17/01/2025 lúc 02:38 (GMT+7)
Breaking News

Người nước ngoài ở Việt Nam được đối xử nhân văn và trách nhiệm

VNHN - Chăm sóc sức khỏe là quyền cơ bản của con người. Vì thế, ở Việt Nam, người ta cố gắng đem đến điều đó cho tất cả mọi người. Tất cả chi phí khám chữa bệnh Covid-19 đang được Nhà nước bảo đảm. Trong trường hợp một người nước ngoài mắc Covid-19, Chính phủ Việt Nam cũng sẽ bảo vệ bạn. Đây là điều thế giới cần biết về Việt Nam.

VNHN - Chăm sóc sức khỏe là quyền cơ bản của con người. Vì thế, ở Việt Nam, người ta cố gắng đem đến điều đó cho tất cả mọi người. Tất cả chi phí khám chữa bệnh Covid-19 đang được Nhà nước bảo đảm. Trong trường hợp một người nước ngoài mắc Covid-19, Chính phủ Việt Nam cũng sẽ bảo vệ bạn. Đây là điều thế giới cần biết về Việt Nam.

Việt Nam đang “ghi điểm” với truyền thông, các tổ chức và thế giới nhờ những biện pháp ngăn chặn hiệu quả trong phòng, chống dịch Covid-19. Không chỉ vậy, tình cảm và sự tận tụy, chu đáo của quân và dân Việt Nam với những người trong khu cách ly đang được nhiều người nước ngoài ngợi ca. Cộng đồng người nước ngoài bày tỏ tin tưởng vào Việt Nam trong cuộc chiến chống lại đại dịch toàn cầu. Marko Nokolic, nhà văn người Serbia đang sinh sống tại Việt Nam tâm sự: “Việt Nam vốn là một dân tộc chịu khó, rất kiên cường, có thể vượt qua mọi khó khăn.

Lịch sử đã chứng minh điều đó. Việt Nam đã vượt qua dịch bệnh này một lần rồi (16/16 ca điều trị khỏi ở giai đoạn 1). Và tôi chắc chắn đất nước các bạn sẽ tiếp tục vượt qua một lần nữa để đi đến chiến thắng”. Anh Aaron Johnson, một V-logger người Mỹ đang sinh sống tại Đà Nẵng đã rất ấn tượng về một đất nước và con người Việt Nam đầy lòng nhân ái, đặc biệt là trong cuộc chiến chống Covid-19. Trước tình hình dịch bệnh đang lan rộng ở nhiều nước trên thế giới, bạn bè ở Mỹ thường hỏi anh có ổn không, anh chia sẻ: “Tôi đang ở một nơi an toàn của thế giới”.

Chia sẻ trên Twitter, Johnson cho rằng, Việt Nam và Cuba là hai nước giàu nhân văn và thể hiện tinh thần trách nhiệm trong việc vượt qua khủng hoảng của đại dịch. Những dòng chia sẻ của anh nhận được hàng nghìn lượt view, lượt chia sẻ và bình luận trên Twitter. “Chăm sóc sức khỏe là quyền cơ bản của con người. Ở Việt Nam, người ta cố gắng đem đến điều đó cho tất cả mọi người. Tất cả chi phí khám chữa bệnh Covid-19 đang được Nhà nước bảo đảm. Trong trường hợp một người nước ngoài mắc Covid-19, Chính phủ Việt Nam cũng sẽ bảo vệ bạn. Đây là điều thế giới cần biết về Việt Nam”.

Khi thấy hình ảnh xe mang đồ ăn và nhu yếu phẩm tới phân phát miễn phí cho người dân tại khu phố cách ly, anh suýt bật khóc bởi hành động đầy tình người. Là người yêu chủ nghĩa xã hội, anh lại liên tưởng tới hình ảnh đoàn kết của người dân Việt Nam trong thời chiến tranh dù thiếu thốn nhưng luôn chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau. “Những hình ảnh đó thực sự có sức ảnh hưởng lớn đối với tôi”, anh tâm sự. Những ngày này, đối với nhiều người nước ngoài, trải nghiệm về Việt Nam là những ký ức rất đẹp đẽ.

