18/01/2025 lúc 06:23 (GMT+7)
Breaking News

Lai Châu: Ngắm Than Uyên non nước hữu tình bên sông Nậm Mu

VNHN - Than Uyên (Lai Châu), là một thung lũng nằm trũng giữa hai ngọn núi lớn - Púng Luông và Phan Xi Păng. Nơi đây được tạo hóa ban tặng hệ thống sông suối chằng chịt, tiêu biểu là sông Nậm Mu chảy qua huyện với chiều dài 160km, có độ dốc lớn là nguồn năng lượng vô tận thuận lợi cho việc phát triển thủy điện ở địa phương.

VNHN - Than Uyên (Lai Châu) là một thung lũng nằm trũng giữa hai ngọn núi lớn - Púng Luông và Phan Xi Păng. Có lẽ nơi đây được biết bởi những vẻ đẹp hoang sơ vốn có, từ những cánh đồng ruộng bất tận uốn mình theo những sườn núi như bức tranh sơn thủy hữu tình. Thiên nhiên hùng vĩ ấy còn trở thành một trọng điểm du lịch khi dự án hồ thủy điện được đưa vào hoạt động, biến du lịch nơi đây trở lên hấp dẫn bởi các tuyến điểm du lịch văn hóa gắn với thiên nhiên.

Được tạo hóa ban tặng, là hợp thủy của nhiều dòng sông chảy qua trong đó có sông Nậm Mu chảy qua huyện với chiều dài 160km, lại có địa hình với độ dốc lớn là nguồn năng lượng vô tận thuận lợi cho việc phát triển thủy điện ở địa phương. Hiểu rõ thế manh của vùng, các cấp lãnh đạo địa phương đã có những bước đột phá trong định hướng và phát triển vùng thành một điểm sáng về du lịch.

"Hạ Long trên non" theo cách gọi của đồng bào tại Than Uyên 

Ngắm Than Uyên non nước hữu tình bên sông Nậm Mu

Than Uyên đang là một điểm đến hấp dẫn của du khách, đặc biệt với những ai yêu vẻ đẹp mộc mạc của cảnh quan tự nhiên miền núi. Những cảnh hùng vĩ nơi đây sẽ làm choáng ngợp du khách bởi cánh đồng ruộng uốn mình theo các sườn núi, từ mùa ruộng đổ nước vụ chiêm tháng giêng, vụ mùa tháng bảy đến khi lúa thì con gái và mùa lúa chín, mỗi mùa những cánh đồng ở Than Uyên lại có vẻ đẹp rất riêng.

Than Uyên mùa nước đổ

Nắng Than Uyên đẹp như một cô gái khi mang đến cái trong trẻo, dìu dịu. Xuân Than Uyên êm ả, ngọt ngào bởi những cánh đồng hoa ban trắng nở rộ khắp rừng, ánh nắng soi mình xuống mặt Hồ thủy điện óng ả... Và cái nắng, cái gió và cái khung cảnh đất trời nơi ấy khiến ta không khỏi bùi ngùi, ngơ ngẩn với hoa nắng lung linh, ong bướm dập dìu. Giữa những thơ mộng ấy đã làm lòng ta chơi vơi cùng với đất và trời Than Uyên đến nao lòng.

Thêm vào đó, Than Uyên còn sở hữu cánh đồng Mường Than – một trong 4 cánh đồng màu mỡ nổi tiếng khu Tây Bắc, được người đời ca tụng: “nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc”, điều đó khiến Than Uyên càng trở nên đẹp hơn bao giờ hết khi vào mùa vụ. Không giống như những vùng khác ở vùng núi phía Bắc, ở Than Uyên vẫn có 2 vụ lúa trong năm, chính vì vậy khách du lịch hoàn toàn có thể ngắm mùa nước đổ ở Than Uyên và các vùng lân cận như Tân Uyên, Mường Lay vào độ tháng 12, tháng 1 hàng năm.

Thiên nhiên ban cho đất đai trù phú, nhưng bàn tay khéo léo của con người mới là yếu tố tạo nên điều kỳ diệu. Đứng từ trên cao, Than Uyên với cánh đồng rộng lớn bạt ngàn, tạo nên những sắc màu đa dạng cho mùa nước đổ nơi đây. Mùa nước đổ chính là vẻ đẹp được con người tạo nên một cách chân thực nhất, hoàn hảo nhất. Thiên nhiên ban cho đất đai trù phú, nhưng bàn tay khéo léo của con người mới là yếu tố tạo nên điều kỳ diệu. Ngoài ra, khi tới Than Uyên bạn có thể thăm di tích đèo Khau Co, bản Nà Khoảng (Mường Kim) - một trong những căn cứ du kích thời kỳ chống Pháp, Hang Che Bó (xã Mường Than), quần thể thắng cảnh Tà Gia “Sơn thuỷ hữu tình”.

Vẻ đẹp bình dị ở Than Uyên.

