13/01/2025 lúc 12:57 (GMT+7)
Breaking News

Nhà thơ Đoàn Mạnh Phương: Những lối về trong Mưa ký ức

Mưa ký ức là tác phẩm thơ thứ tư của nhà thơ Đoàn Mạnh Phương ra mắt bạn đọc. Trong làng thi ca Việt, Đoàn Mạnh Phương lựa chọn lối đi giữa hiện đại và truyền thống. Bởi như anh tâm sự: Quần áo làm đẹp vóc dáng, thơ ca làm đẹp tâm hồn. Nhưng thơ ca khác quần áo ở chỗ là thơ ca không có mốt, bởi thơ là ngôn ngữ của trái tim chứ không phải là nơi để nói cho thỏa.

Mưa ký ức là tác phẩm thơ thứ tư của nhà thơ Đoàn Mạnh Phương ra mắt bạn đọc. Trong làng thi ca Việt, Đoàn Mạnh Phương lựa chọn lối đi giữa hiện đại và truyền thống. Bởi như anh tâm sự: Quần áo làm đẹp vóc dáng, thơ ca làm đẹp tâm hồn. Nhưng thơ ca khác quần áo ở chỗ là thơ ca không có mốt, bởi thơ là ngôn ngữ của trái tim chứ không phải là nơi để nói cho thỏa.

Nhà thơ Đoàn Mạnh Phương và Tập thơ Mưa ký ức

Đọc những bài thơ Mưa ký ức, tôi mát lòng theo từng giọt mưa ký ức của anh. Và cảm nhận rằng mỗi từ trong tác phẩm là một giọt mưa, mỗi câu trong bài thơ là một làn mưa và mỗi bài là một cơn mưa mà Đoàn Mạnh Phương trải lòng qua 56 bài thơ trong tác phẩm. Dẫu biết mỗi bài có ngữ cảnh khác nhau, ý thơ khác nhau… nhưng dường như đây là nỗi lòng của tác giả trước thế thái nhân tình của cuộc sống hiện hữu. Với Mưa ký ức, mỗi bài thơ là một lối về. Lối về trong những thế sự dọc ngang của thời cuộc.

Đoàn Mạnh Phương có cách nói riêng trong thơ bằng chính tạng của mình, những câu thơ được sáng tạo nên bởi từ một người thơ sống kỹ và viết kỹ... kể cả có nhiều bài thơ anh chỉ đặt tên một từ Chạm; Về; Giữa; Ngẫu; Chấm; Sau; Soi… cũng đã bật lên những tứ thơ kiệm lời mà tỏa ý, đẫm nỗi niềm thế sự.

Anh không đặt ngữ cảnh Mưa ký ức vào mưa xuân, vào cây cỏ, hoa lá hay tiết trời bốn mùa của Hà Nội để trải lòng thi phú. Ngược lại, trong những bài thơ tôi được đọc, nhà thơ Đoàn Mạnh Phương chọn một triết lý của cuộc sống hiện thực để chiêm nghiệm và qua câu chữ, qua từng tứ thơ mang nặng những thông điệp về thế thái nhân tình.

Sự quần vũ của cuộc sống với Cơm - Áo - Gạo - Tiền - Hiếu - Hỉ - Lễ -Nghĩa… tưởng chừng đơn giản, nhưng đọc Mưa ký ức của anh cảm thấy cuộc sống “Thế giới phẳng” hiện nay có nhiều góc cạnh phải suy ngẫm và ngay bài thơ đầu tiên của tập thơ tác giả đã cho thấy cuộc sống này cũng có gia vị đó thôi: “Cuộc sống mỗi ngày một vị cay/như ta từng nhấm nháp/từng ngộ độc hồn nhiên/tất cả những gì va đập/giẫy đạp khỏi mọi lo toan mà lo toan luôn mới/thẩm thấu giữa thấy, nghe, nếm ngửi/ Cuộc sống /mỗi ngày một vị cay/lớn khôn bằng cái lưỡi triết học” (Chạm).

Thế thái nhân tình của con người và con người với nhau trong cuộc sống hiện đại có dáng dấp của chủ nghĩa thực dụng nhưng tác giả không trách cứ, cũng không đay nghiến ai, mà chỉ lặng thầm tự nhủ lòng thương cho chính mình  “Thế sự cuộc sống mà!”: “Nghĩ mà thương mình thương chữ/ tình nhạt đi/ sao nước mắt mặn hơn/ Nhìn mặt nạ vô hồn/ Không vỗ tay cùng sáo rỗng…” (Thế sự).

Nỗi niềm thế sự của cuộc sống trong Mưa ký ức được Đoàn Mạnh Phương đặt vào ngữ cảnh quá khứ và hiện tại để trải lòng qua bài thơ Ngày xưa cho dù còn khốn khó từ cái ăn, cái mặc… đọc qua bài Ngày xưa có lẽ không riêng gì tác giả mà những ai đã sống trong giai đoạn ấy cũng nếm trải: Từng ăn nằm với đất trời/ từng buôn nắng buôn mưa/ Nhịp sống khít ngày /vẫn cố chuồi ra một kẽ nhớ/ (Ngày xưa).

Và hôm nay, thế sự của cuộc sống đã và hiện hữu với ta, thì sao?

“Thực tại ghép/bằng nhiều mảnh vỡ/rất nhiều những vòng quay/nháp mặt thế gian/Nhiều những hưng phấn kép…” (Ngày xưa).

Đọc 56 bài thơ trong Mưa ký ức mới thấy mỗi bài thơ có một nỗi niềm thế sự cuộc sống khác nhau. Độc đáo của Mưa ký ức là tác giả đã hình tượng hóa những câu chuyện thường nhật qua những câu từ và anh đã  hình tượng hóa bằng một tư duy của một nhà thơ coi sáng tác thơ là một lao động sáng tạo thật sự nghiêm túc.

Ai cũng có làng quê. Nơi đã từng chôn nhau cắt rốn, ai cũng có cha, me, anh em, bạn bè… Nhưng giữa những mối quan hệ cuộc sống ấy, qua lăng kính của Đoàn Mạnh Phương trong Mưa ký ức thì khi đọc khiến tôi phải suy nghĩ nhiều hơn với những dấu hỏi day dứt: “Làng vẫn làng quê xưa với khát khao no đủ/Mỗi khi nhớ về làng, úa vàng câu hỏi cũ: Đêm đêm, lũ chuột chạy trong bồ còn ăn vụng giấc mơ?” (Chuyện của làng).

Công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ như biển hồ lai láng, phận làm con trả hiếu chắc không bao giờ tương xứng. Có lẽ thế cho nên qua  Mưa ký ức, Đoàn Mạnh Phương trải lòng: “Con hình dung hình cha bóng mẹ/ vẫn ấm căn nhà này/ bằng một ngày xưa rất khẽ/ Con mãi còn nợ cha, nợ mẹ/ những vô tâm đã thẫm vào trong ký ức của con… Nhớ về kỷ niệm buồn xưa/ trong con vẫn còn rơi lệ...” (Tạ lỗi).

Với người anh trai đã ra đi và yên nghỉ ngàn thu trong lòng đất: “Cha mẹ ôm ấp chở che/hồn anh trong ngày nắng tắt/giữa bao thế sự ngổn ngang/Khóc anh/không bằng nước mắt…( Ngày giỗ Anh).

