22/01/2025 lúc 14:58 (GMT+7)
Breaking News

Lên Khe Sanh thưởng thức Cafe OCOP 4 sao nức tiếng

Ngược ngàn lên thăm cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, quan sát hai bên đường những đồi cà phê Arabica chín đỏ trĩu cành đung đưa trước gió ngàn, báo hiệu mùa hái cà phê lại bắt đầu. Ông bạn đồng nghiệp người gốc Quảng Trị khoe với chúng tôi, có được thương hiệu cà phê Khe Sanh như hôm nay là nhờ Nhà thực vật học Poilane người Pháp du nhập trồng và lập nghiệp nên đồn điền cà phê từ những năm 1926 ở vùng đất Khe Sanh này.

Hương thơm cà phê Khe Sanh, cuốn hút khắp mọi miền

Vượt quốc lộ 9A Việt - Lào lên cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, đến Khe Sanh vùng đất được biết đến bởi “thủ phủ” của thương hiệu cà phê Arabica (cà phê chè) nức tiếng ra cả những khách hàng trên vùng lãnh thổ, vì thế nên được du khách từ Mỹ tìm đến để mua trọn gói 2 tấn vận chuyển về New York nước Mỹ.

Niềm vui được mùa Cà phê Arabica của HTX nông sản Khe Sanh

Tiếp chúng tôi là chị Nguyễn Thị Hằng, Chủ tịch HĐQT – Giám đốc HTX Nông sản Khe Sanh, một doanh nhân đậm đà xinh xắn với nét mặt đôn hậu, đoan trang chính là người truyền lửa cho bà con các đồng bào dân tộc ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị làm nên cà phê sạch này.

Với tấm lòng mến khách “mẹo” từ nhà marketing chị giới thiệu với chúng tôi bằng cách tự mình pha chế cà phê để mời khách. Chúng tôi thưởng thức, hương vị cà phê Arabica, được dán “Meday” sản phẩm OCOP 4 sao Khe Sanh, nhìn nhãn mác lại càng thêm cuốn hút người thưởng thức. Nhấp môi ly cà phê nâu vàng quánh đầy hấp dẫn quý khách thưởng thức một lần nhớ mãi khó quên.

Vừa nhâm nhi ly cà phê vừa trò chuyện, chị Hằng giới thiệu với chúng tôi về nguồn gốc cà phê Arabica Khe Sanh đó là những năm đầu của thế kỷ XX trong quá trình xâm thực miền biên viễn Việt Lào Eugène Poilane - một nhà thực vật học người Pháp, khi đi xuyên qua khu vực Khe Sanh, ông đã bị hút hồn hấp dẫn bởi vùng đất này cây cối tươi tốt chưa hề có một loài cây kinh tế gì, bốc nắm đất đỏ bazan lên để giữa lòng bàn tay rồi phân tích, loại đất đỏ bazan này phù hợp với cây cà phê. Vì thế năm 1926 Poilane đã du nhập giống cây cà phê Arabica trồng và lập nên đồn điền cà phê đầu tiên trên đất đỏ ba giang Khe Sanh, Quảng Trị. Từ đó đến nay, cây cà phê ở đây đã trải qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển, tập trung ở các xã Hướng Phùng, Hướng Lộc, Hướng Tân, Tân Hợp, Tân Lập, xã Húc, thị trấn Khe Sanh.

Nâng niu gói cà phê Arabica trên tay, chị Hằng tiếp tục chia sẻ: Để làm ra được chuỗi sản phẩm cà phê sạch này, là một chuỗi hành trình dài vô cùng khó khăn bởi những năm 2000, cây cà phê bắt đầu rớt giá, người dân nơi đây đã vô tư chặt bỏ cây cà phê để trồng những cây nông nghiệp khác nhưng sau nhiều năm, tôi thấy cây cà phê vẫn là cây chủ lực và đem lại nguồn lợi kinh tế bền vững hơn so với các cây kinh tế khác. Vì vậy, đến năm 2019, tôi đứng ra thành lập HTX được đồng bào hưởng ứng chung tay cùng xây dựng nên chuỗi cà phê sạch và phát triển thương hiệu cà phê Arabica.

Hướng tới hội nhập

Khi mới thành lập các thành viên hoạt động cũng gặp không ít khó khăn nhưng với phương châm mang đến cơ hội và công việc cho những nông dân nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số, HTX đã dành những ưu tiên nhất định để những người dân trong vùng tham gia vào chuỗi sản xuất, được tập huấn quy trình trồng, chăm sóc, chế biến nên thành cà phê sạch hữu cơ, được ký kết thu mua theo nhóm hộ nông dân. Qua đó, HTX luôn đảm bảo tính minh bạch, phân phối lợi ích công bằng giữa người trồng, người chế biến, hướng tới tăng thu nhập cho người trồng và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội nơi bưng biền này.

Tập huấn đầu bờ, hướng dẫn quy trình trồng, chế biến cà phê sạch hữu cơ

Hiện nay, nông sản Khe Sanh có 30 thành viên chính thức và 115 thành viên liên kết, trong đó có 7 tổ nhóm hoạt động cùng nhau xây dựng chuỗi cà phê sạch, khép kín với tổng diện tích trên 130 ha, sản lượng hàng năm đạt trên 1,8 nghìn tấn. Trong đó, nhóm Bụt Việt 1 có 28 hộ dân, diện tích 30ha, sản lượng 480 tấn quả tươi; nhóm Bụt Việt 2 có 11 hộ dân, diện tích 20ha, sản lượng 250 tấn quả tươi; nhóm Doa Cũ 23 hộ dân, diện tích 24ha, sản lượng 320 tấn quả tươi; nhóm Xa Ry có 18 hộ, diện tích 26ha, sản lượng 300 tấn quả tươi; nhóm Bụt Việt Yên có 18 hộ, diện tích 21ha, sản lượng 250 tấn quả tươi; nhóm Hướng Tân là 15 hộ, diện tích 18ha, sản lượng 200 tấn quả tươi; đến cả nhóm Cheng cũng có 16 hộ, diện tích 20ha, sản lượng lên tới 200 tấn quả tươi/năm.

