05/12/2024 lúc 09:57 (GMT+7)
Breaking News

Lầu Năm Góc giới thiệu dự án vũ khí đánh chặn tên lửa siêu thanh

VNHNO - Cơ quan các dự án nghiên cứu tiên tiến thuộc Lầu Năm Góc (DARPA) vừa giới thiệu dự án vũ khí đánh chặn tên lửa siêu thanh mang tên Glide Breaker. Theo các chuyên gia quân sự Mỹ, thiết bị bay này sẽ hoạt động như một viên đạn, hạ gục tên lửa siêu thanh của đối phương bằng động năng của chính nó.

VNHNO - Cơ quan các dự án nghiên cứu tiên tiến thuộc Lầu Năm Góc (DARPA) vừa giới thiệu dự án vũ khí đánh chặn tên lửa siêu thanh mang tên Glide Breaker. Theo các chuyên gia quân sự Mỹ, thiết bị bay này sẽ hoạt động như một viên đạn, hạ gục tên lửa siêu thanh của đối phương bằng động năng của chính nó.

Tăng cường khả năng phòng thủ

DARPA lần đầu tiên giới thiệu về khái niệm vũ khí đánh chặn tên lửa siêu thanh của dự án Glide Breaker tại Triển lãm D60, được tổ chức từ ngày 5 đến 7-9 vừa qua tại Mỹ, nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập cơ quan.Theo Tờ The Dvire, vũ khí mới của Mỹ có thể bắn hạ tên lửa siêu thanh của Nga hoặc Trung Quốc.

Các đặc tính kỹ thuật chính xác của Glide Breaker và nguyên tắc hoạt động của nó vẫn chưa được công bố vì dự án mới đang ở giai đoạn đầu. DARPA chỉ thông báo rằng, loại thiết bị bay đang được thiết kế này sẽ có kích thước nhỏ và không mang theo bất kỳ vũ khí nào. Bản thân thiết bị bay này sẽ hoạt động như một viên đạn, hạ gục tên lửa siêu thanh của địch bằng trọng lượng của chính nó. Cơ quan DARPA gọi nguyên tắc hoạt động này là “đánh chặn bằng động năng”.

Tiêm kích đa nhiệm MiG-31 của Nga mang theo tổ hợp tên lửa siêu thanh Kinzhal. Nguồn: TASS

“Mục tiêu của chương trình Glide Breaker là tăng cường khả năng của Mỹ trong việc chống lại vũ khí siêu thanh và tất cả các mối đe dọa siêu thanh”, DARPA giải thích. Tuy nhiên, báo chí Mỹ nhận định, trong ngân sách cho tài khóa 2019, DARPA không yêu cầu khoản tiền đặc biệt nào cho chương trình Glide Breaker, cũng như cho bất kỳ dự án phát triển vũ khí chống lại tên lửa siêu thanh nào.

Những vũ khí gần đây do Tổ hợp Công nghiệp-quốc phòng Nga công bố và hoạt động tích cực của các nhà phát triển Trung Quốc trong lĩnh vực chế tạo vũ khí siêu thanh đang là mối quan tâm hàng đầu của Lầu Năm Góc. Hiện tại, Mỹ không có vũ khí thuộc loại tương tự, hoặc phương tiện chống lại tên lửa siêu thanh. Điều này đã được Giám đốc Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ Gary Pennett công bố vào tháng 3 năm nay. Theo ông, những hệ thống phòng thủ tên lửa mà Quân đội Mỹ đã triển khai không thể kịp thời đánh chặn các tên lửa siêu thanh được phát triển tại Nga. Barry Blechman, người sáng lập Trung tâm Stimson- cơ quan chống phổ biến vũ khí hạt nhân và người đứng đầu DARPA Stephen Walker cũng đồng ý với đánh giá này. Stephen Walker cho rằng, chính quyền Mỹ phân bổ không đủ kinh phí cho những dự án phát triển như vậy.

