Bắt đầu từ cái lò xo ý nghĩ trước một đôi giày cũ (cái ngoài ta) để “vận vào” (cái trong ta) Đâm qua tim một bài học ứa tràn rồi tự trách mình Vô ơn mua một đôi giày mới. Thay một đôi giày mới với người thường là chuyện thường nhưng với nhà thơ, với Đoàn Mạnh Phương thì khác, đôi giày cũ là “đêm trước” của đôi giày mới, là bản lề hai mặt vơi đầy và trống vắng của thời gian. Với anh, vĩnh biệt quá khứ là cơn đau đẻ của sự cảm hứng về tương lai. Rung động con tim đến từ cái mới ở đôi giày hay ở câu thơ đều vây. Tâm thế dùng dằng lưỡng cảm, tấc lòng trắc ẩn đa mang sẽ là dòng chảy chủ lưu đau đáu suốt hành trình thơ và đời của thi sĩ họ Đoàn này. Có phải vì vậy mà anh đã “lập trình” cho mình một cảnh giới thơ riêng - cảnh giới Ngày rất dài?
Ngày rất dài ở đây không hẳn dài vì phép cộng những sự kiện, cũng không phải dài vì thời gian tâm lí theo sự thóc mách của tri thức thường nghiệm. Con người vốn còn sự hiểu biết khác ngoài sự hiểu biết của loại tri thức thông thường này. Hiểu biết thông thường phải qua hoạt động mò mẫm phân biệt của trí lí nên nó là sự “hiểu biết trong bóng tối”. Kênh hiểu biết khác do trực ngộ trực giác không phải qua diệu dụng trí năng nên nó là sự “hiểu biết ngoài ánh sáng”. Ngày rất dài cũng vậy, nó chính là chuỗi tư duy chuyển động/ của ánh sáng cộng vào ánh sáng. Vậy nên thông điệp mà Đoàn Mạnh Phương muốn “ám thị” cho sự đổi mới thơ qua Ngày rất dài là “thi pháp ánh sáng”. Thi pháp ánh sáng là sự sáng tạo trực khởi của chân tâm vô ngã, của thực tại tâm linh không chủ đích, không suy niệm, không thời gian. Đấy là cảnh giới vô nhiễm vô lậu không thuộc về đám đông. Để tới được cảnh giới này, nhà thơ đôi khi phải Thản nhiên như một kì quan và tự nhổ mình ra khỏi chiếc hộp rỗng của đám đông Có một thằng người trong tôi chìa tay đứng dậy / Kéo tôi ra khỏi tảng băng đêm. Phải vậy. Nhà thơ phải là ngọn lửa tự phát và độc sáng. Nếu xét trên bình diện khác của tồn tại, chẳng hạn sự phản đề cuộc sống, thì thơ là kẻ “đánh lừa”. Đánh lừa trên ba cấp độ: lừa mình, lừa người, lừa thần thánh. Ba cấp độ này tương ứng với ba cõi dục giới, sắc giới, vô sắc giới trong Phật luận. Thơ lừa mình mang cái tôi tự ngã, nhiều người làm được. Thơ lừa người có cái ta bản ngã, ít người làm được. Thơ lừa thánh thần không tôi không ta, siêu ngã, hiếm người làm được. Tất nhiên khi phủ được sóng ở tầng này, thơ ấy đã đạt quyền năng “đánh lừa trọn gói”. Nằm trong vùng sóng thi hứng cục bộ của cái tôi ý thức, người ta thường ú ớ ám thị những kí hiệu biểu đạt cũ mòn, phiến diện trên bề mặt cảm xúc, nơi đầu lưỡi căn thức và say sưa diễn hóa một văn bản mang hình thức thơ. Loại văn bản này kì thực là “cái giống thơ”, nhất quyết không phải thơ. Khi bước qua tình trạng này, cảm biến sáng tạo và cảm quan thẫm mĩ sẽ chiết dòng chiêu cảm theo hai hướng nội