1. Năm 2022, Tỉnh Nghệ An đã sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Công tác dân số trong tình hình mới”. Theo đó, qua 5 năm triển khai với việc ban hành nhiều chính sách, nhiều kế hoạch hành động và sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, sự ủng hộ của người dân công tác dân số Nghệ An đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt có nhiều chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra như giảm tỷ lệ sinh; giảm chênh lệch mức sinh giữa nông thôn và thành thị, miền núi và đồng bằng, chất lượng dân số được nâng cao...
2. Trong năm 2022 ngành đã tích cực, chủ động tham mưu Tỉnh ủy - HĐND - UBND và các sở, ban, ngành ban hành kịp thời nhiều văn bản chỉ đạo nhiệm vụ chuyên môn về lĩnh vực Dân số & Phát triển. Tham mưu, phối hợp với Ban chỉ đạo công tác dân số các huyện tổ chức thành công các hoạt động truyền thông sự kiện nhân các ngày kỷ niệm và gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn như: Lễ phát động triển khai Chiến dịch Truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ và nâng cao chất lượng Dân số; “Ngày Dân số Thế giới” 11/7, "Ngày tránh thai thế giới" 26/9; Ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10; Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26/12/2022.
3. Các hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên tiếp tục được quan tâm và triển khai với nhiều nội dung phong phú hấp dẫn. Đặc biệt, nhiều năm liên tục ngành đã tổ chức thành công hội thi Hội thi “Rung chuông vàng” tìm hiểu về SKSS vị thành niên, thanh niên cho học sinh THPT tạo được tính lan toả và giúp các em học sinh nâng cao được kiến thức về dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, phòng tránh xâm hại tình dục...Năm 2022, lần đầu tiên, ngành triển khai Hội thi "Là con gái để tỏa sáng" dành cho đối tượng học sinh THCS.
4. Hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tiếp tục được quan tâm. Nổi bật là tổ chức Hội thi "Phụ nữ với công tác dân số trong tình hình mới" với chủ đề "Gắn kết yêu thương - trọn niềm hạnh phúc" tại các huyện Hưng Nguyên, Quỳ Châu, Tân Kỳ và Nam Đàn. Đồng thời, đã tổ chức hàng chục cuộc nói chuyện chuyên đề về chăm sóc SKSS; buổi truyền thông, tư vấn cộng đồng CSSKSS góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc; Truyền thông về dân số và phát triển, nâng cao chất lượng dân số... cho cán bộ hội viên phụ nữ.
5. Hoạt động Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi” tiếp tục được duy trì. Trong đó, đã tổ chức cuộc thi ”Người cao tuổi Sống vui - Sống khỏe” cho hội viên hội người cao tuổi tại 4 đơn vị là Quỳnh Lưu, Kỳ Sơn, Quỳ Châu và Thị xã Thái Hòa. Bên cạnh đó, đã tổ chức gần 20 cuộc truyền thông cho hơn 5000 người cao tuổi tại tại thành phố Vinh, Con Cuông, Yên Thành về vấn đề sức khỏe cho người cao tuổi và truyền thông về già hóa dân số và phát huy vai trò người cao tuổi.
6. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn luôn được quan tâm, chú trọng, đổi mới nâng cao từ hình thức đến nội dung. Trong năm đã được tổ chức được hơn 30 cuộc tập huấn cho thành viên Ban Chỉ đạo công tác Dân số và Phát triển cấp huyện, cấp xã, cộng tác viên dân số khối, nhân viên y tế xóm, bản với hơn 5000 người tham gia.
7. Công tác cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ; tiếp thị xã hội phương tiện tránh thai được quan tâm; thực hiện tốt các đề án về nâng cao chất lượng dân số. Đây là nỗ lực của toàn ngành trong bối cảnh kinh phí Chương trình Mục tiêu Y tế - Dân số đã hết giai đoạn nhưng nhiều đơn vị đã chủ động tham mưu xin cấp nguồn kinh phí từ địa phương để tiến hành triển khai các hoạt động sớm, có hiệu quả.
8. Các hoạt động thu thập, cập nhật thông tin biến động, xử lý và quản lý hệ thống dữ liệu dân cư được củng cố, đảm bảo tính kịp thời, chuẩn xác làm cơ sở cho ngành dân số và các ban, ngành khác trong tỉnh triển khai các kế hoạch, nhiệm vụ liên quan đến tình hình dân số của tỉnh nhà trong năm 2023 và những năm tiếp theo. Toàn ngành đã đổi sổ Ghi chép ban đầu về dân số (Sổ A0) trên phạm vi toàn tỉnh, giúp cho việc thu thập thông tin được hiệu quả và khoa học.
9. Là địa phương trong cả nước đi đầu trong công tác truyền thông với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, hướng đến nhiều đối tượng. Trong đó, đã tổ chức hơn 100 buổi truyền thông tư vấn cộng đồng với nhiều nội dung khác nhau. Việc truyền thông trên mạng xã hội các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tiktok,... đã trở thành kênh thông tin, tuyên truyền nhanh chóng, hiệu quả của ngành về chính sách và các hoạt động dân số, y tế và là kênh tuyên truyền hiện đại, có khả năng tương tác, lan tỏa đến đông đảo người dân.
10. Công tác phối hợp với các đơn vị cấp tỉnh về việc tăng cường đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về công tác dân số và phát triển trong tình hình mới tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh. Qua đó, đã cùng với 12 đơn vị khác như Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh; Hội Người cao tuổi; Sở Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn ngành Y tế tổ chức thành công nhiều cuộc thi có tính lan tỏa cao và tạo được dấu ấn tốt đẹp.
Các số liệu về Dân số Nghệ An trong năm 2022:
- Dân số trung bình: 3.463 nghìn người.
- Tổng số trẻ sinh ra là: 44.330 trẻ, giảm 1.682 trẻ so với năm 2021.
- Số trẻ sinh ra là con thứ 3 trở lên: 13.056 trẻ, giảm 686 trẻ so với năm 2021.
- Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là: 29,45 %, giảm 0,41% so với năm 2021.
- Tỷ số giới tính khi sinh: 116,65 bé trai/100 bé gái sinh ra sống.
- Tỷ lệ phát triển dân số: 1%.
- Tỷ lệ thực hiện các BPTT HĐ: 65%.
Tin tưởng rằng, với những kết quả đáng trân trọng năm 2022 sẽ là nền tảng để ngành dân số Nghệ An phát huy trong năm 2023 và những năm tiếp theo.