17/01/2025 lúc 14:18 (GMT+7)
Breaking News

Người dân Bắc Ninh với tín ngưỡng Thờ Phật

VNHN - Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của cả nước nhưng tỉnh Bắc Ninh cũng được biết đến là địa phương  đầu tiên của Việt Nam tiếp nhận Văn Hóa Phật giáo ( vào khoảng thế kỉ thứ  II - theo một số thư tịch cổ ghi lại ). Vì vậy, mà từ xa xưa người dân nơi đây đã sớm có tín ngưỡng Thờ Phật gắn liền với khoảng hơn 500 lễ hội lớn ,nhỏ diễn ra vào tất cả các mùa trong năm, tại các ngôi chùa lớn nhất của tỉnh Bắc Ninh (cũng có một số lớn nhất so với cả nước ).

VNHN - Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của cả nước nhưng tỉnh Bắc Ninh cũng được biết đến là địa phương  đầu tiên của Việt Nam tiếp nhận Văn Hóa Phật giáo ( vào khoảng thế kỉ thứ  II - theo một số thư tịch cổ ghi lại ). Vì vậy, mà từ xa xưa người dân nơi đây đã sớm có tín ngưỡng Thờ Phật gắn liền với khoảng hơn 500 lễ hội lớn ,nhỏ diễn ra vào tất cả các mùa trong năm, tại các ngôi chùa lớn nhất của tỉnh Bắc Ninh (cũng có một số lớn nhất so với cả nước ). 

Lễ hội đầu tiên là lễ hội chùa Phật Tích, tiếp nối không khí Xuân vẫn đang tràn về, vào khoảng mồng 3 đến mồng 5 âm lịch, là thời điểm khai hội Chùa Phật Tích – cũng là thời điểm bắt đầu cho các lễ hội khác diễn ra sau lễ hội này.

                                                          Ảnh : Internet
Tọa lạc trên núi Lan Kha thuộc xã Phật Tích, huyện Tiên Du, nổi tiếng với tượng Phật bằng đá lớn nhất Việt Nam, hay còn gọi là Đại Phật tượng, được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2012.
Chùa có lịch sử lâu đời, lưu giữ những nét kiến trúc cổ từ thời nhà Lý cùng các di vật như hàng tượng linh thú đá, bia đá, vườn tháp. Du khách tới trẩy hội chùa có cơ hội tìm hiểu những di tích lịch sử đặc sắc, được tham dự lễ hội Khán hoa mẫu đơn, gắn liền với câu chuyện tình cảm động “Từ Thức gặp tiên”.
Trong những ngày lễ hội, các chương trình giao lưu quan họ, biểu diễn nghệ thuật được tổ chức trên quảng trường gần Đại Phật tượng, ngoài ra còn có những trò chơi dân gian.

 Và nếu có để lỡ lễ hội chùa Phật Tích thì du khách hãy nhớ đến lễ hội chùa Bút Tháp
Chùa Bút Tháp nằm tại xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành là ngôi chùa cổ nổi tiếng với tượng Phật quan âm nghìn mắt nghìn tay bằng gỗ lớn nhất Việt Nam. Chùa được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt, và là ngôi chùa có kiến trúc cổ hoàn chỉnh nhất còn sót lại.

                                                    Ảnh : internet
Lễ hội chùa Bút Tháp là lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày 23 và 24/3 Âm lịch hàng năm với các hoạt động đậm nét văn hóa truyền thống. Lễ hội gồm hai phần, trong đó phần lễ với những hoạt động tín ngưỡng: Lễ cúng Phật, Lễ dâng hương, Lễ cúng đàn trần tế cầu phúc, Lễ cúng Tổ... được diễn ra chủ yếu trong khu nội tự.

Phần Hội bao gồm các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao như cờ tướng, bóng bàn, thi thả chim bồ câu và biểu diễn nghệ thuật chèo được diễn ra trong hai ngày. Các hoạt động này không chỉ thu hút nhân dân trong tỉnh, mà còn có sự tham gia, giao lưu của nhiều đoàn văn nghệ, thể thao các tỉnh bạn. 

Chùa Bút Tháp là một trong những di tích Phật giáo độc đáo của Đồng bằng Bắc Bộ. Việc tổ chức Lễ hội truyền thống chùa Bút Tháp đã phần nào đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân và khách thập phương.

“Dù ai đi đâu về đâu
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Tháng Tư ngày Tám thì về hội Dâu”.
Từ xưa, lễ hội chùa Dâu đã trở thành nét đẹp văn hóa đặc trưng của tỉnh Bắc Ninh, diễn ra vào 8/4 âm lịch, nhằm ôn lại truyền thống lịch sử, phong tục tập quán, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh cũng như động viên, khích lệ tinh thần nhân dân cùng nhau đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trong cộng đồng dân cư và gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa cộng đồng.

                                                     Ảnh : internet
Lễ hội chùa Dâu là một nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của người dân vùng Dâu. Nó thể hiện ước muốn tìm về cội nguồn của Phật giáo, hòa mình trong hoạt động văn hóa cộng đồng dân gian sôi động với ý nghĩa quan trọng là cầu mong mọi điều tốt lành, cầu cho mưa thuận gió hòa – một ước vọng ngàn đời của cư dân nông nghiệp.

Và việc giữ gìn, phát huy các lễ hội truyền thống tại các ngôi chùa cổ nhất, lớn nhất ở tỉnh ,luôn được các lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đặc biệt chú trọng, quan tâm : nhằm đưa Bắc Ninh không chỉ phát triển kinh tế bền vững mà còn không bị mai một đi những giá trị văn hóa có từ lâu đời.