ngoại đồng qui. Hướng nội sẽ đi sâu vào tàng thức, vào kho chứa kí ức, vào thế giới vi quan vi tế đánh thức và giải tỏa các quan năng phàm tục vốn bị đời sống ý thức đè nén. Hướng ngoại sẽ mở mang biên độ dao động đồng điệu đồng cảm với thế giới ngôn từ xao xuyến, với chân trời cấu trúc trầm mặc để dung hợp với hướng nội sinh thành tác phẩm thơ. Thơ Đoàn Mạnh Phương đang online giao diện của nó ở cấp độ này. Nhà thơ luôn hiện hữu trong sự tỉnh thức để chứng nghiệm thực tại, để thụ cảm cái khoảnh khắc bao la kì diệu của cuộc sống tại đây, ngay bây giờ. Có như vậy mới trực thị được thực tại một cách tinh tế Chiều rất tĩnh / Chỉ một mình ta động. Chỉ một mình ta động là “sự thấy” bằng ánh sáng tâm linh hoặc là sự hiểu biết ngoài ánh sáng. Lục Tổ Huệ Năng khi còn phải lánh nạn đi qua một ngôi chùa thấy hai thầy tăng đang tranh cãi trước lá cờ phướn vờn gió. Người này nói “gió động”. Người kia bảo “phướn động”. Chẳng ai chịu ai. Lục Tổ tiến vào “Không phải gió động, không phải phướn động, chính tâm các ngươi động”. Hai thầy tăng bừng tỉnh. Nhận thấy mình động giữa một thế giới vốn động hơn nhiều mà lại rất tĩnh thì quả là cái nhìn của một mống tha nhân “ranh mảnh” đang trở về bản lai diện mục. Với tâm thế đó, Đoàn Mạnh Phương chắc không muốn thơ dừng lại cấp độ người tới ngươi. Anh đã phát tín hiệu thơ vào cõi u linh.
ngày ngày ngửa mặt
trên tất thảy mọi hoang vu xanh xám ẩm buồn
Để rồi Khước từ /mọi trống rỗng / Đập cánh bay / vào khoảng trời đủ rộng. Con người vốn cùng một trình độ chung trong cái khung hữu hạn giống loài. Cũng như loài vật, trong cái khung của chúng, dù có con nào khôn đến mấy cũng không thể là người. Thật bi hài cho con người khi chưa biết rõ ta là ai ? từ đâu đến? đi về đâu? Mà đã vọng ngóng “vượt khung”, đã dám mơ mình thành sinh mệnh khác cao hơn. Câu hỏi hàm nghĩa phản tỉnh tầm lịch sử ấy đến lượt Đoàn Mạnh Phương thì rốt ráo hơn Lý do có mặt trên đời? Vì sao được gọi là người? Những ngữ thoại mang chiều kích “công án thiền” chỉ được liễu nghĩa khi mọi Va đập giữa những thỏa hiệp/ tả tơi sự nguyên vẹn rồi Tự ghép lại mình. Và nhà thơ đã thấy gì trong “quả táo ảo” cảm giác rơi vào “cái lưỡi thực” vị giác mà Không nhẹ hơn tiếng vỗ một bàn tay? Tiếng vỗ một bàn tay cũng là “công án” không thể biết bằng sự biết của lí trí, của tư duy lượng đoán. Nó thuộc hệ trực ngộ, hệ hiểu thơ ở cấp độ thứ ba, cấp độ ngoài ánh sáng. Người sáng tạo trong cảnh giới này đã rơi vào trạng thái không trọng lượng, không bản ngã. Nó hòa nhập vào vũ trụ vô biên theo nguyên lý “Vạn vật đồng nhất thể”. Thơ ở đây có thể được truyền tải dưới dạng băng tần hấp dẫn năng lượng sóng. Nó có khả năng tiến nhập vào các không gian tồn tại những linh thể thiêng liêng diệu hữu. Những câu thơ, tứ thơ, hồn thơ cận cánh tâm linh của thi sĩ Đoàn Mạnh Phương đã đến, đã