Nắng Than Uyên đẹp như một cô gái khi mang đến cái trong trẻo, dìu dịu. Xuân Than Uyên êm ả, ngọt ngào bởi những cánh đồng hoa ban trắng nở rộ khắp rừng, ánh nắng soi mình xuống mặt Hồ thủy điện óng ả... Và cái nắng, cái gió và cái khung cảnh đất trời nơi ấy khiến ta không khỏi bùi ngùi, ngơ ngẩn với hoa nắng lung linh, ong bướm dập dìu. Giữa những thơ mộng ấy đã làm lòng ta chơi vơi cùng với đất và trời Than Uyên đến nao lòng.

Con đường đến với Than Uyên không quá khó khăn, đi từ Mường Kim đến Mường Cang, Hua Nà là những cánh đồng nhỏ ven suối hay tới cánh đồng Mường Than, Phúc Than với những cánh đồng rộng bát ngát chạy đến chân núi. Đến Than Uyên vào mùa lúa trổ đòng và mùa lúa chín, hương lúa tỏa hương khắp cả một vùng làm say đắm biết bao du khách.

Phong cảnh thiên nhiên hữu tình là thế, hòa cùng với vẻ đẹp hùng vĩ ấy chính là nét văn hóa đặc sắc của 10 dân tộc sinh sống nơi đây đã tạo nên một Than Uyên đầy quyễn rũ. Chính những điểm hấp dẫn của cảnh sắc và văn hóa đã làm cho Than Uyên trở thành một địa điểm du lịch Lai Châu nổi tiếng.

Theo thống kê của Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Lai Châu, địa phương đã duy trì, thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về du lịch. Đến nay, có 24.784 lượt khách du lịch lưu trú tại huyện, trong đó: Khách quốc tế 3.110 lượt, khách nội địa 21674 lượt.

Công tác bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa

Công tác bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá trên địa bàn huyện luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến địa phương quan tâm sưu tầm, phục dựng, tổ chức các lễ hội, bảo tồn tư liệu lịch sử, giá trị văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch Toàn huyện hiện có 03 di tích được xếp hạng cấp tỉnh.

Tại đây luôn tiếp tục khôi phục và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc như duy trì tổ chức Lễ hội Lùng Tùng (dân tộc Thái) xã Mường Cang, Câu lạc bộ Hát then, đàn tính (xã Mường Cang), Hội Xòe Chiêng tại 12/12 xã, thị trấn, Tết độc lập ngày mùng 02/9 hàng năm. Đối với cơ sở xã thường xuyên duy trì tổ chức các Lễ hội dân gian của từng địa phương nhằm giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Thủy điện Than Uyên.

Trong đó, công tác bảo tồn và phát huy, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số được Đảng bộ, chính quyền huyện Than Uyên đặc biệt quan tâm. Huyện xây dựng chương trình, kế hoạch sưu tầm, khảo cứu, phục dựng bảo tồn và giới thiệu những di sản văn hóa, văn nghệ dân gian tiêu biểu của các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Việc sưu tầm, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc gắn liền với xây dựng đời sống văn hóa mới, bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan; thực hiện tốt phương châm “xây” đi đôi với “chống”, trong đó lấy “xây” là chính.

Trên cơ sở khảo sát, kế thừa và từ sự đồng thuận của người dân, huyện đã phục dựng một số lễ hội truyền thống của dân tộc Thái, Mông. Nổi bật là khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Thái; thành lập Hợp tác xã dệt thổ cẩm tại xã Mường Cang, 2 Câu lạc bộ hát then - đàn tính tại xã Mường Cang và Hua Nà. Hàng năm, dịp tết đến xuân về, từng xã, cụm xã đều tổ chức lễ hội đầu xuân cho Nhân dân vui chơi, biểu diễn các tiết mục văn nghệ, thi đấu thể thao.

Người dân Than Uyên phát triển cây chè.

Trong lễ hội, chú trọng khai thác hoạt động văn hóa văn nghệ mang đậm bản sắc địa phương, các trò chơi dân gian (kéo co, bắn nỏ, đẩy gậy, tù lu, tó má lẹ, nhảy bao bố, đi cà kheo) và thi ẩm thực (giã bánh dày của người Mông, làm cơm lam, cá nướng của người Thái…). Các thôn, bản cũng tổ chức hoạt động vui chơi, tạo động lực cho Nhân dân thêm phấn khởi, hăng hái lao động sản xuất.

Từ năm 2012, huyện duy trì tổ chức Ngày hội Văn hoá - Thể thao các dân tộc với nhiều chương trình văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao mang đậm bản sắc dân tộc. Qua đó, góp phần giáo dục truyền thống, khơi dậy niềm tự hào của mỗi người dân Than Uyên về mảnh đất giàu bản sắc văn hóa.

