23/01/2025 lúc 20:10 (GMT+7)
Breaking News

Luật Đầu tư nước ngoài mới của Trung Quốc: Chủ định hay Luật lệ?

VNHN-Tân Hoa Xã ngày 15/3 vừa qua đăng bài phân tích cho rằng, Luật Đầu tư nước ngoài của Trung Quốc được thông qua tại kỳ họp Lưỡng hội 2019 sẽ thay thế 3 Luật Đầu tư nước ngoài trước đây, trở thành pháp luật mang tính nền tảng của lĩnh vực đầu tư thương mại nước ngoài tại nước này.

VNHN-Tân Hoa Xã ngày 15/3 vừa qua đăng bài phân tích cho rằng, Luật Đầu tư nước ngoài của Trung Quốc được thông qua tại kỳ họp Lưỡng hội 2019 sẽ thay thế 3 Luật Đầu tư nước ngoài trước đây, trở thành pháp luật mang tính nền tảng của lĩnh vực đầu tư thương mại nước ngoài tại nước này.

Truyền thông hào hứng

Như vậy sau 40 năm, từ khi bộ luật đầu tiên liên quan đến đầu tư nước ngoài ra đời, Trung Quốc lại lập cột mốc quan trọng trong xây dựng luật đầu tư nước ngoài. Luật đầu tư nước ngoài ra đời sẽ là quy phạm cơ bản trong đối ngoại mở cửa, bảo vệ lợi ích hợp pháp đầu tư nước ngoài, thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy đầu tư nước ngoài, bảo vệ đầu tư nước ngoài của Trung Quốc, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tiếp tục mở rộng cải cách mở cửa, tạo ra môi trường kinh doanh tiện lợi hoá, quốc tế hoá, đồng thời chứng tỏ quyết tâm cải cách mở cửa của Trung  Quốc.

Luật Đầu tư nước ngoài của Trung Quốc được thông qua tại kỳ họp Lưỡng hội 2019 sẽ thay thế 3 Luật Đầu tư nước ngoài trước đây. (Nguồn: AP)

Còn tờ Nhân dân Nhật báo bản Hải ngoại ngày 13/3 đưa ra 5 tín hiệu tích cực từ Dự thảo “Luật đầu tư nước ngoài Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.

Thứ nhất, con đường mở cửa của Trung Quốc sẽ không bao giờ khép lại mà ngày càng rộng mở. Mở cửa đối ngoại được coi là quốc sách cơ bản của Trung Quốc. Trong 40 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc luôn kiên trì theo đuổi chính sách này. Sự phát triển của Trung Quốc không thể tách rời sự phát triển của thế giới và ngược lại. Việc xây dựng “Luật đầu tư  nước ngoài” một lần nữa cho thấy Trung Quốc tích cực chủ động trong việc thực hiện chính sách mở cửa, dần hình thành bố cục mới nhằm mở cửa toàn diện đa phương, nhiều tầng và nhiều lĩnh vực.

Thứ hai, sức hút từ thị trường trong nước của Trung Quốc là vô vùng to lớn. Hội nghị công tác kinh tế Trung ương diễn ra hồi tháng 12/2018 quyết định nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2019 cần làm tốt là thúc đẩy hình thành thị trường trong nước rộng lớn.

Tại Báo cáo Công tác chính phủ năm 2019 cũng chỉ ra cần tiếp tục thúc đẩy hình thành thị trường trong nước rộng lớn, kích thích tiềm lực nội nhu. Lý do thế giới coi trọng kinh tế Trung Quốc chính là Trung Quốc luôn là thị trường sôi động để các nước có thể mở rộng cơ hội kinh doanh, là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Thứ ba, môi trường đầu tư kinh doanh tại Trung Quốc sẽ tiếp tục ngày càng hoàn thiện. Việc xem xét và cho ý kiến về Dự thảo “Luật đầu tư nước ngoài” tại Lưỡng hội 2019 đã cho bên ngoài thấy rằng, Trung Quốc có khả năng nói được và làm được trong việc xây dựng môi trường kinh doanh hàng đầu trên thế giới.