làm rúng động miền vô sắc giới của thánh thần. Điều này chỉ chủ thể của nó biết được trong một trạng thái “đồng lõa” bất sai biệt giữa các mối tương quan, tương thuộc. Nó giống như điều các thiền sư thường nói “Ai uống nước người ấy biết nóng lạnh”. Biết ở đây có nghĩa là “chứng” (hoặc chứng ngộ) và sự chứng ấy không nói ra, không kể lại được. Lại có trường hợp “chứng” rồi mà chủ thể không nhớ, không biết bởi lối nhớ lối biết ấy ở trí bờ bên này mà cái vừa chứng đó lại thuộc trí bờ bên kia. Nó giống như quan hệ “độc lập” giữa ý thức và vô thức vậy. Hiểu biết ngoài ánh sáng là đặc trưng, là thuộc tính của chứng ngộ và ngộ cũng có cao thấp. Có loại ngộ từ từ, từng phần, ngộ đến đâu biết đến đó (tiệm ngộ). Có loại ngộ bùng nổ, triệt để (đốn ngộ), tức thì sự biết có thể đạt tới “nhất thiết trí”. Trong thế giới ta bà này, chủ thể sáng tạo văn học nghệ thuật, tùy thang bậc căn cơ, duyên nghiệp từng người với “đối tác tâm linh” mà “đắc quả” ít nhiều cho tác phẩm. Những cái “được” bất ngờ khó lí giải họ đều nghĩ do trời cho, hoặc do xuất thần hay do từ vô thức. Cũng vậy, thơ Đoàn Mạnh Phương có bài “tuyệt bút”, có câu “cú tự”, có từ “nhãn tự” nhưng trong đó, sẽ có phần tác giả thấy mồn một, có phần tác giả hiểu mơ hồ. Chính nhờ sự mơ hồ đó mà thơ mới có “kẻ hở”, có cơ hội vượt ra khỏi tầm giới hạn giống loài - của - tác - giả - con - người để “đánh đu” với cõi cao xanh rồi trở lại “cứu chuộc” con người.
Thơ Đoàn Mạnh Phương nếu định danh theo phương pháp “phê bình văn bản” thì đó là thơ hiện đại. Song, nhờ sự phong phú về dạng thức, về tính biểu đạt nên có trang trập trùng ấn tượng “Thơ ngôn ngữ”, lại có trang nối kết gập ghềnh tựa hồ “Tân hình thức”. Hệ thống ngôn ngữ ý tượng làm giàu tính hàm ẩn kết hợp hệ thống ngôn ngữ suy luận gia tăng sự liên tưởng làm cho thơ Phương “đa mang”… mà “đơn phương” một cõi. Cõi ấy mang mang bàng bạc bóng thiền “Voi không dạo chơi trên lối mòn thỏ chạy”. - (Chứng đạo ca, Thiền sư Huyền Giác).
Tinh thần ấy đã đem tới một năng lượng sóng đủ mạnh để làm nên một Nhà thơ đúng nghĩa.
Bắt đầu từ cái lò xo ý nghĩ trước một đôi giày cũ (cái ngoài ta) để “vận vào” (cái trong ta) Đâm qua tim một bài học ứa tràn rồi tự trách mình Vô ơn mua một đôi giày mới. Thay một đôi giày mới với người thường là chuyện thường nhưng với nhà thơ, với Đoàn Mạnh Phương thì khác, đôi giày cũ là “đêm trước” của đôi giày mới, là bản lề hai mặt vơi đầy và trống vắng của thời gian. Với anh, vĩnh biệt quá khứ là cơn đau đẻ của sự cảm hứng về tương lai. Rung động con tim đến từ cái mới ở đôi giày hay ở câu thơ đều vây. Tâm thế dùng dằng lưỡng cảm, tấc lòng trắc ẩn đa mang sẽ là dòng chảy chủ lưu đau đáu suốt hành trình thơ và đời của thi sĩ họ Đoàn này. Có phải vì vậy mà anh đã “lập trình” cho mình một cảnh giới thơ riêng - cảnh giới Ngày rất dài?