Với bạn bè, thì Đoàn Mạnh Phương vẫn hồn nhiên như ngày nào một thời áo trắng, một thời đong đầy kỷ niệm tuổi học trò… khi gặp nhau đều gạt bỏ mọi chức tước, địa vị, đến với nhau bằng cái tình đồng môn: “Đầy nhau mà ngập nói /quên mình đâu còn trẻ trung/ giọt mực từ năm tháng ấy/ cười xanh lè nếp nhăn… (Gặp lại bạn học cũ).

Và trong thế sự cuộc sống, Đoàn Mạnh Phương trân trọng đặt trên trang viết của mình một tình cảm thiêng liêng đối với những người lính đã hy sinh ngay trong giờ phút giải phóng hoàn toàn đất nước… Rất cảm động khi đọc vần thơ khi anh viết về một người lính đã ngã xuống: “… Anh lặng lẽ tỏa lan tuổi thanh xuân vào đất/gửi hình hài cho cây cỏ thêm xanh/Hồn anh mãi ở lại/Sắc như là thủy tinh” (Người không có tấm ảnh).

Cuộc sống chảy vào thơ Đoàn Mạnh Phương và ngược lại để đem tới những tứ thơ ý vị… Một sinh hoạt rất đỗi đời thường như bữa ăn sáng ở vỉa hè, nhưng được chắt lọc qua tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ đã trở thành ý thơ tài hoa đem lại cho cuộc sống những sắc màu và suy tư thế sự: “Và cứ thế/quán vỉa hè mỗi sáng/cứ cộng dồn tích nợ một tôi xưa/để một tôi của bây giờ gặp lại/thành nhiều tôi trong ngách phố chuyển mùa…” (Ăn sáng vỉa hè).

Mưa ký ức được Đoàn Mạnh Phương lấy tên từ bài: Những cơn Mưa ký ức trong tập thơ có phải chăng tác giả muốn những cơn mưa ký ức để làm mát thêm ký ức xưa, dội rửa những ký ức cũ để luôn luôn mới trong “vùng nhớ” của chính tác giả và của mỗi người. Và hơn hết, phải chăng Mưa ký ức bằng những lối về, những cơn mưa tâm thế để làm sạch hơn thế sự cuộc đời đã từng vô tình làm lu mờ tình người trong cuộc sống. Tôi - Bạn - Chúng ta đều có những ký ức đẹp trong cuộc sống, cũng có những nỗi niềm riêng tư đã trải qua nhưng hơn hết chúng ta hãy trân quý ký ức để làm động lực cho cuộc sống hiện tại và Đoàn Mạnh Phương đã nói hộ điều đó: “Và lối cũ chắng khi nào nhạt nhớ/Mỗi ban mai lại hứng giọt nắng tươi/ Lòng phố cổ chẳng khi nào hẹp nhớ, đủ bao dung hết thảy mọi con người…” (Những mảnh ghép ký ức).

Đoàn Mạnh Phương sớm được biết đến bằng những giải thưởng thơ của Tuần báo Văn nghệ, tạp chí Văn nghệ Quân đội, của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Thơ anh hiện đại, mới mẻ nhưng gần gũi. Một tứ thơ đọc bằng mắt và cảm thụ bằng tim. Mặc cho những cuộc bàn cãi về thơ trình diễn hay phơi mở, Đoàn Mạnh Phương điềm tĩnh chọn cho thơ mình một sức sống riêng. Vượt lên trên tất cả những buồn vui thường nhật, thơ mãi mãi là vẻ đẹp của con người hiến tặng cho con người trong một thế giới ý nghĩa. Mưa ký ức như một lời tâm sự, một lối dẫn dụ về hoài niệm đem lại cho người đọc nỗi ám ảnh chiều sâu về những điều tốt đẹp đã qua và đang tới.

Đọc những bài thơ Mưa ký ức, tôi mát lòng theo từng giọt mưa ký ức của anh. Và cảm nhận rằng mỗi từ trong tác phẩm là một giọt mưa, mỗi câu trong bài thơ là một làn mưa và mỗi bài là một cơn mưa mà Đoàn Mạnh Phương trải lòng qua 56 bài thơ trong tác phẩm. Dẫu biết mỗi bài có ngữ cảnh khác nhau, ý thơ khác nhau… nhưng dường như đây là nỗi lòng của tác giả trước thế thái nhân tình của cuộc sống hiện hữu. Với Mưa ký ức, mỗi bài thơ là một lối về. Lối về trong những thế sự dọc ngang của thời cuộc.

Đoàn Mạnh Phương có cách nói riêng trong thơ bằng chính tạng của mình, những câu thơ được sáng tạo nên bởi từ một người thơ sống kỹ và viết kỹ... kể cả có nhiều bài thơ anh chỉ đặt tên một từ Chạm; Về; Giữa; Ngẫu; Chấm; Sau; Soi… cũng đã bật lên những tứ thơ kiệm lời mà tỏa ý, đẫm nỗi niềm thế sự.

Anh không đặt ngữ cảnh Mưa ký ức vào mưa xuân, vào cây cỏ, hoa lá hay tiết trời bốn mùa của Hà Nội để trải lòng thi phú. Ngược lại, trong những bài thơ tôi được đọc, nhà thơ Đoàn Mạnh Phương chọn một triết lý của cuộc sống hiện thực để chiêm nghiệm và qua câu chữ, qua từng tứ thơ mang nặng những thông điệp về thế thái nhân tình.

Sự quần vũ của cuộc sống với Cơm - Áo - Gạo - Tiền - Hiếu - Hỉ - Lễ -Nghĩa… tưởng chừng đơn giản, nhưng đọc Mưa ký ức của anh cảm thấy cuộc sống “Thế giới phẳng” hiện nay có nhiều góc cạnh phải suy ngẫm và ngay bài thơ đầu tiên của tập thơ tác giả đã cho thấy cuộc sống này cũng có gia vị đó thôi: “Cuộc sống mỗi ngày một vị cay/như ta từng nhấm nháp/từng ngộ độc hồn nhiên/tất cả những gì va đập/giẫy đạp khỏi mọi lo toan mà lo toan luôn mới/thẩm thấu giữa thấy, nghe, nếm ngửi/ Cuộc sống /mỗi ngày một vị cay/lớn khôn bằng cái lưỡi triết học” (Chạm).

Thế thái nhân tình của con người và con người với nhau trong cuộc sống hiện đại có dáng dấp của chủ nghĩa thực dụng nhưng tác giả không trách cứ, cũng không đay nghiến ai, mà chỉ lặng thầm tự nhủ lòng thương cho chính mình  “Thế sự cuộc sống mà!”: “Nghĩ mà thương mình thương chữ/ tình nhạt đi/ sao nước mắt mặn hơn/ Nhìn mặt nạ vô hồn/ Không vỗ tay cùng sáo rỗng…” (Thế sự).

Nỗi niềm thế sự của cuộc sống trong Mưa ký ức được Đoàn Mạnh Phương đặt vào ngữ cảnh quá khứ và hiện tại để trải lòng qua bài thơ Ngày xưa cho dù còn khốn khó từ cái ăn, cái mặc… đọc qua bài Ngày xưa có lẽ không riêng gì tác giả mà những ai đã sống trong giai đoạn ấy cũng nếm trải: Từng ăn nằm với đất trời/ từng buôn nắng buôn mưa/ Nhịp sống khít ngày /vẫn cố chuồi ra một kẽ nhớ/ (Ngày xưa).

Và hôm nay, thế sự của cuộc sống đã và hiện hữu với ta, thì sao?