Chưa dừng lại ở đó, khi nhận thấy giá phân bón ngoài thị trường ngày một cao khiến nhiều nông dân lo ngại, không dám đầu tư, HTX Nông Sản Khe Sanh đã mạnh dạn đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất phân vi sinh từ vỏ quả cà phê với kinh phí trên 2 tỷ đồng. Qua đó, người dân được mua phân vi sinh với giá rẻ hơn thị trường 20%, thành viên HTX được hỗ trợ 50%. Việc sử dụng phân bón vi sinh giúp phục hồi đất, tăng độ xốp cho đất, cây phát triển tốt, ít sâu bệnh và an toàn với môi trường tự nhiên, chi phí thấp hơn so với phân hóa học. Ngoài ra, HTX còn liên kết các đơn vị cây giống, hàng năm tạo ra 100 nghìn cây giống để hỗ trợ cho người dân vừa trồng mới, vừa thay thế những cây già cỗi.

Hành trình đạt chuẩn OCOP 5 sao vươn ra thế giới

Sau sự nỗ lực không biết mệt mỏi cùng hướng phát triển đúng đắn đã giúp HTX Nông sản Khe Sanh có sản phẩm đạt cà phê đặc sản Việt Nam, đó là sản phẩm “Cà phê rang xay Khe Sanh Coffee” được chứng nhận danh hiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2020; 2 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao là sản phẩm “Khe Sanh Coffee dạng bột 100% Arabica” và sản phẩm “Khe Sanh Coffee dạng hạt rang”. Năm 2021, HTX được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh về đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Năm 2023, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam lần đầu tiên tổ chức biểu dương HTX tiêu biểu toàn quốc, HTX Nông sản Khe Sanh là một trong 63 HTX tiêu biểu hạng nhất toàn quốc được vinh danh trên cả nước. Và 3 năm liên tiếp (2021, 2022, 2023) đều đạt chuẩn cà phê chất lượng cao do Hiệp hội cà phê Việt Nam công nhận.

Doanh nhân Nguyễn Thị Hằng (đứng giữa) vinh dự đón nhận Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể cà phê Khe Sanh và nhiều danh hiệu cao quý khác

Đặc biệt, sản phẩm cà phê Khe Sanh được Cục Sở Hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể Khe Sanh. Sở KH và Công nghệ tỉnh Quảng Trị đang xây dựng chỉ dẫn địa lý và chuỗi giá trị cho cà phê Khe Sanh.

Để mở rộng thị trường, nâng cao giá trị, HTX Nông sản Khe Sanh đã ký hợp đồng tiêu thụ với 5 doanh nghiệp. Sản phẩm cà phê của HTX Nông sản Khe Sanh còn có mặt tại nhiều hệ thống bán lẻ và đại lý tiêu thụ trong nước. Đặc biệt, vụ mùa vừa qua, HTX đã xuất được nhiều tấn hàng cà phê qua Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và nước Pháp,…

Theo nữ doanh nhân Nguyễn Thị Hằng: “Hiện nay, chúng tôi đang tiếp tục xây dựng sản phẩm OCOP hướng tới 5 sao từ sản phẩm Khe Sanh Coffee dạng bột 100% Arabica và liên kết với các tổ nhóm để làm chuỗi cà phê nông lâm kết hợp vừa giúp cải thiện môi trường và cảnh quan du lịch nông nghiệp, nông thôn nâng cao chất lượng cà phê. Sản phẩm OCOP 5 sao sẽ là cơ hội để nâng tầm và đưa cà phê Quảng Trị ngày càng vươn xa, có giá trị mang tầm thế giới”, bà Hằng cho biết.

Tác giả trao đổi với doanh nhân Nguyễn Thị Hằng người làm nên kỳ tích sản phẩm “Độc nhất vô nhị” Cà phê Khe Sanh, Quảng Trị

Tạm biệt Khe Sanh, tạm biệt nữ doanh nhân người làm nên kỳ tích chuỗi cà phê Khe Sanh Coffee dạng bột 100% Arabica dâng cho đời. Tôi nhớ mãi về câu chuyện Chủ tịch tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng: Xây dựng nông thôn mới - chuyển dịch cơ cấu cây trồng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp xanh, phong trào mỗi xã một sản phẩm (OCOP), cho đến nay tỉnh Quảng Trị đã có trên 141 loại sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng OCOP từ 3-4 sao, ngành nông nghiệp đang phấn đấu đạt chuẩn 5 sao đối với các sản phẩm như Cao cà gai leo ở Cam Lộ, Gạo hữu cơ Quảng Trị, Cà phê Khe Sanh Coffee dạng bột 100% Arabica. Có thể nói những sản phẩm OCOP vươn tới đạt đỉnh 5 sao trong đó phải kể đến sản phẩm Khe Sanh Coffee dạng bột 100% Arabica đây là một trong những sản phẩm được bạn bè quốc tế thưởng thức ghi nhận đánh giá chất lượng.

Cửa khẩu Lao Bảo những ngày cuối tháng 8/2024

Anh Bình - Phan Tiến

...