Ngày rất dài ở đây không hẳn dài vì phép cộng những sự kiện, cũng không phải dài vì thời gian tâm lí theo sự thóc mách của tri thức thường nghiệm. Con người vốn còn sự hiểu biết khác ngoài sự hiểu biết của loại tri thức thông thường này. Hiểu biết thông thường phải qua hoạt động mò mẫm phân biệt của trí lí nên nó là sự “hiểu biết trong bóng tối”. Kênh hiểu biết khác do trực ngộ trực giác không phải qua diệu dụng trí năng nên nó là sự “hiểu biết ngoài ánh sáng”. Ngày rất dài cũng vậy, nó chính là chuỗi tư duy chuyển động/ của ánh sáng cộng vào ánh sáng. Vậy nên thông điệp mà Đoàn Mạnh Phương muốn “ám thị” cho sự đổi mới thơ qua Ngày rất dài là “thi pháp ánh sáng”. Thi pháp ánh sáng là sự sáng tạo trực khởi của chân tâm vô ngã, của thực tại tâm linh không chủ đích, không suy niệm, không thời gian. Đấy là cảnh giới vô nhiễm vô lậu không thuộc về đám đông. Để tới được cảnh giới này, nhà thơ đôi khi phải Thản nhiên như một kì quan và tự nhổ mình ra khỏi chiếc hộp rỗng của đám đông Có một thằng người trong tôi chìa tay đứng dậy / Kéo tôi ra khỏi tảng băng đêm. Phải vậy. Nhà thơ phải là ngọn lửa tự phát và độc sáng. Nếu xét trên bình diện khác của tồn tại, chẳng hạn sự phản đề cuộc sống, thì thơ là kẻ “đánh lừa”. Đánh lừa trên ba cấp độ: lừa mình, lừa người, lừa thần thánh. Ba cấp độ này tương ứng với ba cõi dục giới, sắc giới, vô sắc giới trong Phật luận. Thơ lừa mình mang cái tôi tự ngã, nhiều người làm được. Thơ lừa người có cái ta bản ngã, ít người làm được. Thơ lừa thánh thần không tôi không ta, siêu ngã, hiếm người làm được. Tất nhiên khi phủ được sóng ở tầng này, thơ ấy đã đạt quyền năng “đánh lừa trọn gói”. Nằm trong vùng sóng thi hứng cục bộ của cái tôi ý thức, người ta thường ú ớ ám thị những kí hiệu biểu đạt cũ mòn, phiến diện trên bề mặt cảm xúc, nơi đầu lưỡi căn thức và say sưa diễn hóa một văn bản mang hình thức thơ. Loại văn bản này kì thực là “cái giống thơ”, nhất quyết không phải thơ. Khi bước qua tình trạng này, cảm biến sáng tạo và cảm quan thẫm mĩ sẽ chiết dòng chiêu cảm theo hai hướng nội ngoại đồng qui. Hướng nội sẽ đi sâu vào tàng thức, vào kho chứa kí ức, vào thế giới vi quan vi tế đánh thức và giải tỏa các quan năng phàm tục vốn bị đời sống ý thức đè nén. Hướng ngoại sẽ mở mang biên độ dao động đồng điệu đồng cảm với thế giới ngôn từ xao xuyến, với chân trời cấu trúc trầm mặc để dung hợp với hướng nội sinh thành tác phẩm thơ. Thơ Đoàn Mạnh Phương đang online giao diện của nó ở cấp độ này. Nhà thơ luôn hiện hữu trong sự tỉnh thức để chứng nghiệm thực tại, để thụ cảm cái khoảnh khắc bao la kì diệu của cuộc sống tại đây, ngay bây giờ. Có như vậy mới trực thị được thực tại một cách tinh tế Chiều rất tĩnh / Chỉ một mình ta động. Chỉ một mình ta động là “sự thấy” bằng ánh sáng tâm linh hoặc là sự hiểu biết ngoài ánh sáng. Lục Tổ Huệ Năng khi còn phải lánh nạn đi qua một ngôi chùa thấy hai thầy tăng đang tranh cãi trước lá cờ phướn vờn gió. Người này nói “gió động”. Người kia bảo “phướn động”. Chẳng ai chịu ai. Lục Tổ tiến vào “Không phải gió động, không phải phướn động, chính tâm các ngươi động”. Hai thầy tăng bừng tỉnh. Nhận thấy mình động giữa một thế giới vốn động hơn nhiều mà lại rất tĩnh thì quả là cái nhìn của một mống tha nhân “ranh mảnh” đang trở về bản lai diện mục. Với tâm thế đó, Đoàn Mạnh Phương chắc không muốn thơ dừng lại cấp độ người tới ngươi. Anh đã phát tín hiệu thơ vào cõi u linh.