Cuộc đua vũ khí siêu thanh

Ý tưởng tạo ra thiết bị bay siêu thanh cho mục đích quân sự đã thu hút các cường quốc hàng đầu thế giới từ thế kỷ trước. Liên Xô và Mỹ đã có một số phát triển ở giai đoạn thử nghiệm trong lĩnh vực này. Ví dụ điển hình là cả hai quốc gia này đều nghiên cứu dự án chế tạo máy bay quỹ đạo-tàu vũ trụ với cách phóng theo phương thẳng đứng.

Theo kế hoạch, các nhà phát triển sẽ áp dụng công nghệ siêu thanh vào dự án này. Tuy nhiên, dự định này đã không được hoàn thiện. Theo các chuyên gia, tại thời điểm đó, thậm chí không có vật liệu nào có khả năng chịu được tải trọng của chuyến bay siêu thanh ở tốc độ 5 Mach (gấp 5 lần tốc độ âm thanh).

Những năm 2000 được coi là thời điểm bắt đầu một giai đoạn mới trong lĩnh vực công nghệ siêu thanh. Tại Mỹ, dự án thành công nhất trong lĩnh vực này là tên lửa siêu thanh X-51 Waverider do Tập đoàn Boeing phát triển. Công tác phát triển dự án này bắt đầu vào năm 2003. Năm 2013, thiết bị này lần đầu tiên được thử nghiệm thành công. Nhưng theo báo cáo của Lầu Năm Góc, những dự án cũ của Mỹ trong lĩnh vực siêu thanh vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu của quân đội.

Hình ảnh mô phỏng vũ khí đánh chặn tên lửa siêu thanh Glide Breaker được DARPA công bố. Nguồn: TheDEWLine

Trong khi đó, Nga và Trung Quốc cũng tích cực tham gia vào cuộc đua chế tạo vũ khí siêu thanh. Phát biểu trước Hội đồng Liên bang vào ngày 1-3 năm nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiết lộ một số chi tiết về những vũ khí mới nhất của nước này, được cho là có khả năng thay đổi cán cân lực lượng chiến lược trong tương lai. Người đứng đầu nhà nước Nga cũng đã nói về tổ hợp tên lửa siêu thanh mới nhất Kinzhal mà vào thời điểm đó đã vượt qua các bài kiểm tra và thậm chí được trực chiến thử  từ ngày 1-12 năm ngoái.

Theo ông Vladimir Putin, loại tên lửa này có khả năng bay nhanh hơn 10 lần so với tốc độ của âm thanh, có thể vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không hiện đang được sử dụng trên thế giới và cả các hệ thống đang được phát triển. Đây không phải là dự án phát triển thành công duy nhất của Nga trong lĩnh vực siêu thanh. Nga còn sở hữu một vũ khí nguy hiểm nữa.

Đó là đầu đạn Avangard, có khả năng tăng tốc tới 20 Mach (khoảng 24 nghìn km/h). Cho đến nay không có hệ thống phòng thủ nào có thể ngăn một vật thể di chuyển với tốc độ như vậy. Đầu đạn này sẽ được trang bị cho tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) RS-28 Sarmat, dự kiến ​​sẽ được tiếp nhận vào biên chế trong năm tới.

Thông tin về việc Nga sở hữu khối lượng vũ khí siêu thanh đáng gờm khiến cộng đồng quốc phòng phương Tây sửng sốt và cũng thôi thúc Lầu Năm Góc tạo ra tên lửa siêu thanh mới. Vào tháng 4 vừa qua, Bộ tư lệnh Không quân Mỹ đã ký một hợp đồng trị giá 928 triệu USD với Hãng chế tạo máy bay Lockheed Martin để phát triển và chế tạo một tên lửa hành trình siêu âm. Dự kiến, nguyên mẫu đầu tiên của tên lửa này sẽ được hoàn thành trong giai đoạn năm 2022-2023.

Nhưng đây chỉ là một phần của nhiệm vụ của Lầu Năm Góc. Ngoài việc tạo ra vũ khí siêu thanh mới của riêng mình, phía Mỹ cũng đang nố lực phát triển các phương tiện phòng thủ vũ khí siêu thanh.

Theo Qdnd.vn