16/01/2025 lúc 14:05 (GMT+7)
Breaking News

Làng nghề hủ tiếu Ở NGOẠI Ô SÀI GÒN

VNHN-Làng nghề làm hủ tiếu tuy không tập trung như những làng nghề khác mà làm theo kinh tế hộ gia đình. nằm xen lẫn với những hộ kinh doanh khác LÀNG NGHỀ vẫn âm thầm tồn tại ở ngoại ô Sài Gòn gần 100 năm nay, cung cấp một lượng lớn hủ tiếu cho toàn thành phố.

VNHN-Làng nghề làm hủ tiếu tuy không tập trung như những làng nghề khác mà làm theo kinh tế hộ gia đình. nằm xen lẫn với những hộ kinh doanh khác LÀNG NGHỀ vẫn âm thầm tồn tại ở ngoại ô Sài Gòn gần 100 năm nay, cung cấp một lượng lớn hủ tiếu cho toàn thành phố.

Theo số liệu thống kê của xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn thì có khoảng gần 100 hộ làm hủ tiếu thủ công, tập trung nhiều nhất ở ấp Thới Tây 2. Sản phẩm sợi hủ tiếu được tiêu thụ hầu hết tại TP.HCM và các vùng lân cận. Ngoài ra, nghề làm hủ tiếu còn được nhiều hộ gia đình sản xuất tại xã Tân Thới Nhì cũng thuộc huyện Hóc Môn.

Làng nghề hủ tiếu Tân Hiệp - ngoại ô Sài Gòn

Quy trình sản xuất hủ tiếu khá công phu cũng gần giống như quy trình sản xuất bánh tráng khi bước đầu chọn nguyên liệu làm hủ tiếu là gạo. Trước tiên là vo gạo, ngâm gạo qua nhiều nước để loại bỏ độ chua rồi xay gạo thành nước bột mịn. Tiếp đó, lọc bỏ nước trong lấy bột đặc để tráng bánh qua khâu hấp cho chín bột tạo thành những dãy bánh dài khoảng 1,8m, rồi mang bánh để trên các phênh (liếp) phơi nắng cho khô se.

Khâu tráng bánh cũng có quy cách riêng, sao cho bánh chỉ dày khoảng 1mm. Bánh sau khi phơi khô se được cắt thành từng bản dài khoảng 60cm, sau đó đưa vào máy cắt bánh thành sợi vào đóng gói.

Chị Vũ Thị Doan, một hộ chuyên doanh làm hủ tiếu tại ấp Thới Tây 2 cho biết, để sợi hủ tiếu ngon mà có độ dai, ngoài bột gạo người làm hủ tiếu thường pha thêm vào bột năng và muối. Cứ khoảng 100kg gạo sẽ cho ra lò 120kg sợi hủ tiếu và được bỏ mối khoảng 10,500đồng/kg.

Theo chị Doan, trước đây mọi công đoạn làm hủ tiếu đều làm thủ công, người thợ làm hủ tiếu rất vất vả mà sản lượng chưa cao. Tuy nhiên, những năm gần đây, khâu xay bột, tráng bánh và cắt sợi đã có máy móc hỗ trợ nên chi phí nhân công giảm thiểu đáng kể.

Mỗi cơ sở làm hủ tiếu có khoảng 3-5 nhân công, có hộ làm với số lượng nhiều thì có đến cả 10 nhân công. Công việc của những người là hủ tiếu bắt đầu từ 3g00 sáng khi tráng, phơi bánh đến khoảng 8g00 thì nghĩ ngơi, chờ cho bánh phơi đủ nắng lại mang bánh vào đưa lên máy cắt sợi cho đến hết buổi chiều.  

Hiện nay, nhiều hộ làm hủ tiếu khấm khá lên nhờ nghề này nên đã đầu tư mua thêm các trang thiết bị máy móc để phục vụ sản xuất như hộ của ông Tư Hoàng. Gia đình ông đã đầu tư khoảng 2 tỷ đồng cho dây chuyền sản xuất khép kín từ các khâu ngâm, tráng đến cả khâu sấy bánh và cắt sợi. Với dây chuyền này, gia đình ông mỗi ngày làm hơn 1 tấn gạo, cung cấp cho nhiếu đầu mối ở khắp các quận huyện trong thành phố.

Trước sự cạnh tranh gay gắt của nghề và nhu cầu sản phẩm sạch, nhiều cơ sở làm hủ tiếu truyền thống vẫn đứng vững trước sức ép của thị trường do đảm bảo được độ sạch, ngon, giá cả hợp lý. Nhiều lò hủ tiếu uy tín trong xã còn được các nhà hàng hạng sang ở trung tâm thành phố đặt mua dài hạn nhiều năm qua.Tuy nhiên, với quá trình đô thị hóa, các hộ sản xuất hủ tiếu truyền thống đang lo lắng đất đai ngày càng thu hẹp không còn chỗ cho sân phơi bánh. Nếu chuyển qua làm theo quy trình máy móc thì không có vốn đầu tư và nguy cơ làng nghề sẽ mai một.

Trước đây, việc quy hoạch và phát triển làng nghề hủ tiếu Hóc Môn và một số làng nghề khác đã từng được đặt ra, nhưng đến nay các cơ sở vẫn chưa nhận được hỗ trợ từ phía địa phương khiến nhiều cơ sở gặp khó khăn trong sản xuất.

Làng nghề làm hủ tiếu truyền thống đã có mặt ở Hóc Môn mấy chục năm qua, cung cấp một lượng lớn hủ tiếu cho toàn thành phố.