ngày ngày ngửa mặt
trên tất thảy mọi hoang vu xanh xám ẩm buồn
Để rồi Khước từ /mọi trống rỗng / Đập cánh bay / vào khoảng trời đủ rộng. Con người vốn cùng một trình độ chung trong cái khung hữu hạn giống loài. Cũng như loài vật, trong cái khung của chúng, dù có con nào khôn đến mấy cũng không thể là người. Thật bi hài cho con người khi chưa biết rõ ta là ai ? từ đâu đến? đi về đâu? Mà đã vọng ngóng “vượt khung”, đã dám mơ mình thành sinh mệnh khác cao hơn. Câu hỏi hàm nghĩa phản tỉnh tầm lịch sử ấy đến lượt Đoàn Mạnh Phương thì rốt ráo hơn Lý do có mặt trên đời? Vì sao được gọi là người? Những ngữ thoại mang chiều kích “công án thiền” chỉ được liễu nghĩa khi mọi Va đập giữa những thỏa hiệp/ tả tơi sự nguyên vẹn rồi Tự ghép lại mình. Và nhà thơ đã thấy gì trong “quả táo ảo” cảm giác rơi vào “cái lưỡi thực” vị giác mà Không nhẹ hơn tiếng vỗ một bàn tay? Tiếng vỗ một bàn tay cũng là “công án” không thể biết bằng sự biết của lí trí, của tư duy lượng đoán. Nó thuộc hệ trực ngộ, hệ hiểu thơ ở cấp độ thứ ba, cấp độ ngoài ánh sáng. Người sáng tạo trong cảnh giới này đã rơi vào trạng thái không trọng lượng, không bản ngã. Nó hòa nhập vào vũ trụ vô biên theo nguyên lý “Vạn vật đồng nhất thể”. Thơ ở đây có thể được truyền tải dưới dạng băng tần hấp dẫn năng lượng sóng. Nó có khả năng tiến nhập vào các không gian tồn tại những linh thể thiêng liêng diệu hữu. Những câu thơ, tứ thơ, hồn thơ cận cánh tâm linh của thi sĩ Đoàn Mạnh Phương đã đến, đã làm rúng động miền vô sắc giới của thánh thần. Điều này chỉ chủ thể của nó biết được trong một trạng thái “đồng lõa” bất sai biệt giữa các mối tương quan, tương thuộc. Nó giống như điều các thiền sư thường nói “Ai uống nước người ấy biết nóng lạnh”. Biết ở đây có nghĩa là “chứng” (hoặc chứng ngộ) và sự chứng ấy không nói ra, không kể lại được. Lại có trường hợp “chứng” rồi mà chủ thể không nhớ, không biết bởi lối nhớ lối biết ấy ở trí bờ bên này mà cái vừa chứng đó lại thuộc trí bờ bên kia. Nó giống như quan hệ “độc lập” giữa ý thức và vô thức vậy. Hiểu biết ngoài ánh sáng là đặc trưng, là thuộc tính của chứng ngộ và ngộ cũng có cao thấp. Có loại ngộ từ từ, từng phần, ngộ đến đâu biết đến đó (tiệm ngộ). Có loại ngộ bùng nổ, triệt để (đốn ngộ), tức thì sự biết có thể đạt tới “nhất thiết trí”. Trong thế giới ta bà này, chủ thể sáng tạo văn học nghệ thuật, tùy thang bậc căn cơ, duyên nghiệp từng người với “đối tác tâm linh” mà “đắc quả” ít nhiều cho tác phẩm. Những cái “được” bất ngờ khó lí giải họ đều nghĩ do trời cho, hoặc do xuất thần hay do từ vô thức. Cũng vậy, thơ Đoàn Mạnh Phương có bài “tuyệt bút”, có câu “cú tự”, có từ “nhãn tự” nhưng trong đó, sẽ có phần tác giả thấy mồn một, có phần tác giả hiểu mơ hồ. Chính nhờ sự mơ hồ đó mà thơ mới có “kẻ hở”, có cơ hội vượt ra khỏi tầm giới hạn giống loài - của - tác - giả - con - người để “đánh đu” với cõi cao xanh rồi trở lại “cứu chuộc” con người.