Thứ tư, việc thúc đẩy xây dựng mô hình kinh tế mở sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế thế giới. Lịch sử cải cách mở cửa 40 năm qua của Trung Quốc đã chứng minh việc thúc đẩy mở cửa của Trung Quốc không chỉ nhằm mục đích phát triển cho bản thân Trung Quốc mà cũng đem lại lợi ích to lớn cho thế giới.

Trung Quốc đã đóng góp hơn 30% cho tăng trưởng kinh tế thế giới trong những năm qua. Năm 2018, GDP Trung Quốc tăng 6,6%, tổng sản lượng kinh tế vượt 90.000 tỷ Nhân dân tệ, tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế thế giới duy trì mức khoảng 30%. Trong 40 năm cải cách mở cửa, kinh tế Trung Quốc đã trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế thế giới. Thứ năm, không thể bỏ lỡ cơ hội cùng xây dựng Sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI). Nhiều quốc gia trên thế giới đang cố gắng nắm bắt cơ hội phát triển mà BRI mang lại, cùng nhau hướng tới con đường phát triển chất lượng cao. Đã có 123 quốc gia và 29 tổ chức quốc tế ký kết văn kiện hợp tác cùng xây dựng BRI.

Tháng 4/2019, Diễn đàn Hợp tác cấp cao quốc tế "Vành đai và Con đường" lần thứ hai sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh và dự kiến  sẽ có hàng nghìn đại biểu tới từ hàng trăm quốc gia trên thế giới.

Luật có thể thi hành?

Tuy nhiên, Dự luật này chỉ mất ba tháng để thông qua trong bối cảnh các nhà đàm phán cố gắng hòa giải hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới khỏi cuộc chiến thương mại đang diễn ra. Liệu hiệu ứng này có mang lại những kết quả thành công mà Bắc Kinh mong muốn? Nhiều người trong cộng đồng doanh nghiệp ở Trung Quốc ở đây coi luật này là một danh sách những chủ định, đề nghị hơn là một bộ quy tắc có luật lệ cụ thể, có thể thi hành được.

Họ lo ngại Dự luật quá lỏng lẻo và có thể dẫn đến nhiều cách hiểu và thi hành luật khác nhau. Dự luật được cho biết sẽ giải quyết được nhưng mối quan tâm lớn nhất của các công ty nước ngoài, bao gồm đánh cắp tài sản trí tuệ, yêu cầu các công ty nước ngoài hợp tác với một công ty địa phương và tình trạng trợ cấp cho các công ty Trung Quốc. Nó cũng sẽ giải quyết tình trạng ưu ái các công ty Trung Quốc trong việc trao hợp đồng và tình trạng buộc các công ty nước ngoài phải trao các bí mật công nghệ như một "vé vào cổng" thị trường lớn của Trung Quốc. Nhưng Dự luật này sẽ không bao gồm tất cả lĩnh vực kinh doanh.

Có một “danh sách” gồm 48 lĩnh vực sẽ không được mở cho đầu tư nước ngoài hoặc, trong một số trường hợp, không được mở nếu không có điều kiện hoặc sự cho phép đặc biệt.

Ví dụ, có một lệnh cấm hoàn toàn về đầu tư vào thị trường đánh cá, nghiên cứu gen, giáo dục tôn giáo, phương tiện truyền thông và phát sóng truyền hình. Được phép đầu tư một phần vào khai thác dầu khí, năng lượng hạt nhân, hàng không, vận hành sân bay và y tế công cộng cùng một số các lĩnh vực khác. Lĩnh vực sản xuất ô tô năng lượng không tái tạo sẽ yêu cầu hợp tác với công ty địa phương trong một vài năm nhưng sau đó sẽ bỏ dần.

Đối với các ngành không có trong danh sách, nguyên tắc là các công ty nước ngoài sẽ nhận được sự đối xử tương tự như các công ty Trung Quốc.