiện thanh tra và kiểm toán đã vào cuộc kể cả việc thanh tra nội bộ. Bản chất của vấn đề là quản lý yếu kém, không chỉ yếu kém ở năng lực mà còn tham nhũng từ quá trình lập và tiến hành các dự án. Việc tham nhũng này buộc DN phải cố tình làm sai.

Tăng minh bạch về BOT

Tại Hội thảo “Hạ tầng giao thông: Nhìn nhận và định hướng” do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức sáng 4.9.2019, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả Hồ Minh Hoàng đã chỉ ra những khó khăn bất cập của BOT, đặc biệt việc thường xuyên thay đổi cơ chế chính sách đầu tư BOT theo hướng quản lý của vốn ngân sách Nhà nước gây ảnh hưởng lớn đến quản lý dự án và không phù hợp với thông lệ quốc tế, không hấp dẫn các nhà đầu tư.

Theo TS kinh tế Trần Đình Thiên, môi trường chính sách của Việt Nam chưa được ổn định việc chỉnh sửa vẫn còn xung đột với nền tảng cũ. Do đó, cần phải thay đổi tư duy làm luật vì không thể điều chỉnh điều này điều kia để được lợi ở dự án này nhưng có thể sẽ làm hỏng các dự án khác. Những dự án BOT được coi là xứ mệnh quốc gia, nhưng hiện nay vẫn mạnh ai nấy làm không có tính quốc gia, chia sẻ.

Cũng theo ông Thiên, cần phải có quy định rõ ràng về mặt pháp lý và phải được Chính phủ bảo lãnh, các dự án lớn phải được các doanh nghiệp trong nước thực hiện vì mỗi dự án là một sự trưởng thành của DN trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Trong khi đó, Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng lại cho rằng, một trong những giải pháp để giải quyết các vấn đề của BOT hiện nay là phải triển khai thu phí không dừng. Thu phí không dừng tại các dự án BOT là tăng sự minh bạch trong thu phí và tạo cho Nhà nước sự quản lý tốt, giảm các chi phí xã hội, chống ùn tắc giao thông.

Liên quan đến một số dự án BOT báo lỗ, theo ông Nhưỡng, cần phải xem xét lại toàn bộ quá trình của dự án, đặc biệt là quá trình lập dự án. Người nào sai ở đâu phải xử lý đó và quy trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân liên quan. “Hiện chúng ta chưa hành xử theo cơ chế thị trường mà vẫn là cơ chế xin cho và nhiều DN cũng rất ngại kiện ra toà vì nhiều lý do trong đó họ sợ đối diện với một tham nhũng là “vô phúc đáo tụng đình”, ông Nhưỡng nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ GTVT - Lê Đình Thọ: Vẫn rất cần những dự án BOT “Một trong những giải pháp huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông là PPP. Nếu không huy động vốn BOT thì khó hoàn thành được 2 con đường huyết mạch là QL14 và QL1. Hiện chúng ta đang có 2 hình thức thu phí là thu phí hở và kín. Thu hở phải áp dụng những đường hiện hữu khi được nâng cấp, không mang tính chất tuyệt đối được, rất cần nguyên tắc về chia sẻ về thu kín như đầu tư đường cao tốc, phương tiện đi kilômét nào trả tiền kilômét đó và họ có sự lựa chọn, tuyệt đối hơn. Một con đường hiện hữu nhưng chưa được đầu tư nâng cấp cải tạo, nếu không áp dụng BOT rất khó, nếu trông chờ ngân sách không biết đến bao giờ mới có con đường như hiện nay”.