29 du khách nước ngoài vui mừng khi được UBND quận Hải Châu (TP Đà Nẵng) trao chứng nhận hoàn thành thời gian cách ly hôm 22.3. Trước khi ra sân bay về nước, các du khách bày tỏ sự cảm ơn lực lượng chức năng đã tận tình giúp đỡ họ trong thời gian cách ly. Ảnh: Internet

Có những người đang sinh sống, làm việc ở Việt Nam, có người còn đang ở khu cách ly nhưng sự chăm sóc chu đáo, tận tình của đội ngũ y bác sĩ và những người chiến sĩ Việt Nam đã thực sự in sâu trong trái tim họ về hình ảnh một đất nước giàu nhân văn. “Trong khu cách ly, mọi thứ diễn ra rất bình yên. Những người chiến sĩ làm việc không biết mệt mỏi, họ hằng ngày tiến hành khử trùng các căn phòng, đo thân nhiệt cho chúng tôi và xử lý những thùng rác trong phòng. Họ sống để phục vụ đất nước và dù cho họ có phải nghe những lời cằn nhằn thế nào từ những du khách, họ vẫn rất thân thiện và tận tâm. Cho đến nay, cảm nhận của tôi giống như mình đang trải qua một kỳ nghỉ ở khu cắm trại hơn là ở khu cách ly.

Trong phòng, chúng tôi có bánh kẹo, hoa quả và nhận được hàng tiếp tế từ những người thân yêu. Rõ ràng Việt Nam đang làm hết sức mình để giữ cho người dân và người nước ngoài được an toàn”, Gavin Wheeldon, một công dân Anh bộc bạch. Gavin Wheeldon đã ở khu cách ly tại Sơn Tây, Hà Nội. Anh chia sẻ về cảm nhận của mình ở sân bay và chấp nhận vào khu cách ly để sau đó có thể gặp lại người yêu tại Việt Nam. “Đột nhiên mọi thứ trở nên rất nhân văn, chúng tôi đoán một đất nước đang làm hết sức mình để bảo vệ bản thân và đảm bảo an toàn cho người nước ngoài. Đó là bản chất rất nhân văn của người Việt Nam”.

Trở lại câu chuyện của Aaron Johnson, anh cũng tự hào chia sẻ “thành tựu của Việt Nam trong phát triển bộ xét nghiệm nhanh, quy trình điều trị và chia sẻ miễn phí với thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tham khảo Việt Nam”. Theo Johnson, việc Nhà nước xét nghiệm và chữa trị miễn phí Covid-19 đã cho thấy, dù ở một nước có mức sống chưa cao nhưng qua đó đã thể hiện tính nhân văn của hệ thống y tế Việt Nam, so với chi phí xét nghiệm lên tới 3.000 USD mà người bệnh phải tự chi trả nếu không có BHYT ở Mỹ. James Joseph Kendall năm nay 36 tuổi, là một người Mỹ đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

Những năm trở lại đây, James Joseph Kendall được biết đến là “ông Tây nhặt rác” với những hành động nhân văn, nâng cao ý thức người dân bảo vệ môi trường sống. Anh cùng bạn bè từng trực tiếp đi ủng, lội xuống mương bẩn để dọn rác thải tại khu vực phố Nguyễn Khang (Hà Nội) được cộng đồng mạng chia sẻ rộng rãi. James là trưởng nhóm Keep Hanoi Clean tới nay đã có gần 4.000 thành viên. Keep Hanoi Clean thời gian qua đã phối hợp với chính quyền tuyên truyền, vận động người dân cùng chung tay bảo vệ môi trường.

Mới đây “ông Tây dọn rác” cho rằng, hãy làm điều gì đó để bày tỏ sự biết ơn đến Việt Nam đang chiến đấu chống Covid-19. James Joseph Kendall đã chia sẻ lên trang facebook cá nhân những tình cảm ấm áp, dành sự ngưỡng mộ về công tác phòng chống dịch bệnh của Chính phủ, gửi lời tri ân và kêu gọi mọi người hãy sát cánh với các y bác sĩ đang ngày đêm chống dịch. James Joseph Kendall cũng kêu gọi mọi người nhắn tin ủng hộ cho chương trình phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam.