13/01/2025 lúc 09:15 (GMT+7)
Breaking News

Làng DLST Bhơ Hôồng: Niềm tự hào của "đồng bào dân tộc Cơ Tu xứ Quảng"

Đến với Quảng Nam là đến với đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, đến với nơi lưu giữ hai cuộc kháng chiến oai hùng và hơn nữa xứ Quảng là điểm đến hấp dẫn của du lịch về nguồn và khám phá thiên nhiên, văn hóa của đồng bào dân tộc Cơ Tu. Đặc biệt, là đến với khu du lịch sinh thái, niềm tự hào của nhân dân xứ Quảng lâu nay - Thôn Bhơ Hôồng và Đhơ Rôồng.

Đến với Quảng Nam là đến với đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, đến với nơi lưu giữ hai cuộc kháng chiến oai hùng và hơn nữa xứ Quảng là điểm đến hấp dẫn của du lịch về nguồn và khám phá thiên nhiên, văn hóa của đồng bào dân tộc Cơ Tu. Đặc biệt, là đến với khu du lịch sinh thái, niềm tự hào của nhân dân xứ Quảng lâu nay - Thôn Bhơ Hôồng và Đhơ Rôồng.

Làng Cơ Tu Bhơ Hôồng là khu làng DLST - văn hóa cộng đồng được đánh giá cao, là niềm tự hào của nhân dân ở đây lâu nay, bên cạnh những địa danh, điểm du lịch nổi tiếng, hấp dẫn trên tuyến đường tây Quảng Nam như làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống Đhơ Rôồng - xã Tà Lu, Khu DLST Hang Gợp - xã Mà Cooih (huyện Đông Giang); thác nước G’răng, làng nghề dệt thổ cẩm Za Ra, xã Tà Bhing (huyện Nam Giang); cụm địa đạo A Nông - xã A Nông, Làng gốm C’noonh - xã Axan, Nhà làng truyền thống Cơ Tu huyện Tây Giang…

Ở làng Bhơ Hôồng, nổi lên với kiến trúc nhà truyền thống độc đáo của người Cơ Tu.

Dân tộc Cơ Tu, hay còn có những tên gọi khác là Cà Tu hay người Hạ, là một thành viên trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam còn giữ được hầu như vẹn nguyên những nét văn hóa riêng đặc sắc. Cư trú nhiều đời trên dãy Trường Sơn giữa không gian thiên nhiên kỳ vĩ, rừng núi ngút ngàn, tuy còn nhiều khó khăn, nhưng họ có cuộc sống tinh thần phong phú, tươi vui, yêu lao động, giản dị và rất mực mến khách.

Ở làng Bhơ Hôồng, nổi lên với kiến trúc nhà truyền thống độc đáo của người Cơ Tu. Trải nghiệm qua đêm tại ngôi nhà mool truyền thống Cơ Tu làm hài lòng hầu hết các đoàn khách trong và ngoài nước. Nhiều hoạt động như lễ hội đâm trâu, mừng cơm mới, đánh cồng chiêng, nghề dệt thổ cẩm, đan gùi… được tái hiện thường xuyên. Tắm suối, đi trekking (đi bộ đường rừng), leo núi, câu cá, hoặc giúp họ tập sử dụng các nhạc cụ dân tộc…Những điều thú vị đó, đã mời gọi và níu chân du khách đến đây.

Xứ Quảng là điểm đến hấp dẫn của du lịch về nguồn và khám phá thiên nhiên, văn hóa của đồng bào dân tộc Cơ Tu.

Tổng cục Du lịch Việt Nam đưa ra một định nghĩa tương tự về DLST gắn với cộng đồng gồm các nội dung đó là: “ .. loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương…. nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống … một cách bền vững”. Các giá trị sinh thái và văn hoá bản địa được khai thác dựa trên các nguồn lực bản địa, với sự tham gia tích cực của cư dân bản địa. Một mặt làm thoả mãn nhu cầu DLST của khách, mặt khác giáo dục môi trường và góp phần vào sự bảo tồn và phát triển điểm đến du lịch.

Nói một cách khác, 4 yếu tố trong DLST gắn với cộng đồng gồm: bảo tồn sinh thái thiên nhiên, văn hóa bản địa được tham gia quản lý bởi cộng đồng địa phương để phát triển kinh tế, cộng đồng sinh thái và bền vững. Hình thức du lịch này đang được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho bản địa bởi không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn là dịp để bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương..

Quảng Nam đã chú trọng đến DLST, xem đây là hướng đi mới để định hướng cùng với các doanh nghiệp du lịch, cộng đồng người dân đồng hành.

Từ nhiều năm qua, Quảng Nam đã chú trọng đến DLST, xem đây là hướng đi mới để định hướng cùng với các doanh nghiệp du lịch, cộng đồng người dân đồng hành và xem đây như là một trong những giải pháp để góp phần vào phát triển du lịch bền vững, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị về văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh.

“Du lịch dựa vào cộng đồng Cơ Tu” tại Quảng Nam đã được hình thành và được triển khai trong thời gian 4 năm, từ 2012-2016. Nhìn lại những điều này thì có thể nói rằng, đối với dự án này, ngay từ thời điểm bắt đầu dự án phát triển du lịch, người dân, chính quyền địa phương và các đoàn thể hỗ trợ liên quan đã nắm bắt được ở mức độ nào đó về “các nguồn tài nguyên địa phương”, “điểm mạnh, điểm yếu của các đối tác liên quan”, “môi trường xung quanh”, “cơ chế vận hành của địa phương ”, “chân giá trị của người Cơ Tu” v.v… từ kinh nghiệm gần 10 năm làm việc tại địa phương. Đây chính là điểm khác biệt được các chuyên gia phát triển du lịch hay đề cập đến khi so sánh với các dự án phát triển du lịch khác.

“Du lịch dựa vào cộng đồng Cơ Tu” tại Quảng Nam đã được hình thành và được triển khai trong thời gian 4 năm.

Nhiều yếu tố đã góp phần để có được những kết quả như vậy. Việc hướng trọng tâm đến xây dựng “gia đình văn hóa”, “thôn/bản văn hóa” đã mang lại nội lực cho Quảng Nam trong việc bảo tồn, phát triển bản sắc văn hóa, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân bản địa. Làng văn hóa du lịch Bhơ Hôồng dù không phải là làng kiểu mẫu của đồng bào Cơ Tu, nhưng được biết đến với màu sắc văn hóa còn khá nguyên vẹn. Từ cấu trúc Gươl làng, nghệ thuật điêu khắc cho đến không gian mool (nhà sinh hoạt truyền thống) được dựng, tạo thành vòng tròn khép kín theo nguyên mẫu làng Cơ Tu cổ. Người làng Bhơ Hôồng đã biết lấy văn hóa đặc sắc này để làm du lịch.

Phát triển DLST là xu thế tất yếu, tận dụng nguồn lực tại chỗ, biến những giá trị thiên nhiên, con người, văn hóa… thành một phần giá trị kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo và nâng cao đời sống tinh thần cho bà con. Tuy nhiên, để mở rộng quy mô, tính chuyên nghiệp, để kết nối và tạo chuỗi sản phẩm du lịch có giá trị cao, vẫn cần rất nhiều nỗ lực của cộng đồng, cũng như sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và ngành du lịch./.