“Thực tại ghép/bằng nhiều mảnh vỡ/rất nhiều những vòng quay/nháp mặt thế gian/Nhiều những hưng phấn kép…” (Ngày xưa).

Đọc 56 bài thơ trong Mưa ký ức mới thấy mỗi bài thơ có một nỗi niềm thế sự cuộc sống khác nhau. Độc đáo của Mưa ký ức là tác giả đã hình tượng hóa những câu chuyện thường nhật qua những câu từ và anh đã  hình tượng hóa bằng một tư duy của một nhà thơ coi sáng tác thơ là một lao động sáng tạo thật sự nghiêm túc.

Ai cũng có làng quê. Nơi đã từng chôn nhau cắt rốn, ai cũng có cha, me, anh em, bạn bè… Nhưng giữa những mối quan hệ cuộc sống ấy, qua lăng kính của Đoàn Mạnh Phương trong Mưa ký ức thì khi đọc khiến tôi phải suy nghĩ nhiều hơn với những dấu hỏi day dứt: “Làng vẫn làng quê xưa với khát khao no đủ/Mỗi khi nhớ về làng, úa vàng câu hỏi cũ: Đêm đêm, lũ chuột chạy trong bồ còn ăn vụng giấc mơ?” (Chuyện của làng).

Công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ như biển hồ lai láng, phận làm con trả hiếu chắc không bao giờ tương xứng. Có lẽ thế cho nên qua  Mưa ký ức, Đoàn Mạnh Phương trải lòng: “Con hình dung hình cha bóng mẹ/ vẫn ấm căn nhà này/ bằng một ngày xưa rất khẽ/ Con mãi còn nợ cha, nợ mẹ/ những vô tâm đã thẫm vào trong ký ức của con… Nhớ về kỷ niệm buồn xưa/ trong con vẫn còn rơi lệ...” (Tạ lỗi).

Với người anh trai đã ra đi và yên nghỉ ngàn thu trong lòng đất: “Cha mẹ ôm ấp chở che/hồn anh trong ngày nắng tắt/giữa bao thế sự ngổn ngang/Khóc anh/không bằng nước mắt…( Ngày giỗ Anh).

Với bạn bè, thì Đoàn Mạnh Phương vẫn hồn nhiên như ngày nào một thời áo trắng, một thời đong đầy kỷ niệm tuổi học trò… khi gặp nhau đều gạt bỏ mọi chức tước, địa vị, đến với nhau bằng cái tình đồng môn: “Đầy nhau mà ngập nói /quên mình đâu còn trẻ trung/ giọt mực từ năm tháng ấy/ cười xanh lè nếp nhăn… (Gặp lại bạn học cũ).

Và trong thế sự cuộc sống, Đoàn Mạnh Phương trân trọng đặt trên trang viết của mình một tình cảm thiêng liêng đối với những người lính đã hy sinh ngay trong giờ phút giải phóng hoàn toàn đất nước… Rất cảm động khi đọc vần thơ khi anh viết về một người lính đã ngã xuống: “… Anh lặng lẽ tỏa lan tuổi thanh xuân vào đất/gửi hình hài cho cây cỏ thêm xanh/Hồn anh mãi ở lại/Sắc như là thủy tinh” (Người không có tấm ảnh).

Cuộc sống chảy vào thơ Đoàn Mạnh Phương và ngược lại để đem tới những tứ thơ ý vị… Một sinh hoạt rất đỗi đời thường như bữa ăn sáng ở vỉa hè, nhưng được chắt lọc qua tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ đã trở thành ý thơ tài hoa đem lại cho cuộc sống những sắc màu và suy tư thế sự: “Và cứ thế/quán vỉa hè mỗi sáng/cứ cộng dồn tích nợ một tôi xưa/để một tôi của bây giờ gặp lại/thành nhiều tôi trong ngách phố chuyển mùa…” (Ăn sáng vỉa hè).

Mưa ký ức được Đoàn Mạnh Phương lấy tên từ bài: Những cơn Mưa ký ức trong tập thơ có phải chăng tác giả muốn những cơn mưa ký ức để làm mát thêm ký ức xưa, dội rửa những ký ức cũ để luôn luôn mới trong “vùng nhớ” của chính tác giả và của mỗi người. Và hơn hết, phải chăng Mưa ký ức bằng những lối về, những cơn mưa tâm thế để làm sạch hơn thế sự cuộc đời đã từng vô tình làm lu mờ tình người trong cuộc sống. Tôi - Bạn - Chúng ta đều có những ký ức đẹp trong cuộc sống, cũng có những nỗi niềm riêng tư đã trải qua nhưng hơn hết chúng ta hãy trân quý ký ức để làm động lực cho cuộc sống hiện tại và Đoàn Mạnh Phương đã nói hộ điều đó: “Và lối cũ chắng khi nào nhạt nhớ/Mỗi ban mai lại hứng giọt nắng tươi/ Lòng phố cổ chẳng khi nào hẹp nhớ, đủ bao dung hết thảy mọi con người…” (Những mảnh ghép ký ức).

Đoàn Mạnh Phương sớm được biết đến bằng những giải thưởng thơ của Tuần báo Văn nghệ, tạp chí Văn nghệ Quân đội, của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Thơ anh hiện đại, mới mẻ nhưng gần gũi. Một tứ thơ đọc bằng mắt và cảm thụ bằng tim. Mặc cho những cuộc bàn cãi về thơ trình diễn hay phơi mở, Đoàn Mạnh Phương điềm tĩnh chọn cho thơ mình một sức sống riêng. Vượt lên trên tất cả những buồn vui thường nhật, thơ mãi mãi là vẻ đẹp của con người hiến tặng cho con người trong một thế giới ý nghĩa. Mưa ký ức như một lời tâm sự, một lối dẫn dụ về hoài niệm đem lại cho người đọc nỗi ám ảnh chiều sâu về những điều tốt đẹp đã qua và đang tới.

Đọc những bài thơ Mưa ký ức, tôi mát lòng theo từng giọt mưa ký ức của anh. Và cảm nhận rằng mỗi từ trong tác phẩm là một giọt mưa, mỗi câu trong bài thơ là một làn mưa và mỗi bài là một cơn mưa mà Đoàn Mạnh Phương trải lòng qua 56 bài thơ trong tác phẩm. Dẫu biết mỗi bài có ngữ cảnh khác nhau, ý thơ khác nhau… nhưng dường như đây là nỗi lòng của tác giả trước thế thái nhân tình của cuộc sống hiện hữu. Với Mưa ký ức, mỗi bài thơ là một lối về. Lối về trong những thế sự dọc ngang của thời cuộc.

Đoàn Mạnh Phương có cách nói riêng trong thơ bằng chính tạng của mình, những câu thơ được sáng tạo nên bởi từ một người thơ sống kỹ và viết kỹ... kể cả có nhiều bài thơ anh chỉ đặt tên một từ Chạm; Về; Giữa; Ngẫu; Chấm; Sau; Soi… cũng đã bật lên những tứ thơ kiệm lời mà tỏa ý, đẫm nỗi niềm thế sự.

Anh không đặt ngữ cảnh Mưa ký ức vào mưa xuân, vào cây cỏ, hoa lá hay tiết trời bốn mùa của Hà Nội để trải lòng thi phú. Ngược lại, trong những bài thơ tôi được đọc, nhà thơ Đoàn Mạnh Phương chọn một triết lý của cuộc sống hiện thực để chiêm nghiệm và qua câu chữ, qua từng tứ thơ mang nặng những thông điệp về thế thái nhân tình.

