23/01/2025 lúc 06:05 (GMT+7)
Breaking News

Kon Tum với những mô hình khởi nghiệp hiệu quả và lan tỏa

Trong những năm qua,  Kon Tum xác định việc khơi dậy và phát huy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Kon Tum đã ban hành nhiều chương trình hỗ trợ khởi nghiệp. Từ đó, số doanh nghiệp mới liên tục tăng, xuất hiện nhiều doanh nhân là những người thổi hồn cho khởi nghiệp tại Kon Tum.

Trong những năm qua, Kon Tum xác định việc khơi dậy và phát huy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Kon Tum đã ban hành nhiều chương trình hỗ trợ khởi nghiệp. Từ đó, số doanh nghiệp mới liên tục tăng, xuất hiện nhiều doanh nhân là những người thổi hồn cho khởi nghiệp tại Kon Tum.

Từ chính sách đến thực tiễn

Liên quan đến khởi nghiệp, Ngày 21/01/2021, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 44/QĐ-UBND về Chương trình Hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021- 2025. Với các mục tiêu cụ thể: (1) Rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp lý, các chính sách và mạng lưới các cơ quan thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ khởi nghiệp của tỉnh; (2). Phấn đấu đến năm 2025: Hỗ trợ khoảng 200 dự án, ý tưởng khởi nghiệp, trong đó ít nhất 20% dự án, ý tưởng gọi vốn thành công từ các nhà đầu tư. Hỗ trợ phát triển khoảng 50 doanh nghiệp khởi nghiệp thương mại hóa được sản phẩm, trong đó 20% doanh nghiệp khởi nghiệp gọi được vốn thành công từ các nhà đầu tư. Nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt từ 4.500 - 5.000 doanh nghiệp.

Đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp của tỉnh thông qua việc kết nối các nguồn lực hỗ trợ khởi nghiệp, bao gồm: chính quyền, trường đại học, các trung tâm, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, các chuyên gia, nhà đầu tư ... nhằm tạo điều kiện một cách thuận lợi nhất để dự án, ý tưởng khởi nghiệp có cơ hội tiếp cận nguồn lực và hiện thực hóa dự án, ý tưởng. Kết nối với các Cơ sở ươm tạo doanh nghiệp ở ngoài tỉnh nhằm hỗ trợ toàn diện cho các Doanh nghiệp khởi nghiệp và mới được thành lập phát triển.

Những sản phẩm từ khởi nghiệp ở Kon Tum.

Các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Kon Tum đang thời kỳ nở rộ, hàng loạt dự án được đầu tư, hàng loạt sản phẩm được sản xuất và tham gia thị trường. trong khuôn khổ bài viết, tác giả chỉ nêu một số doanh nghiệp và doanh nhân điển hình cho tính vùng miền và câu chuyện của sản phẩm khởi nghiệp.

Những người thổi hồn cho khởi nghiệp Kon Tum

Trên những bãi bồi dọc dòng sông Đăk Bla, Kon Tum, thoảng mùi hương đồng cỏ nội như những bước chân về chốn thiền. Nghe cô Hoàng Ly chia sẻ về niềm đam mê nông nghiệp hữu cơ, về cơ duyên gắn bó với ruộng vườn gợi nhớ về những kỷ niệm thuở ấu thơ, vẫn những bãi mía nương dâu, vẫn là ruộng xôi bờ mật của bãi bồi phù sa sông nước.

Đang là một công chức với đầy đủ sự an toàn và mức lương lý tưởng của một cô gái tuổi ba mươi, đùng một cái cô chuyển sang sản xuất nông nghiệp với những xí nghiệp ngoài trời đầy rủi ro. Thoạt đầu chỉ nghe kể thôi đã thấy thu hút rồi, đến khi sử dụng những sản phẩm sản xuất và chế biến từ farm, rồi được bạn Diễm Hằng, công tác tại sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh Kon Tum mời đi thăm một mô hình khởi nghiệp điển hình của tỉnh Kon Tum.

Sản phẩm của chị Hoàng Ly.

Trải nghiệm một vài hôm mới cảm nhận hết những giá trị mà cô gái Hoàng Ly mang lại cho buôn làng. Từ khi xuất hiện công ty TNHH Mountain Farmers bà con trong làng đã thay đổi dần tập quán canh tác và thay đổi cả giống cây trồng nhằm mang lại giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp trên cùng một diện tích canh tác. Sau mười năm khởi nghiệp, hôm nay trở lại làng Kon Jri, xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum mọi thứ đã đổi thay và phát triển ngày một khởi sắc hơn, những cánh đồng khoai mì đã được thay thế các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn như cà chua, hành tím, dưa leo… với phương pháp hữu cơ.

Những loại gạo, nếp, đậu… của công ty thật ra chỉ là những loại cây trồng bản địa, mang tính vùng miền, đã được bà con trong làng canh tác bao đời nay được công ty phục tráng hạt giống và sản xuất đại trà thành thương phẩm nhưng ngon và lành hơn. Ăn các loại ngũ cốc của công ty khách hàng sẽ an tâm về độ sạch và đạt tiêu chuẩn hữu cơ tuyệt đối. để có được cơ ngơi ngày hôm nay, Hoàng Ly đã phải đánh đổi nhiều thứ, kết quả có được là niềm vui lớn nhất trong cuộc đời cô gái sinh năm 1984 đầy quyết đoán và quyết tâm theo đuổi đam mê đến cùng, với cô nông nghiệp hữu cơ không đơn thuần là đam mê mà đã nâng tầm lên thành một tôn giáo.