Thơ Đoàn Mạnh Phương nếu định danh theo phương pháp “phê bình văn bản” thì đó là thơ hiện đại. Song, nhờ sự phong phú về dạng thức, về tính biểu đạt nên có trang trập trùng ấn tượng “Thơ ngôn ngữ”, lại có trang nối kết gập ghềnh tựa hồ “Tân hình thức”. Hệ thống ngôn ngữ ý tượng làm giàu tính hàm ẩn kết hợp hệ thống ngôn ngữ suy luận gia tăng sự liên tưởng làm cho thơ Phương “đa mang”… mà “đơn phương” một cõi. Cõi ấy mang mang bàng bạc bóng thiền “Voi không dạo chơi trên lối mòn thỏ chạy”. - (Chứng đạo ca, Thiền sư Huyền Giác).
Tinh thần ấy đã đem tới một năng lượng sóng đủ mạnh để làm nên một Nhà thơ đúng nghĩa.
Bắt đầu từ cái lò xo ý nghĩ trước một đôi giày cũ (cái ngoài ta) để “vận vào” (cái trong ta) Đâm qua tim một bài học ứa tràn rồi tự trách mình Vô ơn mua một đôi giày mới. Thay một đôi giày mới với người thường là chuyện thường nhưng với nhà thơ, với Đoàn Mạnh Phương thì khác, đôi giày cũ là “đêm trước” của đôi giày mới, là bản lề hai mặt vơi đầy và trống vắng của thời gian. Với anh, vĩnh biệt quá khứ là cơn đau đẻ của sự cảm hứng về tương lai. Rung động con tim đến từ cái mới ở đôi giày hay ở câu thơ đều vây. Tâm thế dùng dằng lưỡng cảm, tấc lòng trắc ẩn đa mang sẽ là dòng chảy chủ lưu đau đáu suốt hành trình thơ và đời của thi sĩ họ Đoàn này. Có phải vì vậy mà anh đã “lập trình” cho mình một cảnh giới thơ riêng - cảnh giới Ngày rất dài?
Ngày rất dài ở đây không hẳn dài vì phép cộng những sự kiện, cũng không phải dài vì thời gian tâm lí theo sự thóc mách của tri thức thường nghiệm. Con người vốn còn sự hiểu biết khác ngoài sự hiểu biết của loại tri thức thông thường này. Hiểu biết thông thường phải qua hoạt động mò mẫm phân biệt của trí lí nên nó là sự “hiểu biết trong bóng tối”. Kênh hiểu biết khác do trực ngộ trực giác không phải qua diệu dụng trí năng nên nó là sự “hiểu biết ngoài ánh sáng”. Ngày rất dài cũng vậy, nó chính là chuỗi tư duy chuyển động/ của ánh sáng cộng vào ánh sáng. Vậy nên thông điệp mà Đoàn Mạnh Phương muốn “ám thị” cho sự đổi mới thơ qua Ngày rất dài là “thi pháp ánh sáng”. Thi pháp ánh sáng là sự sáng tạo trực khởi của chân tâm vô ngã, của thực tại tâm linh không chủ đích, không suy niệm, không thời gian. Đấy là cảnh giới vô nhiễm vô lậu không thuộc về đám đông. Để tới được cảnh giới này, nhà thơ đôi khi phải Thản nhiên như một kì quan và tự nhổ mình ra khỏi chiếc hộp rỗng của đám đông Có một thằng