Sự quần vũ của cuộc sống với Cơm - Áo - Gạo - Tiền - Hiếu - Hỉ - Lễ -Nghĩa… tưởng chừng đơn giản, nhưng đọc Mưa ký ức của anh cảm thấy cuộc sống “Thế giới phẳng” hiện nay có nhiều góc cạnh phải suy ngẫm và ngay bài thơ đầu tiên của tập thơ tác giả đã cho thấy cuộc sống này cũng có gia vị đó thôi: “Cuộc sống mỗi ngày một vị cay/như ta từng nhấm nháp/từng ngộ độc hồn nhiên/tất cả những gì va đập/giẫy đạp khỏi mọi lo toan mà lo toan luôn mới/thẩm thấu giữa thấy, nghe, nếm ngửi/ Cuộc sống /mỗi ngày một vị cay/lớn khôn bằng cái lưỡi triết học” (Chạm).

Thế thái nhân tình của con người và con người với nhau trong cuộc sống hiện đại có dáng dấp của chủ nghĩa thực dụng nhưng tác giả không trách cứ, cũng không đay nghiến ai, mà chỉ lặng thầm tự nhủ lòng thương cho chính mình  “Thế sự cuộc sống mà!”: “Nghĩ mà thương mình thương chữ/ tình nhạt đi/ sao nước mắt mặn hơn/ Nhìn mặt nạ vô hồn/ Không vỗ tay cùng sáo rỗng…” (Thế sự).

Nỗi niềm thế sự của cuộc sống trong Mưa ký ức được Đoàn Mạnh Phương đặt vào ngữ cảnh quá khứ và hiện tại để trải lòng qua bài thơ Ngày xưa cho dù còn khốn khó từ cái ăn, cái mặc… đọc qua bài Ngày xưa có lẽ không riêng gì tác giả mà những ai đã sống trong giai đoạn ấy cũng nếm trải: Từng ăn nằm với đất trời/ từng buôn nắng buôn mưa/ Nhịp sống khít ngày /vẫn cố chuồi ra một kẽ nhớ/ (Ngày xưa).

Và hôm nay, thế sự của cuộc sống đã và hiện hữu với ta, thì sao?

“Thực tại ghép/bằng nhiều mảnh vỡ/rất nhiều những vòng quay/nháp mặt thế gian/Nhiều những hưng phấn kép…” (Ngày xưa).

Đọc 56 bài thơ trong Mưa ký ức mới thấy mỗi bài thơ có một nỗi niềm thế sự cuộc sống khác nhau. Độc đáo của Mưa ký ức là tác giả đã hình tượng hóa những câu chuyện thường nhật qua những câu từ và anh đã  hình tượng hóa bằng một tư duy của một nhà thơ coi sáng tác thơ là một lao động sáng tạo thật sự nghiêm túc.

Ai cũng có làng quê. Nơi đã từng chôn nhau cắt rốn, ai cũng có cha, me, anh em, bạn bè… Nhưng giữa những mối quan hệ cuộc sống ấy, qua lăng kính của Đoàn Mạnh Phương trong Mưa ký ức thì khi đọc khiến tôi phải suy nghĩ nhiều hơn với những dấu hỏi day dứt: “Làng vẫn làng quê xưa với khát khao no đủ/Mỗi khi nhớ về làng, úa vàng câu hỏi cũ: Đêm đêm, lũ chuột chạy trong bồ còn ăn vụng giấc mơ?” (Chuyện của làng).

Công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ như biển hồ lai láng, phận làm con trả hiếu chắc không bao giờ tương xứng. Có lẽ thế cho nên qua  Mưa ký ức, Đoàn Mạnh Phương trải lòng: “Con hình dung hình cha bóng mẹ/ vẫn ấm căn nhà này/ bằng một ngày xưa rất khẽ/ Con mãi còn nợ cha, nợ mẹ/ những vô tâm đã thẫm vào trong ký ức của con… Nhớ về kỷ niệm buồn xưa/ trong con vẫn còn rơi lệ...” (Tạ lỗi).

Với người anh trai đã ra đi và yên nghỉ ngàn thu trong lòng đất: “Cha mẹ ôm ấp chở che/hồn anh trong ngày nắng tắt/giữa bao thế sự ngổn ngang/Khóc anh/không bằng nước mắt…( Ngày giỗ Anh).

Với bạn bè, thì Đoàn Mạnh Phương vẫn hồn nhiên như ngày nào một thời áo trắng, một thời đong đầy kỷ niệm tuổi học trò… khi gặp nhau đều gạt bỏ mọi chức tước, địa vị, đến với nhau bằng cái tình đồng môn: “Đầy nhau mà ngập nói /quên mình đâu còn trẻ trung/ giọt mực từ năm tháng ấy/ cười xanh lè nếp nhăn… (Gặp lại bạn học cũ).

Và trong thế sự cuộc sống, Đoàn Mạnh Phương trân trọng đặt trên trang viết của mình một tình cảm thiêng liêng đối với những người lính đã hy sinh ngay trong giờ phút giải phóng hoàn toàn đất nước… Rất cảm động khi đọc vần thơ khi anh viết về một người lính đã ngã xuống: “… Anh lặng lẽ tỏa lan tuổi thanh xuân vào đất/gửi hình hài cho cây cỏ thêm xanh/Hồn anh mãi ở lại/Sắc như là thủy tinh” (Người không có tấm ảnh).

Cuộc sống chảy vào thơ Đoàn Mạnh Phương và ngược lại để đem tới những tứ thơ ý vị… Một sinh hoạt rất đỗi đời thường như bữa ăn sáng ở vỉa hè, nhưng được chắt lọc qua tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ đã trở thành ý thơ tài hoa đem lại cho cuộc sống những sắc màu và suy tư thế sự: “Và cứ thế/quán vỉa hè mỗi sáng/cứ cộng dồn tích nợ một tôi xưa/để một tôi của bây giờ gặp lại/thành nhiều tôi trong ngách phố chuyển mùa…” (Ăn sáng vỉa hè).

Mưa ký ức được Đoàn Mạnh Phương lấy tên từ bài: Những cơn Mưa ký ức trong tập thơ có phải chăng tác giả muốn những cơn mưa ký ức để làm mát thêm ký ức xưa, dội rửa những ký ức cũ để luôn luôn mới trong “vùng nhớ” của chính tác giả và của mỗi người. Và hơn hết, phải chăng Mưa ký ức bằng những lối về, những cơn mưa tâm thế để làm sạch hơn thế sự cuộc đời đã từng vô tình làm lu mờ tình người trong cuộc sống. Tôi - Bạn - Chúng ta đều có những ký ức đẹp trong cuộc sống, cũng có những nỗi niềm riêng tư đã trải qua nhưng hơn hết chúng ta hãy trân quý ký ức để làm động lực cho cuộc sống hiện tại và Đoàn Mạnh Phương đã nói hộ điều đó: “Và lối cũ chắng khi nào nhạt nhớ/Mỗi ban mai lại hứng giọt nắng tươi/ Lòng phố cổ chẳng khi nào hẹp nhớ, đủ bao dung hết thảy mọi con người…” (Những mảnh ghép ký ức).

