Đến thăm gia đình của anh Hoàng Quốc Đại ở thôn 10 xã Kiến Thành huyện Đăk Rlâp, anh phấn khởi chia sẻ: Vườn cà phê của gia đình tôi hiện đã già cỗi, năng suất thấp, được vay 50 triệu đồng vốn từ chương trình Hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ NHCSXH huyện Đăk Rlâp, gia đình tôi đang chuẩn bị cây giống để tái canh lại vườn cà phê trên diện tích hiện có.
Chung niềm vui với gia đình anh Đại, anh Hồ Nhật Quang ở thôn 3 xã Kiến Thành huyện Đăk Rlâp đang phấn khởi vận chuyển phân bón và máy tưới vào rẫy cà phê, anh cho biết: Những vật liệu trên vừa được mua từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng từ chương trình Hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm của NHCSXH huyện Đăk Rlâp. Nguồn vốn này đã giúp gia đình tôi không phải lo lắng vì phải vay mượn trước rồi trả nợ khi thu hoạch với lãi suất rất cao.
Xác định vốn vay giải quyết việc làm là một trong những kênh quan trọng hỗ trợ người dân có thêm điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững, chi nhánh NHCSXH tỉnh Đăk Nông đã triển khai đầy đủ, kịp thời và công khai các chính sách liên quan đến chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng đến tất cả các điểm giao dịch xã, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh. Đồng thời, phối hợp với các ban, ngành, hội, đoàn thể từ tỉnh đến huyện, xã, phường, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhân dân tiếp cận nguồn vốn.
Đến 30.5.2022 dư nợ Đến 28/2/2022, dư nợ các chương trình tín dụng trên địa bàn tỉnh Đăk Nông đạt 3.423 tỷ đồng, trong đó dư nợ của chương trình Giải quyết việc làm của Chi nhánh đạt hơn 270 tỷ đồng với 7.379 hộ đang còn dư nợ, tăng so với năm 2021 là 60 tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 10.000 lao động.
Ông Nguyễn Tiến Hà, phó Giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh Đăk Nông cho biết: Xác định được vai trò, tầm quan trọng trong chính sách của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP nhằm phục hồi, phát triển nhanh hoạt động SXKD, Chi nhánh đang phối hợp với các Sở, ngành, địa phương, tập trung tổ chức, triển khai cho vay đảm bảo hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng thụ hưởng, công khai, minh bạch, giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác dễ dàng tiếp cận chính sách, đảm bảo tính khả thi của chính sách, sử dụng hiệu quả nguồn lực của Nhà nước. Bên cạnh đó hàng năm, chi nhánh đều xây dựng chỉ tiêu kế hoạch, chuyển tải nguồn vốn kịp thời đến với đối tượng thụ hưởng và tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn nhằm mang lại hiệu quả. Ngoài ra, chú trọng hướng dẫn ghiệp vụ cho vay và triển khai đầy đủ văn bản chỉ đạo liên quan đến chương trình cho vay giải quyết việc làm đến cấp ủy, chính quyền và các tổ chức hội, đoàn thể. Qua đó, nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc phối hợp quản lý, hướng dẫn, thẩm định đảm bảo cho vay đúng đối tượng, đúng mục đích và sử dụng hiệu quả. Từ đó, thúc đẩy việc phục hồi phát triển kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội ở địa phương./.