người trong tôi chìa tay đứng dậy / Kéo tôi ra khỏi tảng băng đêm. Phải vậy. Nhà thơ phải là ngọn lửa tự phát và độc sáng. Nếu xét trên bình diện khác của tồn tại, chẳng hạn sự phản đề cuộc sống, thì thơ là kẻ “đánh lừa”. Đánh lừa trên ba cấp độ: lừa mình, lừa người, lừa thần thánh. Ba cấp độ này tương ứng với ba cõi dục giới, sắc giới, vô sắc giới trong Phật luận. Thơ lừa mình mang cái tôi tự ngã, nhiều người làm được. Thơ lừa người có cái ta bản ngã, ít người làm được. Thơ lừa thánh thần không tôi không ta, siêu ngã, hiếm người làm được. Tất nhiên khi phủ được sóng ở tầng này, thơ ấy đã đạt quyền năng “đánh lừa trọn gói”. Nằm trong vùng sóng thi hứng cục bộ của cái tôi ý thức, người ta thường ú ớ ám thị những kí hiệu biểu đạt cũ mòn, phiến diện trên bề mặt cảm xúc, nơi đầu lưỡi căn thức và say sưa diễn hóa một văn bản mang hình thức thơ. Loại văn bản này kì thực là “cái giống thơ”, nhất quyết không phải thơ. Khi bước qua tình trạng này, cảm biến sáng tạo và cảm quan thẫm mĩ sẽ chiết dòng chiêu cảm theo hai hướng nội ngoại đồng qui. Hướng nội sẽ đi sâu vào tàng thức, vào kho chứa kí ức, vào thế giới vi quan vi tế đánh thức và giải tỏa các quan năng phàm tục vốn bị đời sống ý thức đè nén. Hướng ngoại sẽ mở mang biên độ dao động đồng điệu đồng cảm với thế giới ngôn từ xao xuyến, với chân trời cấu trúc trầm mặc để dung hợp với hướng nội sinh thành tác phẩm thơ. Thơ Đoàn Mạnh Phương đang online giao diện của nó ở cấp độ này. Nhà thơ luôn hiện hữu trong sự tỉnh thức để chứng nghiệm thực tại, để thụ cảm cái khoảnh khắc bao la kì diệu của cuộc sống tại đây, ngay bây giờ. Có như vậy mới trực thị được thực tại một cách tinh tế Chiều rất tĩnh / Chỉ một mình ta động. Chỉ một mình ta động là “sự thấy” bằng ánh sáng tâm linh hoặc là sự hiểu biết ngoài ánh sáng. Lục Tổ Huệ Năng khi còn phải lánh nạn đi qua một ngôi chùa thấy hai thầy tăng đang tranh cãi trước lá cờ phướn vờn gió. Người này nói “gió động”. Người kia bảo “phướn động”. Chẳng ai chịu ai. Lục Tổ tiến vào “Không phải gió động, không phải phướn động, chính tâm các ngươi động”. Hai thầy tăng bừng tỉnh. Nhận thấy mình động giữa một thế giới vốn động hơn nhiều mà lại rất tĩnh thì quả là cái nhìn của một mống tha nhân “ranh mảnh” đang trở về bản lai diện mục. Với tâm thế đó, Đoàn Mạnh Phương chắc không muốn thơ dừng lại cấp độ người tới ngươi. Anh đã phát tín hiệu thơ vào cõi u linh.