Đoàn Mạnh Phương sớm được biết đến bằng những giải thưởng thơ của Tuần báo Văn nghệ, tạp chí Văn nghệ Quân đội, của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Thơ anh hiện đại, mới mẻ nhưng gần gũi. Một tứ thơ đọc bằng mắt và cảm thụ bằng tim. Mặc cho những cuộc bàn cãi về thơ trình diễn hay phơi mở, Đoàn Mạnh Phương điềm tĩnh chọn cho thơ mình một sức sống riêng. Vượt lên trên tất cả những buồn vui thường nhật, thơ mãi mãi là vẻ đẹp của con người hiến tặng cho con người trong một thế giới ý nghĩa. Mưa ký ức như một lời tâm sự, một lối dẫn dụ về hoài niệm đem lại cho người đọc nỗi ám ảnh chiều sâu về những điều tốt đẹp đã qua và đang tới.

Đọc những bài thơ Mưa ký ức, tôi mát lòng theo từng giọt mưa ký ức của anh. Và cảm nhận rằng mỗi từ trong tác phẩm là một giọt mưa, mỗi câu trong bài thơ là một làn mưa và mỗi bài là một cơn mưa mà Đoàn Mạnh Phương trải lòng qua 56 bài thơ trong tác phẩm. Dẫu biết mỗi bài có ngữ cảnh khác nhau, ý thơ khác nhau… nhưng dường như đây là nỗi lòng của tác giả trước thế thái nhân tình của cuộc sống hiện hữu. Với Mưa ký ức, mỗi bài thơ là một lối về. Lối về trong những thế sự dọc ngang của thời cuộc.

Đoàn Mạnh Phương có cách nói riêng trong thơ bằng chính tạng của mình, những câu thơ được sáng tạo nên bởi từ một người thơ sống kỹ và viết kỹ... kể cả có nhiều bài thơ anh chỉ đặt tên một từ Chạm; Về; Giữa; Ngẫu; Chấm; Sau; Soi… cũng đã bật lên những tứ thơ kiệm lời mà tỏa ý, đẫm nỗi niềm thế sự.

Anh không đặt ngữ cảnh Mưa ký ức vào mưa xuân, vào cây cỏ, hoa lá hay tiết trời bốn mùa của Hà Nội để trải lòng thi phú. Ngược lại, trong những bài thơ tôi được đọc, nhà thơ Đoàn Mạnh Phương chọn một triết lý của cuộc sống hiện thực để chiêm nghiệm và qua câu chữ, qua từng tứ thơ mang nặng những thông điệp về thế thái nhân tình.

Sự quần vũ của cuộc sống với Cơm - Áo - Gạo - Tiền - Hiếu - Hỉ - Lễ -Nghĩa… tưởng chừng đơn giản, nhưng đọc Mưa ký ức của anh cảm thấy cuộc sống “Thế giới phẳng” hiện nay có nhiều góc cạnh phải suy ngẫm và ngay bài thơ đầu tiên của tập thơ tác giả đã cho thấy cuộc sống này cũng có gia vị đó thôi: “Cuộc sống mỗi ngày một vị cay/như ta từng nhấm nháp/từng ngộ độc hồn nhiên/tất cả những gì va đập/giẫy đạp khỏi mọi lo toan mà lo toan luôn mới/thẩm thấu giữa thấy, nghe, nếm ngửi/ Cuộc sống /mỗi ngày một vị cay/lớn khôn bằng cái lưỡi triết học” (Chạm).

Thế thái nhân tình của con người và con người với nhau trong cuộc sống hiện đại có dáng dấp của chủ nghĩa thực dụng nhưng tác giả không trách cứ, cũng không đay nghiến ai, mà chỉ lặng thầm tự nhủ lòng thương cho chính mình  “Thế sự cuộc sống mà!”: “Nghĩ mà thương mình thương chữ/ tình nhạt đi/ sao nước mắt mặn hơn/ Nhìn mặt nạ vô hồn/ Không vỗ tay cùng sáo rỗng…” (Thế sự).

Nỗi niềm thế sự của cuộc sống trong Mưa ký ức được Đoàn Mạnh Phương đặt vào ngữ cảnh quá khứ và hiện tại để trải lòng qua bài thơ Ngày xưa cho dù còn khốn khó từ cái ăn, cái mặc… đọc qua bài Ngày xưa có lẽ không riêng gì tác giả mà những ai đã sống trong giai đoạn ấy cũng nếm trải: Từng ăn nằm với đất trời/ từng buôn nắng buôn mưa/ Nhịp sống khít ngày /vẫn cố chuồi ra một kẽ nhớ/ (Ngày xưa).

Và hôm nay, thế sự của cuộc sống đã và hiện hữu với ta, thì sao?

“Thực tại ghép/bằng nhiều mảnh vỡ/rất nhiều những vòng quay/nháp mặt thế gian/Nhiều những hưng phấn kép…” (Ngày xưa).

Đọc 56 bài thơ trong Mưa ký ức mới thấy mỗi bài thơ có một nỗi niềm thế sự cuộc sống khác nhau. Độc đáo của Mưa ký ức là tác giả đã hình tượng hóa những câu chuyện thường nhật qua những câu từ và anh đã  hình tượng hóa bằng một tư duy của một nhà thơ coi sáng tác thơ là một lao động sáng tạo thật sự nghiêm túc.

Ai cũng có làng quê. Nơi đã từng chôn nhau cắt rốn, ai cũng có cha, me, anh em, bạn bè… Nhưng giữa những mối quan hệ cuộc sống ấy, qua lăng kính của Đoàn Mạnh Phương trong Mưa ký ức thì khi đọc khiến tôi phải suy nghĩ nhiều hơn với những dấu hỏi day dứt: “Làng vẫn làng quê xưa với khát khao no đủ/Mỗi khi nhớ về làng, úa vàng câu hỏi cũ: Đêm đêm, lũ chuột chạy trong bồ còn ăn vụng giấc mơ?” (Chuyện của làng).

Công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ như biển hồ lai láng, phận làm con trả hiếu chắc không bao giờ tương xứng. Có lẽ thế cho nên qua  Mưa ký ức, Đoàn Mạnh Phương trải lòng: “Con hình dung hình cha bóng mẹ/ vẫn ấm căn nhà này/ bằng một ngày xưa rất khẽ/ Con mãi còn nợ cha, nợ mẹ/ những vô tâm đã thẫm vào trong ký ức của con… Nhớ về kỷ niệm buồn xưa/ trong con vẫn còn rơi lệ...” (Tạ lỗi).

Với người anh trai đã ra đi và yên nghỉ ngàn thu trong lòng đất: “Cha mẹ ôm ấp chở che/hồn anh trong ngày nắng tắt/giữa bao thế sự ngổn ngang/Khóc anh/không bằng nước mắt…( Ngày giỗ Anh).

Với bạn bè, thì Đoàn Mạnh Phương vẫn hồn nhiên như ngày nào một thời áo trắng, một thời đong đầy kỷ niệm tuổi học trò… khi gặp nhau đều gạt bỏ mọi chức tước, địa vị, đến với nhau bằng cái tình đồng môn: “Đầy nhau mà ngập nói /quên mình đâu còn trẻ trung/ giọt mực từ năm tháng ấy/ cười xanh lè nếp nhăn… (Gặp lại bạn học cũ).

Và trong thế sự cuộc sống, Đoàn Mạnh Phương trân trọng đặt trên trang viết của mình một tình cảm thiêng liêng đối với những người lính đã hy sinh ngay trong giờ phút giải phóng hoàn toàn đất nước… Rất cảm động khi đọc vần thơ khi anh viết về một người lính đã ngã xuống: “… Anh lặng lẽ tỏa lan tuổi thanh xuân vào đất/gửi hình hài cho cây cỏ thêm xanh/Hồn anh mãi ở lại/Sắc như là thủy tinh” (Người không có tấm ảnh).