Những đóng góp lớn cho việc xây dựng Than Uyên

Dự án Thủy điện Mường Kim II nằm trên địa bàn huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu, do Công ty Cổ phần Thủy điện Than Uyên làm chủ đầu tư vừa hoàn thành sau hơn 17 tháng nỗ lực vượt mọi khó khăn, bắt đầu tiến hành đóng điện, hòa lưới quốc gia vào ngày 17-7. Dự án là điểm sáng trên địa bàn còn nhiều khó khăn của tỉnh Lai Châu, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Dự án Thủy điện Mường Kim II có công suất 10,5 MW với ba tổ máy (3x3,5 MW), tổng mức đầu tư 440 tỷ đồng (sau điều chỉnh); sản lượng điện dự kiến 55 triệu kW giờ/năm, doanh thu 60 tỷ đồng.

Công trình có quy mô đập bê-tông trọng lực; tuyến hầm dẫn nước về nhà máy dài 1,8 km. Với việc thi công công trình có tuyến năng lượng là hầm dẫn như Thủy điện Mường Kim II đã không tác động đến rừng, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng môi trường và chiếm đất. Dự án nhằm khai thác cao nhất hiệu quả nguồn thủy năng trên suối Nậm Kim, sản xuất điện năng, phát điện hòa lưới quốc gia phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt, góp phần tạo việc làm cho người lao động, tăng thu ngân sách và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Những con đường ở Than Uyên dần đẹp hơn.

Vượt qua bao khó khăn về địa hình, địa chất, thời tiết khắc nghiệt trong thi công, chủ đầu tư và nhà thầu đã đóng điện trạm biến áp 110 kV vào ngày 13-7, hòa lưới điện quốc gia theo kế hoạch vào ngày 17-7, vượt trước tiến độ bảy tháng so với chủ trương đầu tư, góp phần cung cấp thêm nguồn điện quan trọng cho hệ thống điện, nhất là trong dịp cao điểm nắng nóng hiện nay. Hiện nay, chủ đầu tư đang tiếp tục vận hành hệ thống tin cậy, ổn định.

Với những nỗ lực đó, đến hôm nay, Công ty Cổ phần Thủy điện Than Uyên đã vượt tiến độ bảy tháng, hoàn thành và đóng điện dự án chỉ sau 17 tháng kể từ khi UBND tỉnh Lai Châu ban hành Quyết định số 133/QĐ-UBND ngày 7-2-2018 phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Thủy điện Mường Kim II. Điều này đã chứng minh sự đúng đắn, quyết liệt của UBND tỉnh Lai Châu trong vấn đề giải quyết khó khăn, tồn tại của dự án cũ, lựa chọn được nhà đầu tư mới đủ năng lực, chấp hành tốt các quy định của Nhà nước, địa phương về quản lý đầu tư; góp phần ổn định an ninh, trật tự trên địa bàn; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Những năm qua, huyện Than Uyên (Lai Châu) quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp, mở mới các tuyến đường giao thông, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội, thay đổi cơ bản diện mạo vùng nông nghiệp, nông thôn. Trước đây, tuyến đường vành đai Phúc Than-Mường Than-Hua Nà-Mường Cang chỉ là đường đất nhỏ hẹp, mùa mưa trơn, bẩn còn mùa khô thì bụi. Mặc dù hoàn thành giai đoạn 1 nhưng tuyến đường được đã được nâng cấp, mở rộng chưa đáp ứng được niềm mong mỏi của người dân trong vùng.

Được biết, tuyến đường có tổng mức đầu tư 75 tỷ đồng (nguồn vốn cấp bách của Trung ương) với chiều dài 10km; khởi công tháng 10/2014 và hiện nay đã đưa vào sử dụng. Đây là một trong những tuyến đường giao thông nông thôn đầu tư cải tạo, nâng cấp, mở mới mà huyện Than Uyên xác định là tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng vành đai của các địa phương. Hiện nay, còn một số bản còn khó khăn về đường giao thông, Phòng tham mưu UBND huyện sử dụng nguồn lực, nguồn vốn xây dựng kế hoạch đầu tư, nâng cấp cứng hóa các tuyến đường.

Công nhân Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Mạnh Quân đẩy nhanh thi công cầu cứng trong tuyến đường giao thông nối Quốc lộ 32 với bản Nà Phát, Sang Ngà của xã Phúc Than.

Vận động Nhân dân tích cực hưởng ứng và có trách nhiệm trong việc bảo vệ, xây dựng, duy tu, bảo dưỡng và sử dụng khai thác có hiệu quả kết cấu hạ tầng giao thông. Lồng ghép với các chương trình mục tiêu Quốc gia đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý trong việc khai thác, sử dụng, bảo trì hệ thống hạ tầng giao thông phù hợp với điều kiện của địa phương.

Tuy nhiên, nhiều tuyến đường không có kinh phí để bảo trì nên sau một thời gian đưa vào khai thác đã xuống cấp. Do vậy, Phòng đề nghị huyện có ý kiến với cấp trên bổ sung kinh phí bảo trì mạng lưới đường giao thông nông thôn tạo động lực trong việc xây dựng nông thôn mới”. Nhờ sự quan tâm, chú trọng cứng hóa các tuyến đường giao thông của huyện Than Uyên đã và đang góp phần cải thiện đáng kể đời sống người dân, thay đổi diện mạo vùng nông nghiệp, nông thôn nơi đây.