Tạm biệt Farm, tạm biệt cô gái miền Sơn Cước ta cùng đến với vùng đất cách mạng truyền thống Đắk Glei, đặc biệt là vùng núi Ngọc Linh hùng vĩ để gặp chị Nga Phạm, người sáng lập nên công ty CP Dược liệu sạch Kon Tum với mong muốn nâng cao giá trị kinh tế cho người dân tại bản làng, cho công ty, cho tỉnh nhà và thị trường trong và ngoài nước.

Kon Tum – khắc khoải một miền sâm

Được xác định là thủ phủ nguồn sâm Ngọc Linh, Với những thảm rừng già trải dài hàng ngàn hecta ẩn chứa bên dưới cả một kho tàng dược liệu lớn, nhưng đến nay, Kon Tum vẫn chưa có sách lược để phát huy hết ưu thế đó. Những hạn chế nào đã kéo trì cơ hội của vùng đất Tây Nguyên này?

Chị Nga Phạm và sản phẩm từ sâm.

Theo giới kinh doanh, Ngọc Linh, Kon Tum gần như chỉ có danh "bảo vật" nông nghiệp, còn trên thực tế công tác quảng bá, tiếp thị những sản vật này rất hạn chế. ít nổi danh như nhân sâm Triều Tiên đã đành, so với những loại dược liệu khác trong nước như sâm Bố Chính, sâm cau Tây Bắc, hay đinh lăng, đương quy, các loại sâm ở Ngọc Linh đểu không được thị trường biết nhiều. Đây có thể là nguyên nhân khiến miền sâm Kontum đến nay vẫn cứ khắc khoải tìm hướng ra để phát triển ? Miền Rừng “La liệt Sâm …”

Nói đến sâm Ngọc Linh, đa phần mọi người nghĩ ngay đến loại sâm củ dược liệu quý hiếm, mọc dưới các tán rừng già lâu năm, đã được kiểm định và đánh giá các chỉ số vượt xa cả loại sâm lừng danh Triều Tiên. Song, với Kontum và riêng Ngọc Linh, vùng rừng núi thăm thẳm có sâm củ Ngọc Linh. Phổ biến nhất với sâm xứ Ngọc Linh lại chính là Đẳng sâm, thường gọi là sâm dây Ngọc Linh, một loại sâm dây cho củ bình thường. Loại sâm này có thể tìm thấy ở nhiều triền núi, trảng rừng vùng Ngọc Linh, nhiều nhất là ở các xã bà con Xơ Đăng huyện Đắk Glei, và các xã cao huyện Tu Mơ Rông, giáp giới địa vực nổi tiếng sâm củ ĐăkTô. Hay ở khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen.

Từ tuổi thơ ấu chứng kiến những tác dụng vi diệu trong việc chữa bệnh từ các loại cây dây leo, đặc biệt là sâm Ngọc Linh. Thấy được nhiều lợi ích từ loại cây dược liệu quý này, thông qua theo dõi nhiều hộ gia đình sử dụng và chị đã quyết định thu mua, mục đích đầu tiên là giải quyết được khó khăn về tài chính cho người dân tại bản, giúp cho các hộ dân địa phương tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Sản phẩm từ sâm.

Sau lần thất bại đầu tiên, tưởng chừng chị đã bỏ cuộc, nhưng không, thay vào đó chị đã bỏ thời gian ra 2 tháng quyết tâm tìm tòi, nghiên cứu thị trường, tìm đầu ra cho dược liệu quý bằng phương pháp bán hàng truyền thống và cả công nghệ thông tin như các trang mạng xã hội như facebook, zalo, tik tok, youtube,…. lần này đã giúp chị quay trở lại với Ngọc Linh, thu mua về phơi nắng tự nhiên, đóng gói một cách thô sơ để bán, với sức mua ngày càng nhiều, người dân bản địa đã ý thức được loại cây có giá trị thoát nghèo nên nhiều hộ gia đình đã trồng với số lượng lớn, song song với đó là sự lan tỏa của bản thân và các trang mạng đã giúp tôi thành lập hộ kinh mang tên là Nga Phạm.

Thấy được giá trị dược tính cao thông qua người tiêu dùng phản hồi và những công dụng tuyệt vời của dược liệu này đã thôi thúc chị với mong muốn lớn hơn, đưa được sản phẩm vươn tầm xa hơn, đến tháng 9/2019 chị đã thành lập công ty mang tên "Công ty cổ phần dược liệu sạch Kon Tum".

Những sản phẩm từ khởi nghiệp ở Kon Tum.

Làm sâm với tình yêu và niềm đam mê cháy bỏng, hy vọng những sản phẩm từ sâm dây Ngọc Linh sẽ lan toả và ngày càng được nhiều người tin dùng, chị Nga đã thổi hồn vào những sản phẩm được làm từ sâm dây. Nâng tầm giá trị của sâm và cải thiện sức khỏe của người tiêu dùng.

Ngoài những doanh nhân tiêu biểu đại diện cho những sản phẩm đặc trưng thì phong trào khởi nghiệp ở Kon Tum còn rất nhiều những gương sáng khởi nghiệp rất đáng tự hào. Kon Tum đã xác định dược liệu kết hợp với du lịch sẽ là thế mạnh của tỉnh, nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm và lan tỏa tạo cảm hứng cho những doanh nhân trẻ đóng góp vào sự phát triển của vùng đất cao nguyên đầy tiềm năng này. Vì thời gian có hạn, không thể tiếp xúc với tất cả những doanh nhân, hy vọng trong thời gian tới sẽ có nhiều hơn nữa những sản phẩm chất lượng cao của các doanh nhân được nhiều người biết đến trên các trang báo của Việt Nam Hội Nhập.