Cuộc sống chảy vào thơ Đoàn Mạnh Phương và ngược lại để đem tới những tứ thơ ý vị… Một sinh hoạt rất đỗi đời thường như bữa ăn sáng ở vỉa hè, nhưng được chắt lọc qua tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ đã trở thành ý thơ tài hoa đem lại cho cuộc sống những sắc màu và suy tư thế sự: “Và cứ thế/quán vỉa hè mỗi sáng/cứ cộng dồn tích nợ một tôi xưa/để một tôi của bây giờ gặp lại/thành nhiều tôi trong ngách phố chuyển mùa…” (Ăn sáng vỉa hè).

Mưa ký ức được Đoàn Mạnh Phương lấy tên từ bài: Những cơn Mưa ký ức trong tập thơ có phải chăng tác giả muốn những cơn mưa ký ức để làm mát thêm ký ức xưa, dội rửa những ký ức cũ để luôn luôn mới trong “vùng nhớ” của chính tác giả và của mỗi người. Và hơn hết, phải chăng Mưa ký ức bằng những lối về, những cơn mưa tâm thế để làm sạch hơn thế sự cuộc đời đã từng vô tình làm lu mờ tình người trong cuộc sống. Tôi - Bạn - Chúng ta đều có những ký ức đẹp trong cuộc sống, cũng có những nỗi niềm riêng tư đã trải qua nhưng hơn hết chúng ta hãy trân quý ký ức để làm động lực cho cuộc sống hiện tại và Đoàn Mạnh Phương đã nói hộ điều đó: “Và lối cũ chắng khi nào nhạt nhớ/Mỗi ban mai lại hứng giọt nắng tươi/ Lòng phố cổ chẳng khi nào hẹp nhớ, đủ bao dung hết thảy mọi con người…” (Những mảnh ghép ký ức).

Đoàn Mạnh Phương sớm được biết đến bằng những giải thưởng thơ của Tuần báo Văn nghệ, tạp chí Văn nghệ Quân đội, của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Thơ anh hiện đại, mới mẻ nhưng gần gũi. Một tứ thơ đọc bằng mắt và cảm thụ bằng tim. Mặc cho những cuộc bàn cãi về thơ trình diễn hay phơi mở, Đoàn Mạnh Phương điềm tĩnh chọn cho thơ mình một sức sống riêng. Vượt lên trên tất cả những buồn vui thường nhật, thơ mãi mãi là vẻ đẹp của con người hiến tặng cho con người trong một thế giới ý nghĩa. Mưa ký ức như một lời tâm sự, một lối dẫn dụ về hoài niệm đem lại cho người đọc nỗi ám ảnh chiều sâu về những điều tốt đẹp đã qua và đang tới.

Đọc những bài thơ Mưa ký ức, tôi mát lòng theo từng giọt mưa ký ức của anh. Và cảm nhận rằng mỗi từ trong tác phẩm là một giọt mưa, mỗi câu trong bài thơ là một làn mưa và mỗi bài là một cơn mưa mà Đoàn Mạnh Phương trải lòng qua 56 bài thơ trong tác phẩm. Dẫu biết mỗi bài có ngữ cảnh khác nhau, ý thơ khác nhau… nhưng dường như đây là nỗi lòng của tác giả trước thế thái nhân tình của cuộc sống hiện hữu. Với Mưa ký ức, mỗi bài thơ là một lối về. Lối về trong những thế sự dọc ngang của thời cuộc.

Đoàn Mạnh Phương có cách nói riêng trong thơ bằng chính tạng của mình, những câu thơ được sáng tạo nên bởi từ một người thơ sống kỹ và viết kỹ... kể cả có nhiều bài thơ anh chỉ đặt tên một từ Chạm; Về; Giữa; Ngẫu; Chấm; Sau; Soi… cũng đã bật lên những tứ thơ kiệm lời mà tỏa ý, đẫm nỗi niềm thế sự.

Anh không đặt ngữ cảnh Mưa ký ức vào mưa xuân, vào cây cỏ, hoa lá hay tiết trời bốn mùa của Hà Nội để trải lòng thi phú. Ngược lại, trong những bài thơ tôi được đọc, nhà thơ Đoàn Mạnh Phương chọn một triết lý của cuộc sống hiện thực để chiêm nghiệm và qua câu chữ, qua từng tứ thơ mang nặng những thông điệp về thế thái nhân tình.

Sự quần vũ của cuộc sống với Cơm - Áo - Gạo - Tiền - Hiếu - Hỉ - Lễ -Nghĩa… tưởng chừng đơn giản, nhưng đọc Mưa ký ức của anh cảm thấy cuộc sống “Thế giới phẳng” hiện nay có nhiều góc cạnh phải suy ngẫm và ngay bài thơ đầu tiên của tập thơ tác giả đã cho thấy cuộc sống này cũng có gia vị đó thôi: “Cuộc sống mỗi ngày một vị cay/như ta từng nhấm nháp/từng ngộ độc hồn nhiên/tất cả những gì va đập/giẫy đạp khỏi mọi lo toan mà lo toan luôn mới/thẩm thấu giữa thấy, nghe, nếm ngửi/ Cuộc sống /mỗi ngày một vị cay/lớn khôn bằng cái lưỡi triết học” (Chạm).

Thế thái nhân tình của con người và con người với nhau trong cuộc sống hiện đại có dáng dấp của chủ nghĩa thực dụng nhưng tác giả không trách cứ, cũng không đay nghiến ai, mà chỉ lặng thầm tự nhủ lòng thương cho chính mình  “Thế sự cuộc sống mà!”: “Nghĩ mà thương mình thương chữ/ tình nhạt đi/ sao nước mắt mặn hơn/ Nhìn mặt nạ vô hồn/ Không vỗ tay cùng sáo rỗng…” (Thế sự).

Nỗi niềm thế sự của cuộc sống trong Mưa ký ức được Đoàn Mạnh Phương đặt vào ngữ cảnh quá khứ và hiện tại để trải lòng qua bài thơ Ngày xưa cho dù còn khốn khó từ cái ăn, cái mặc… đọc qua bài Ngày xưa có lẽ không riêng gì tác giả mà những ai đã sống trong giai đoạn ấy cũng nếm trải: Từng ăn nằm với đất trời/ từng buôn nắng buôn mưa/ Nhịp sống khít ngày /vẫn cố chuồi ra một kẽ nhớ/ (Ngày xưa).

Và hôm nay, thế sự của cuộc sống đã và hiện hữu với ta, thì sao?

“Thực tại ghép/bằng nhiều mảnh vỡ/rất nhiều những vòng quay/nháp mặt thế gian/Nhiều những hưng phấn kép…” (Ngày xưa).

Đọc 56 bài thơ trong Mưa ký ức mới thấy mỗi bài thơ có một nỗi niềm thế sự cuộc sống khác nhau. Độc đáo của Mưa ký ức là tác giả đã hình tượng hóa những câu chuyện thường nhật qua những câu từ và anh đã  hình tượng hóa bằng một tư duy của một nhà thơ coi sáng tác thơ là một lao động sáng tạo thật sự nghiêm túc.

