Nguyên nhân gây hôi miệng
Hôi miệng là tình trạng thường gặp, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến vấn đề giao tiếp hàng ngày. Hôi miệng có nhiều nguyên nhân gây ra, chủ yếu do quá trình phóng thích các hợp chất lưu huỳnh (sulphur) dễ bay hơi trong khoang miệng. Có thể kể tới một số nguyên nhân hôi miệng như sau:
Vi khuẩn có trong khoang miệng
Sự sinh trưởng và phát triển của các hợp chất sulphur dễ bay hơi có thể là do vi khuẩn kỵ khí Gram âm phân hủy protein tạo ra. Các vi khuẩn thường cư trú tại túi nha chu, lưỡi, kẽ răng hoặc ổ sâu răng. Nếu không được loại bỏ ngay, chúng chính là nguyên nhân gây bệnh hôi miệng.
Chế độ ăn uống
Các mảng thức ăn thừa phân hủy trong khoang miệng có thể gây hôi miệng. Đặc biệt với các thực phẩm, đồ uống có mùi như tỏi, hành, cafe sẽ được hấp thu trong đường tiêu hóa. Sản phẩm phân hủy sẽ đi vào máu và giải phóng ra phổi. Quá trình tạo mùi hôi miệng này diễn ra trong vòng 72 giờ.
Bên cạnh đó, chế độ ăn kiêng thiếu hụt carbohydrate tạo điều kiện cho cơ thể sản sinh ra chất xeton và gây mùi hôi miệng.
Tình trạng khô miệng
Nước bọt giúp làm sạch khoang miệng một cách tự nhiên, loại bỏ các mảng bám thức ăn có thể tạo mùi hôi. Nếu lượng nước bọt tạo ra ít (khô miệng) có thể gây ra tình trạng hôi miệng. Khô miệng tự nhiên xảy ra trong khi ngủ, dẫn tới hiện tượng sau khi thức dậy hơi thở có mùi hôi. Tuy nhiên tình trạng hôi miệng sau khi ngủ dậy là bình thường. Khô miệng kéo dài có thể do hoạt động bất thường của tuyến nước bọt và các bệnh lý khác.
Thuốc điều trị
Một số loại thuốc điều trị có thể gián tiếp gây ra chứng hôi miệng bởi chúng khiến miệng bị khô hoặc sau khi hấp thu tạo mùi khó chịu như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần…
Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ
Các mảng bám thức ăn vụn mắc kẹt trong răng hoặc miệng bị vi khuẩn phân hủy tạo mùi hôi miệng. Bựa lưỡi cũng là nguyên nhân gây hôi miệng do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ.
Các bệnh lý gây hôi miệng
Một số vấn đề sức khỏe có thể gây tình trạng hôi miệng như bệnh nha chu, sâu răng, nhiễm trùng xoang, amidan, trào ngược dạ dày thực quản, các bệnh về gan, thận hay tiểu đường,…
Cách chữa hôi miệng hiệu quả
Hiện nay có nhiều cách chữa hôi miệng nhưng còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây hôi miệng. Nếu gặp tình trạng hôi miệng kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và tìm nguyên nhân gây bệnh, từ đó có hướng điều trị cụ thể và kịp thời. Đa số nguyên nhân gây hôi miệng là do vệ sinh kém hoặc các bệnh lý về răng miệng.
Nếu xuất hiện các viêm nhiễm trong khoang miệng như sâu răng, mảng bám, cao răng hoặc viêm quanh răng thì bạn sẽ được chỉ định can thiệp nha khoa giúp hạn chế tình trạng hôi miệng.
Với các bệnh lý liên quan đến gan, thận, tiểu đường, trào ngược dạ dày thực quản, bạn chỉ cần điều trị các bệnh lý này, sau một thời gian tình trạng hôi miệng sẽ không còn.
Nếu tình trạng hôi miệng tạm thời do thực phẩm gây ra, bạn có thể sử dụng kẹo cao su, nước súc miệng, xịt thơm miệng để khắc phục.
