Lễ hội đua thuyền, diễn ra vào 12/2 (nhằm 12 tháng Giêng âm lịch) sẽ được tổ chức lần đầu, tại huyện Ea Kar, với ước muốn cầu mong mưa thuận, gió hòa.
Theo ông cha kể lại, người xưa tổ chức Lễ hội đua thuyền vào ngày đầu xuân để khai thông sông rạch với ước muốn cầu mong mưa thuận, gió hòa. Làng nào giành chiến thắng trong cuộc đua thì năm đó sẽ gặp nhiều may mắn, làm ăn phát đạt. Từ xa xưa, kể cả trong những năm chiến tranh ác liệt hay thời bình, giải đua thuyền đã trở thành thông lệ trong những ngày đầu năm.
Lễ hội đua thuyền, diễn ra vào 12/2 (nhằm 12 tháng Giêng âm lịch) sẽ được tổ chức lần đầu, tại huyện Ea Kar.
Những năm trở lại đây, huyện Ea Kar ngày càng quan tâm duy trì hoạt động văn hóa truyền thống. Từ hoạt động mang tính tự phát, ngày nay chính quyền địa phương đã đứng ra tổ chức lễ hội, các địa phương về tham gia tranh tài, góp phần làm cho lễ hội ngày càng hào hứng, sôi nổi. "Lễ hội đua thuyền là nét đẹp độc đáo, đặc trưng riêng của người dân vùng sông nước, tạo nên một phần bản sắc văn hóa Việt mà mỗi người con đi xa ai cũng nhớ về".
Những năm trở lại đây, huyện Ea Kar ngày càng quan tâm duy trì hoạt động văn hóa truyền thống.
Thời gian tổ chức giải đua thuyền rồng truyền thống huyện Eakar lần thứ nhất năm 2022. Tại hồ Ea Kar được tổ chức sau Tết Nguyên Đán Nhâm Dần gắn với lễ phát động thi đua xây dựng và phát triển huyện Ea Kar trở thành thị xã cùng với các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của địa phương và cả nước. Dự kiến tổ chức trong thời gian 2 ngày từ ngày 11/2 đến ngày 12/2 tức ngày 11 đến ngày 12 tết Nguyên Đán năm Nhâm Dần.
Theo ông cha kể lại, người xưa tổ chức Lễ hội đua thuyền vào ngày đầu xuân để khai thông sông rạch với ước muốn cầu mong mưa thuận, gió hòa - ảnh: minh họa
Được biết các đội tham ra gồm: các xã thị trấn và hai đơn vị là công an huyện và ban chỉ huy quân sự huyện mỗi đơn vị thành lập một đội để tham gia mỗi đội tham gia có tối thiểu 17 người trở lên tổ chức đua thuyền và tham gia các hoạt động trong 2 ngày 1 đêm. “Đợt đua thuyền lần này với 18 đơn vị thành lập 18 đội đua thuyền rồng mỗi đội gồm 15 vận động viên trong đó 12 vận động viên thi đấu chính thức và 3 vận động viên dự bị.
Ngoài ra ban tổ chức cho các đơn vị vui chơi các môn thể thao, các trò chơi dân gian, diễn tấu cồng chiêng, tiết mục văn nghệ mang đậm sắc dân tộc trên địa bàn huyện, tham quan mua sắm các sản phẩm nông sản, trưng bày tại công viên bờ hồ.