Ai cũng có làng quê. Nơi đã từng chôn nhau cắt rốn, ai cũng có cha, me, anh em, bạn bè… Nhưng giữa những mối quan hệ cuộc sống ấy, qua lăng kính của Đoàn Mạnh Phương trong Mưa ký ức thì khi đọc khiến tôi phải suy nghĩ nhiều hơn với những dấu hỏi day dứt: “Làng vẫn làng quê xưa với khát khao no đủ/Mỗi khi nhớ về làng, úa vàng câu hỏi cũ: Đêm đêm, lũ chuột chạy trong bồ còn ăn vụng giấc mơ?” (Chuyện của làng).

Công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ như biển hồ lai láng, phận làm con trả hiếu chắc không bao giờ tương xứng. Có lẽ thế cho nên qua  Mưa ký ức, Đoàn Mạnh Phương trải lòng: “Con hình dung hình cha bóng mẹ/ vẫn ấm căn nhà này/ bằng một ngày xưa rất khẽ/ Con mãi còn nợ cha, nợ mẹ/ những vô tâm đã thẫm vào trong ký ức của con… Nhớ về kỷ niệm buồn xưa/ trong con vẫn còn rơi lệ...” (Tạ lỗi).

Với người anh trai đã ra đi và yên nghỉ ngàn thu trong lòng đất: “Cha mẹ ôm ấp chở che/hồn anh trong ngày nắng tắt/giữa bao thế sự ngổn ngang/Khóc anh/không bằng nước mắt…( Ngày giỗ Anh).

Với bạn bè, thì Đoàn Mạnh Phương vẫn hồn nhiên như ngày nào một thời áo trắng, một thời đong đầy kỷ niệm tuổi học trò… khi gặp nhau đều gạt bỏ mọi chức tước, địa vị, đến với nhau bằng cái tình đồng môn: “Đầy nhau mà ngập nói /quên mình đâu còn trẻ trung/ giọt mực từ năm tháng ấy/ cười xanh lè nếp nhăn… (Gặp lại bạn học cũ).

Và trong thế sự cuộc sống, Đoàn Mạnh Phương trân trọng đặt trên trang viết của mình một tình cảm thiêng liêng đối với những người lính đã hy sinh ngay trong giờ phút giải phóng hoàn toàn đất nước… Rất cảm động khi đọc vần thơ khi anh viết về một người lính đã ngã xuống: “… Anh lặng lẽ tỏa lan tuổi thanh xuân vào đất/gửi hình hài cho cây cỏ thêm xanh/Hồn anh mãi ở lại/Sắc như là thủy tinh” (Người không có tấm ảnh).

Cuộc sống chảy vào thơ Đoàn Mạnh Phương và ngược lại để đem tới những tứ thơ ý vị… Một sinh hoạt rất đỗi đời thường như bữa ăn sáng ở vỉa hè, nhưng được chắt lọc qua tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ đã trở thành ý thơ tài hoa đem lại cho cuộc sống những sắc màu và suy tư thế sự: “Và cứ thế/quán vỉa hè mỗi sáng/cứ cộng dồn tích nợ một tôi xưa/để một tôi của bây giờ gặp lại/thành nhiều tôi trong ngách phố chuyển mùa…” (Ăn sáng vỉa hè).

Mưa ký ức được Đoàn Mạnh Phương lấy tên từ bài: Những cơn Mưa ký ức trong tập thơ có phải chăng tác giả muốn những cơn mưa ký ức để làm mát thêm ký ức xưa, dội rửa những ký ức cũ để luôn luôn mới trong “vùng nhớ” của chính tác giả và của mỗi người. Và hơn hết, phải chăng Mưa ký ức bằng những lối về, những cơn mưa tâm thế để làm sạch hơn thế sự cuộc đời đã từng vô tình làm lu mờ tình người trong cuộc sống. Tôi - Bạn - Chúng ta đều có những ký ức đẹp trong cuộc sống, cũng có những nỗi niềm riêng tư đã trải qua nhưng hơn hết chúng ta hãy trân quý ký ức để làm động lực cho cuộc sống hiện tại và Đoàn Mạnh Phương đã nói hộ điều đó: “Và lối cũ chắng khi nào nhạt nhớ/Mỗi ban mai lại hứng giọt nắng tươi/ Lòng phố cổ chẳng khi nào hẹp nhớ, đủ bao dung hết thảy mọi con người…” (Những mảnh ghép ký ức).

Đoàn Mạnh Phương sớm được biết đến bằng những giải thưởng thơ của Tuần báo Văn nghệ, tạp chí Văn nghệ Quân đội, của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Thơ anh hiện đại, mới mẻ nhưng gần gũi. Một tứ thơ đọc bằng mắt và cảm thụ bằng tim. Mặc cho những cuộc bàn cãi về thơ trình diễn hay phơi mở, Đoàn Mạnh Phương điềm tĩnh chọn cho thơ mình một sức sống riêng. Vượt lên trên tất cả những buồn vui thường nhật, thơ mãi mãi là vẻ đẹp của con người hiến tặng cho con người trong một thế giới ý nghĩa. Mưa ký ức như một lời tâm sự, một lối dẫn dụ về hoài niệm đem lại cho người đọc nỗi ám ảnh chiều sâu về những điều tốt đẹp đã qua và đang tới.

Đọc những bài thơ Mưa ký ức, tôi mát lòng theo từng giọt mưa ký ức của anh. Và cảm nhận rằng mỗi từ trong tác phẩm là một giọt mưa, mỗi câu trong bài thơ là một làn mưa và mỗi bài là một cơn mưa mà Đoàn Mạnh Phương trải lòng qua 56 bài thơ trong tác phẩm. Dẫu biết mỗi bài có ngữ cảnh khác nhau, ý thơ khác nhau… nhưng dường như đây là nỗi lòng của tác giả trước thế thái nhân tình của cuộc sống hiện hữu. Với Mưa ký ức, mỗi bài thơ là một lối về. Lối về trong những thế sự dọc ngang của thời cuộc.

Đoàn Mạnh Phương có cách nói riêng trong thơ bằng chính tạng của mình, những câu thơ được sáng tạo nên bởi từ một người thơ sống kỹ và viết kỹ... kể cả có nhiều bài thơ anh chỉ đặt tên một từ Chạm; Về; Giữa; Ngẫu; Chấm; Sau; Soi… cũng đã bật lên những tứ thơ kiệm lời mà tỏa ý, đẫm nỗi niềm thế sự.

Anh không đặt ngữ cảnh Mưa ký ức vào mưa xuân, vào cây cỏ, hoa lá hay tiết trời bốn mùa của Hà Nội để trải lòng thi phú. Ngược lại, trong những bài thơ tôi được đọc, nhà thơ Đoàn Mạnh Phương chọn một triết lý của cuộc sống hiện thực để chiêm nghiệm và qua câu chữ, qua từng tứ thơ mang nặng những thông điệp về thế thái nhân tình.

Sự quần vũ của cuộc sống với Cơm - Áo - Gạo - Tiền - Hiếu - Hỉ - Lễ -Nghĩa… tưởng chừng đơn giản, nhưng đọc Mưa ký ức của anh cảm thấy cuộc sống “Thế giới phẳng” hiện nay có nhiều góc cạnh phải suy ngẫm và ngay bài thơ đầu tiên của tập thơ tác giả đã cho thấy cuộc sống này cũng có gia vị đó thôi: “Cuộc sống mỗi ngày một vị cay/như ta từng nhấm nháp/từng ngộ độc hồn nhiên/tất cả những gì va đập/giẫy đạp khỏi mọi lo toan mà lo toan luôn mới/thẩm thấu giữa thấy, nghe, nếm ngửi/ Cuộc sống /mỗi ngày một vị cay/lớn khôn bằng cái lưỡi triết học” (Chạm).