Bên cạnh đó, bạn nên uống nhiều nước để tránh tình trạng khô miệng gây hôi miệng. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là cách tốt nhất để phòng ngừa và điều trị hôi miệng. Bạn nên chải răng ít nhất 2 lần/ngày, sau khi ngủ dậy, trước lúc đi ngủ hoặc sau mỗi bữa ăn 30 phút.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa hoặc nước súc miệng giúp loại bỏ mảng bám, vi khuẩn còn sót lại. Hoặc các biện pháp trị hôi miệng tại nhà ngay trong căn bếp như cách trị hôi miệng từ lá ổi, dầu dừa, gừng, muối,…
Hiện nay, xu hướng mới mà nhiều người thường lựa chọn là sử dụng nước súc miệng từ thảo dược vừa an toàn vừa đem lại hiệu quả cao giúp loại bỏ mùi hôi miệng.
Sử dụng thảo dược giúp loại bỏ hôi miệng
Để khắc phục và phòng ngừa tình trạng hôi miệng, chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng thêm dung dịch nha chứa các thành phần từ thảo dược thiên nhiên như sáp ong, cùi quả cau, vỏ rễ chay, lá trầu không. Đây đều là những nguyên liệu gần gũi và được sử dụng lâu đời để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Y học hiện đại cũng có nhiều nghiên cứu về các thành phần này. Một trong số đó phải kể tới nghiên cứu tại Brazil đã chỉ ra rằng, trong sáp ong chứa các dược chất nhóm flavonoid giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng, làm sạch mảng bám từ đó ngăn ngừa tình trạng hôi miệng hiệu quả.
Chuyên gia Văn Trọng Lân đã có những nhận xét về sáp ong như sau: “Các nghiên cứu trên thế giới đã cũng chứng minh sáp ong chứa nhiều hoạt chất vừa có tác dụng kháng khuẩn, vừa tiêu diệt những vi sinh vật thường gây bệnh trong khoang miệng. Một nghiên cứu tại Trung Quốc năm 2015 cũng đã chỉ ra rằng chiết xuất từ cùi quả cau chứa các hợp chất flavonoid, alkaloid giúp nuôi dưỡng các tế bào lợi, làm lợi săn chắc, từ đó hạn chế tình trạng chảy máu chân răng”.
Hôi miệng khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp. Do đó, bạn nên chọn phương pháp bảo vệ răng miệng hiệu quả. Hãy vệ sinh răng miệng hàng ngày thật sạch sẽ bằng bàn chải đánh răng, chỉ nha khoa kết hợp sử dụng dung dịch nha có thành phần từ thảo dược nhé!
Thông tin về dung dịch nha Nutridentiz
Dung dịch nha Nutridentiz có chứa các thành phần thiên nhiên dịch chiết sáp ong trong cồn kết hợp với một số loại thảo dược quý khác như dịch chiết xuất vỏ rễ chay, dịch chiết xuất cùi quả cau, dịch chiết xuất lá trầu không dùng súc miệng hàng ngày giúp răng chắc khỏe, hơi thở thơm mát, lấy lại sự thoải mái, tự tin khi giao tiếp.
Sản phẩm Nutridentiz có thể được sử dụng cho những trường hợp bị sâu răng, chảy máu chân răng, hôi miệng, nhiệt miệng, viêm quanh răng. Ngoài ra, những trường hợp hút thuốc lá, ăn thực phẩm có mùi sử dụng sản phẩm cũng rất hiệu quả.
Bạn có thể dùng Nutridentiz súc miệng mỗi ngày 2 – 3 lần để hàng ngày giúp lợi răng chắc khỏe, nên ngậm tối thiểu 30 giây trước khi nhổ bỏ đi.
Sản phẩm được phân phối bởi: Công ty TNHH Mỹ phẩm Spaphar.
Địa chỉ: 173 Phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội.
Liên hệ: 0243 7757240.