VNHN – Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Nậm Pì nằm trên địa bàn huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu. Thấp thoáng đâu đó bóng dáng ngôi trường xa xôi còn thiếu thốn nhiều cơ sở vật chất và nhiều điều kiện cho việc dạy và học, thế nhưng nhiều thế hệ dạy và học của nhà trường đã và đang phấn đấu vươn mình không ngừng để đổi mới, để hội nhập giáo dục, chắp cánh ước mơ bao thế hệ học trò nơi vùng biên đầu sóng.
Ngôi trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Nậm Pì - nơi gắn bó của bao thế hệ thầy và trò nơi vùng cao
Nỗ lực và đoàn kết đưa ngành giáo dục huyện thành điểm sáng nơi vùng cao
Thuộc địa bàn của huyện Nậm nhùn, là một huyện biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc với địa bàn rộng, có nhiều núi cao, trung bình khoảng 1.000m so với mực nước biển, giao thông đi lại khó khăn, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa với đa số là đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó có nhiều xã còn gặp nhiều khó khăn. Trước những khó khăn địa giới, biết bao thế hệ thầy và trò Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Nậm Pì (nhà trường) đã vượt khó vươn lên ươm mầm cho nhiều ước mơ học đường nơi vùng cao.
Đại hội cháu ngoan Bác Hồ 2019 - Một trong những hoạt động ngành giáo dục huyện được tổ chức thời gian qua
Có thể thấy, trong năm học vừa qua ngành Giáo dục và Đào tạo huyện đã đạt được những thành quả đáng mong đợi. Không chỉ thực hiện theo kế hoạch đã đặt ra, Phòng giáo dục huyện đã chỉ đạo các trường trên địa bàn thực hiện tốt công tác chỉnh trang khuôn viên trường lớp, chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học.
Để có được những kết quả thực tế, được sự quyết tâm chỉ đạo của lãnh đạo Phòng giáo dục huyện đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động, huy động học sinh trong độ tuổi ở các cấp học đến lớp. Công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp đảm bảo theo chỉ tiêu kế hoạch năm học. Phối hợp với các ngành liên quan thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước dành cho giáo viên và học sinh, duy trì hiệu quả mô hình trường bán trú.
Khẳng định kết quả đạt được qua sự đoàn kết với những nỗ lực và cố gắng của Trưởng phòng Giáo dục cùng toàn thể cán bộ, nhân viên ngành, trong năm vừa qua, toàn huyện có 31 đơn vị giáo dục/411 lớp với 9.127 học sinh (2.756 học sinh bán trú) ở các bậc học; trong đó bậc học mầm non gần 2.839 trẻ với 151 lớp tại 11 diểm trường; 9 trường tiểu học với 3.737 học sinh/184 lớp; 2.551 học sinh/78 lớp tại 11 điểm trường bậc THCS. Tỷ lệ phòng học kiên cố và bán kiên cố của huyện đạt trên 74,3% với 608 phòng học và phòng chức năng, 751 cán bộ giáo viên, nhân viên (giảm 2 trường, tăng 300 học sinh so với năm học 2018 – 2019).
Không chỉ dừng lại ở đó, Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện chủ động tiến hành rà soát toàn bộ hệ thống trường, lớp, bàn, ghế đã xuống cấp để kịp thời bổ sung, khắc phục. Đồng thời, kiểm tra các trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, có hướng mua sắm, đáp ứng nhu cầu cần thiết của các trường trên địa bàn. Phối hợp với Ban Quản lý dự án huyện đẩy nhanh tiến độ thi công và đưa vào sử dụng 50 phòng kiên cố trong năm học mới; tiếp tục triển khai xây dựng thêm nhiều phòng học.
Hoạt động tri ân thầy, cô giáo nhân ngày 20/11 tại xã Nâm Pì
Phòng chỉ đạo các đơn vị trường học phối hợp với chính quyền địa phương huy động nhân dân, cán bộ, giáo viên và học sinh đóng góp ngày công lao động tu sửa, vệ sinh môi trường, khuôn viên trường, lớp học. Chịu ảnh hưởng của mùa mưa bão, nhiều Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS trên địa bàn huyện có nhiều phòng học bị hư hỏng, thế nhưng thầy và trò nhà trường đã đoàn kết nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai, chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho việc dạy và học.
Có thể nói những hoạt động thiết thực đã khẳng định những cống hiến và và tinh thần vượt khó, tiếp tục duy trì và phát huy tốt những lợi thế, khắc phục những khó khăn đưa toàn ngành trở thành điểm sáng giáo dục nơi vùng cao.
Ngôi trường vùng khó "gieo hạt mầm" đến nhiều thế hệ
Thực hiện các chế độ chính sách đối với học sinh bán trú cũng được ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Nậm Nhùn chỉ đạo, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Nậm Pì tích cực thực hiện, nỗ lực và đoàn kết hoàn thành các mục tiêu dạy và học. Cụ thể trong năm vừa qua, nhà trường đã tiến hành rà soát thực hiện công tác tuyển sinh và huy động động học sinh đến trường đảm bảo số lượng, chỉ tiêu; xây dựng biểu thực hiện công tác bán trú sát với chế độ học sinh được thụ hưởng.
Thầy giáo Cao Hồng Thanh - Hiệu trưởng nhà trường tận tâm với "cái chữ" cho bao thế hệ học trò
Từng cấp học cũng có được những thành tích đáng kể. Cụ thể: Tỉ lệ học sinh giỏi tăng 0.43%, khá tăng 0.3%, tỉ lệ học sinh yếu kém giảm 0.9%. Tích cực thực hiện giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và giáo dục pháp luật. Đặc biệt là nâng cao chất lượng dạy học tiếng anh và công nghệ thông tin, bắt kịp xu thế hội nhập và phát triển của toàn ngành.
Trao học bổng cho các trẻ em hiếu học tại đây.
Công tác bồi dưỡng chính trị, kiến thức chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp học được thực hiện theo quy định ủa Bộ Giáo dục và Đào tạo và nội dung chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường nhằm duy trì và phát triển nguồn nhân lực của toàn trường.
Lễ tri ân các nhà giáo đã có công chèo đò đưa các học sinh tới bến bờ thành công
Bên cạnh đó, trường cũng tiến hành công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ hướng tới xây dựng trường chuẩn quốc gia. Duy trì và thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Để tiếp tục giữ vững là điểm sáng giáo dục vùng cao, nhà trường sẽ thực hiện tốt một số giải pháp trong dạy và học của thầy và trò nhà trường.