Thế thái nhân tình của con người và con người với nhau trong cuộc sống hiện đại có dáng dấp của chủ nghĩa thực dụng nhưng tác giả không trách cứ, cũng không đay nghiến ai, mà chỉ lặng thầm tự nhủ lòng thương cho chính mình  “Thế sự cuộc sống mà!”: “Nghĩ mà thương mình thương chữ/ tình nhạt đi/ sao nước mắt mặn hơn/ Nhìn mặt nạ vô hồn/ Không vỗ tay cùng sáo rỗng…” (Thế sự).

Nỗi niềm thế sự của cuộc sống trong Mưa ký ức được Đoàn Mạnh Phương đặt vào ngữ cảnh quá khứ và hiện tại để trải lòng qua bài thơ Ngày xưa cho dù còn khốn khó từ cái ăn, cái mặc… đọc qua bài Ngày xưa có lẽ không riêng gì tác giả mà những ai đã sống trong giai đoạn ấy cũng nếm trải: Từng ăn nằm với đất trời/ từng buôn nắng buôn mưa/ Nhịp sống khít ngày /vẫn cố chuồi ra một kẽ nhớ/ (Ngày xưa).

Và hôm nay, thế sự của cuộc sống đã và hiện hữu với ta, thì sao?

“Thực tại ghép/bằng nhiều mảnh vỡ/rất nhiều những vòng quay/nháp mặt thế gian/Nhiều những hưng phấn kép…” (Ngày xưa).

Đọc 56 bài thơ trong Mưa ký ức mới thấy mỗi bài thơ có một nỗi niềm thế sự cuộc sống khác nhau. Độc đáo của Mưa ký ức là tác giả đã hình tượng hóa những câu chuyện thường nhật qua những câu từ và anh đã  hình tượng hóa bằng một tư duy của một nhà thơ coi sáng tác thơ là một lao động sáng tạo thật sự nghiêm túc.

Ai cũng có làng quê. Nơi đã từng chôn nhau cắt rốn, ai cũng có cha, me, anh em, bạn bè… Nhưng giữa những mối quan hệ cuộc sống ấy, qua lăng kính của Đoàn Mạnh Phương trong Mưa ký ức thì khi đọc khiến tôi phải suy nghĩ nhiều hơn với những dấu hỏi day dứt: “Làng vẫn làng quê xưa với khát khao no đủ/Mỗi khi nhớ về làng, úa vàng câu hỏi cũ: Đêm đêm, lũ chuột chạy trong bồ còn ăn vụng giấc mơ?” (Chuyện của làng).

Công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ như biển hồ lai láng, phận làm con trả hiếu chắc không bao giờ tương xứng. Có lẽ thế cho nên qua  Mưa ký ức, Đoàn Mạnh Phương trải lòng: “Con hình dung hình cha bóng mẹ/ vẫn ấm căn nhà này/ bằng một ngày xưa rất khẽ/ Con mãi còn nợ cha, nợ mẹ/ những vô tâm đã thẫm vào trong ký ức của con… Nhớ về kỷ niệm buồn xưa/ trong con vẫn còn rơi lệ...” (Tạ lỗi).

Với người anh trai đã ra đi và yên nghỉ ngàn thu trong lòng đất: “Cha mẹ ôm ấp chở che/hồn anh trong ngày nắng tắt/giữa bao thế sự ngổn ngang/Khóc anh/không bằng nước mắt…( Ngày giỗ Anh).

Với bạn bè, thì Đoàn Mạnh Phương vẫn hồn nhiên như ngày nào một thời áo trắng, một thời đong đầy kỷ niệm tuổi học trò… khi gặp nhau đều gạt bỏ mọi chức tước, địa vị, đến với nhau bằng cái tình đồng môn: “Đầy nhau mà ngập nói /quên mình đâu còn trẻ trung/ giọt mực từ năm tháng ấy/ cười xanh lè nếp nhăn… (Gặp lại bạn học cũ).

Và trong thế sự cuộc sống, Đoàn Mạnh Phương trân trọng đặt trên trang viết của mình một tình cảm thiêng liêng đối với những người lính đã hy sinh ngay trong giờ phút giải phóng hoàn toàn đất nước… Rất cảm động khi đọc vần thơ khi anh viết về một người lính đã ngã xuống: “… Anh lặng lẽ tỏa lan tuổi thanh xuân vào đất/gửi hình hài cho cây cỏ thêm xanh/Hồn anh mãi ở lại/Sắc như là thủy tinh” (Người không có tấm ảnh).

Cuộc sống chảy vào thơ Đoàn Mạnh Phương và ngược lại để đem tới những tứ thơ ý vị… Một sinh hoạt rất đỗi đời thường như bữa ăn sáng ở vỉa hè, nhưng được chắt lọc qua tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ đã trở thành ý thơ tài hoa đem lại cho cuộc sống những sắc màu và suy tư thế sự: “Và cứ thế/quán vỉa hè mỗi sáng/cứ cộng dồn tích nợ một tôi xưa/để một tôi của bây giờ gặp lại/thành nhiều tôi trong ngách phố chuyển mùa…” (Ăn sáng vỉa hè).

Mưa ký ức được Đoàn Mạnh Phương lấy tên từ bài: Những cơn Mưa ký ức trong tập thơ có phải chăng tác giả muốn những cơn mưa ký ức để làm mát thêm ký ức xưa, dội rửa những ký ức cũ để luôn luôn mới trong “vùng nhớ” của chính tác giả và của mỗi người. Và hơn hết, phải chăng Mưa ký ức bằng những lối về, những cơn mưa tâm thế để làm sạch hơn thế sự cuộc đời đã từng vô tình làm lu mờ tình người trong cuộc sống. Tôi - Bạn - Chúng ta đều có những ký ức đẹp trong cuộc sống, cũng có những nỗi niềm riêng tư đã trải qua nhưng hơn hết chúng ta hãy trân quý ký ức để làm động lực cho cuộc sống hiện tại và Đoàn Mạnh Phương đã nói hộ điều đó: “Và lối cũ chắng khi nào nhạt nhớ/Mỗi ban mai lại hứng giọt nắng tươi/ Lòng phố cổ chẳng khi nào hẹp nhớ, đủ bao dung hết thảy mọi con người…” (Những mảnh ghép ký ức).

Đoàn Mạnh Phương sớm được biết đến bằng những giải thưởng thơ của Tuần báo Văn nghệ, tạp chí Văn nghệ Quân đội, của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Thơ anh hiện đại, mới mẻ nhưng gần gũi. Một tứ thơ đọc bằng mắt và cảm thụ bằng tim. Mặc cho những cuộc bàn cãi về thơ trình diễn hay phơi mở, Đoàn Mạnh Phương điềm tĩnh chọn cho thơ mình một sức sống riêng. Vượt lên trên tất cả những buồn vui thường nhật, thơ mãi mãi là vẻ đẹp của con người hiến tặng cho con người trong một thế giới ý nghĩa. Mưa ký ức như một lời tâm sự, một lối dẫn dụ về hoài niệm đem lại cho người đọc nỗi ám ảnh chiều sâu về những điều tốt đẹp đã qua và đang tới.