27/12/2024 lúc 17:08 (GMT+7)
Breaking News

Kông Chro (Gia Lai): Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá cồng chiêng

Huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai có kho tàng di sản văn hóa phong phú, đặc sắc với sự góp mặt của nhiều loại hình văn hóa của 10 dân tộc sinh sống trên địa bàn. Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá cồng chiêng tại đây được huyện Kông Chro đặc biệt quan tâm.

Đặc biệt trên địa bàn huyện có một di tích Quốc gia đặc biệt (Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tây Sơn Thượng Đạo), có 01 di tích cấp quốc gia, 01 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, 01 sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Theo đó, Di sản Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2005; Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia: Hơmon (sử thi) của người Bah Nar tại 4 huyện Đăk Đoa, Đăk Pơ, Kbang, Kông Chro (Quyết định số 4205/QĐ-BVHTTDL ngày 19/12/2014 của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch).

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá cồng chiêng đang là nhiệm vụ cấp bách.

Để giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá hiện có hàng năm, Phòng Văn hoá và Thông tin,Trung tâm Văn hoá Thông tin và Thể thao huyện đã triển khai, hướng dẫn, phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức điều tra, thống kê di sản văn hoá vật thể và phi vật thể 2 năm/lần. Qua điều tra, thống kê toàn huyện hiện có 537 bộ cồng chiêng; 132 đội cồng chiêng (trong đó có 23 đội cồng chiêng nữ, 05 đội cồng chiêng nhí), chỉnh chiêng: 25 nghệ nhân; tạc tượng: 98 nghệ nhân ; hát dân ca: 78 nghệ nhân và hát hơmon: 21 nghệ nhân.

Các nghệ nhân đang biểu diễn cồng chiêng kết hợp với các nhạc cụ dân tộc.

Trong đời sống kinh tế- xã hội, khoa học- công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay, sự du nhập của các luồng văn hóa, lối sống, âm nhạc ảnh hưởng không nhỏ đến bộ phận người dân đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là giới trẻ, thay thế cho các loại hình văn hóa truyền thống rất nhiều. Tuy vậy văn hoá, âm nhạc cồng chiêng là một phần không thể thiểu trong đời sống của của đồng bào dân tộc Bah Nar, là nét sinh hoá cộng đồng ăn sâu đời sống văn hoá tinh thần của mỗi người dân. Văn hoá này thể hiện rõ nét, nổi bậc trong các lễ hội của làng, đám chết, bỏ mả, khánh thành nhà rông, các lễ cúng …

Đội nghệ nhân trẻ tại một cuộc thi 

Qua điều tra, thống kê toàn huyện năm 2020 hiện có 537 bộ cồng chiêng; 132 đội cồng chiêng (trong đó có 23 đội cồng chiêng nữ, 05 đội cồng chiêng nhí), chỉnh chiêng: 25 người. UBND huyện đã tôn vinh tặng giấy khen cho 11 tập thể, 14 cá nhân còn lưu giữ nhiều bộ cồng chiêng nhất trong cộng đồng và trong gia đình…