ngày ngày ngửa mặt
trên tất thảy mọi hoang vu xanh xám ẩm buồn
Để rồi Khước từ /mọi trống rỗng / Đập cánh bay / vào khoảng trời đủ rộng. Con người vốn cùng một trình độ chung trong cái khung hữu hạn giống loài. Cũng như loài vật, trong cái khung của chúng, dù có con nào khôn đến mấy cũng không thể là người. Thật bi hài cho con người khi chưa biết rõ ta là ai ? từ đâu đến? đi về đâu? Mà đã vọng ngóng “vượt khung”, đã dám mơ mình thành sinh mệnh khác cao hơn. Câu hỏi hàm nghĩa phản tỉnh tầm lịch sử ấy đến lượt Đoàn Mạnh Phương thì rốt ráo hơn Lý do có mặt trên đời? Vì sao được gọi là người? Những ngữ thoại mang chiều kích “công án thiền” chỉ được liễu nghĩa khi mọi Va đập giữa những thỏa hiệp/ tả tơi sự nguyên vẹn rồi Tự ghép lại mình. Và nhà thơ đã thấy gì trong “quả táo ảo” cảm giác rơi vào “cái lưỡi thực” vị giác mà Không nhẹ hơn tiếng vỗ một bàn tay? Tiếng vỗ một bàn tay cũng là “công án” không thể biết bằng sự biết của lí trí, của tư duy lượng đoán. Nó thuộc hệ trực ngộ, hệ hiểu thơ ở cấp độ thứ ba, cấp độ ngoài ánh sáng. Người sáng tạo trong cảnh giới này đã rơi vào trạng thái không trọng lượng, không bản ngã. Nó hòa nhập vào vũ trụ vô biên theo nguyên lý “Vạn vật đồng nhất thể”. Thơ ở đây có thể được truyền tải dưới dạng băng tần hấp dẫn năng lượng sóng. Nó có khả năng tiến nhập vào các không gian tồn tại những linh thể thiêng liêng diệu hữu. Những câu thơ, tứ thơ, hồn thơ cận cánh tâm linh của thi sĩ Đoàn Mạnh Phương đã đến, đã làm rúng động miền vô sắc giới của thánh thần. Điều này chỉ chủ thể của nó biết được trong một trạng thái “đồng lõa” bất sai biệt giữa các mối tương quan, tương thuộc. Nó giống như điều các thiền sư thường nói “Ai uống nước người ấy biết nóng lạnh”. Biết ở đây có nghĩa là “chứng” (hoặc chứng ngộ) và sự chứng ấy không nói ra, không kể lại được. Lại có trường hợp “chứng” rồi mà chủ thể không nhớ, không biết bởi lối nhớ lối biết ấy ở trí bờ bên này mà cái vừa chứng đó lại thuộc trí bờ bên kia. Nó giống như quan hệ “độc lập” giữa ý thức và vô thức vậy. Hiểu biết ngoài ánh sáng là đặc trưng, là thuộc tính của chứng ngộ và ngộ cũng có cao thấp. Có loại ngộ từ từ, từng phần, ngộ đến đâu biết đến đó (tiệm ngộ). Có loại ngộ bùng nổ, triệt để (đốn ngộ), tức thì sự biết có thể đạt tới “nhất thiết trí”. Trong thế giới ta bà này, chủ thể sáng tạo văn học nghệ thuật, tùy thang bậc căn cơ, duyên nghiệp từng người với “đối tác tâm linh” mà “đắc quả” ít nhiều cho tác phẩm. Những cái “được” bất ngờ khó lí giải họ đều nghĩ do trời cho, hoặc do xuất thần hay do từ vô thức. Cũng vậy, thơ Đoàn Mạnh Phương có bài “tuyệt bút”, có câu “cú tự”, có từ “nhãn tự” nhưng trong đó, sẽ có phần tác giả thấy mồn một, có phần tác giả hiểu mơ hồ. Chính nhờ sự mơ hồ đó mà thơ mới có “kẻ hở”, có cơ hội vượt ra khỏi tầm giới hạn giống loài - của - tác - giả - con - người để “đánh đu” với cõi cao xanh rồi trở lại “cứu chuộc” con người.
Thơ Đoàn Mạnh Phương nếu định danh theo phương pháp “phê bình văn bản” thì đó là thơ hiện đại. Song, nhờ sự phong phú về dạng thức, về tính biểu đạt nên có trang trập trùng ấn tượng “Thơ ngôn ngữ”, lại có trang nối kết gập ghềnh tựa hồ “Tân hình thức”. Hệ thống ngôn ngữ ý tượng làm giàu tính hàm ẩn kết hợp hệ thống ngôn ngữ suy luận gia tăng sự liên tưởng làm cho thơ Phương “đa mang”… mà “đơn phương” một cõi. Cõi ấy mang mang bàng bạc bóng thiền “Voi không dạo chơi trên lối mòn thỏ chạy”. - (Chứng đạo ca, Thiền sư Huyền Giác).
Tinh thần ấy đã đem tới một năng lượng sóng đủ mạnh để làm nên một Nhà thơ đúng nghĩa.
Nhà thơ NguyỄn KhẮc ThẠch
Nguyên Ủy viên Hội đồng Thơ Hội Nhà văn Việt Nam
Nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương