VNHN - Năm 2021, tình hình dịch Covid 19 diễn biến phức tạp, tác động đến mọi hoạt động sản xuất và điều hành của doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, trong đó có lĩnh vực y tế tư nhân. Tuy nhiên, với tinh thần đoàn kết, hợp tác, phát triển và sự năng động trong lãnh đạo điều hành, sự thống nhất của Ban chấp hành, Ban thường vụ Hội, đặc biệt là nỗ lực cố gắng, vượt qua khó khăn của các đơn vị hội viên, hoạt động của Hội vẫn tiếp tục được duy trì ổn định và hoàn thành các mục tiêu kế hoạch, nhiệm vụ đề ra.
Nhân kỉ niệm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2 năm 2022, phóng viên VNHN có cuộc phỏng vấn bà Nguyễn Thị Hà - Phó Chủ tịch Hội y tế tư nhân Thanh Hóa về tình hình hoạt động của hệ thống y tế tư nhân tỉnh trong năm qua, những khó khăn vướng mắc về chính sách, những đề xuất và hướng đi hội nhập vào nền y tế số hiện nay.
Bà Nguyễn Thị Hà – Phó Chủ tịch hội Y tế tư nhân Thanh Hóa
-PV. Năm 2021, đại dịch Covid 19 đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động y tế tư nhân, song Hội y tế tư nhân Thanh Hóa đã tham gia và đóng góp tích cực vào công tác phòng chống dịch, vậy thành quả đó là gì, thưa bà?
- Bà. Nguyễn Thị Hà – Phó Chủ tịch Hội y tế tư nhân Thanh Hóa
Trước diễn biến hết sức phức tạp của Covid 19, để góp phần cùng Chính phủ, Bộ Y tế thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, Ban Thường trực đã ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị hội viên thực hiện nghiêm tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid 19 trong tình hình mới và các văn bản chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid 19. Bên cạnh đó, Hội đã thành lập quỹ phòng chống dịch Covid 19, và đã kêu gọi các hội viên đóng góp vào quỹ vắc xin để hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch.
Khi dịch bùng phát mạnh tại các tỉnh phía Nam, Hội y tế tư nhân Thanh Hóa đãkêu các hội viên tình nguyện hỗ trợ cho TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh có dịch bùng phát mạnh và nhận được sự hưởng ứng tích cực của các đơn vị hội viên với 45 cán bộ y, bác sỹ công tác tại 10 đơn vị hội viên tham gia. Tinh thần tham gia phòng chống dịch của Hội được các bộ, ban ngành và UBND tỉnh Thanh Hóa đánh giá cao. Ngày 13/12/2021, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có buổi gặp mặt và trao Bằng khen cho các cán bộ y tế hoàn thành nhiệm vụ hỗ trợ phòng chống dịch Covid 19 tại các tỉnh, thành phố phía Nam.
-PV. Hiện nay các cơ sở y tế công lập đang từng bước tự chủ về tài chính, tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn trong xu thế xã hội hóa y tế, trong khi hệ thống y tế tư nhân phải tự chủ hoàn toàn, bà có nhận định gì về xu thế này?
-Bà.Nguyễn Thị Hà – Phó Chủ tịch Hội y tế tư nhân Thanh Hóa
Mặc dù hệ thống y tế công lập tự chủ một phần về mặt tài chính, nhưng họ có nhiều thuận lợi hơn hệ thống y tế tư nhân vì họ đang có sẵnnguồn lực về cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc, nhân lực và họ chỉ bổ sung một số phát triển cần thiết.Vì vậy việc y tế công lập tự chủ một phần về tài chính cũng không phải chịu áp lực như y tế tư nhân.
Đối với khối y tế tư nhân luôn luôn khó khăn, vì đa số y tế tư nhân đều phải chủ động đầu tư về tài chính, nhân lựcvà hàng năm phải cho đi học chuyên sâu nâng cao trình độ, đồng thời phải đầu tư thêm nhiều trang thiết bị máy móchiện đại và cũng đã làm được nhiều việc ở tuyến 1. Nếu trước đây chỉ có Bệnh viện đa khoa tỉnh mới thực hiện được những ca khó, thì nay Bệnh viện đa khoa Hợp Lực cũng đã chạy thận, chạy ung bướu, thay tim, thay khớp gối.
Hệ thống y tế tư nhân luôn luôn phải cạnh tranh và coi đó là động lực để phát triển. Sự cạnh tranh mạnh mẽ chính là làm cho bệnh nhân được hưởng lợi, đồng thời muốn khẳng định thương hiệuđứng được trên thị trường thì phải tiếp tục đầu tư. Có nhân lực, vay được vốn và đầu tư nhưng để hoạt động trả lãi suất vay của ngân hàng thì khối y tế tư nhân gặp rất nhiều khó khăn, còn bệnh viện công lập thì chỉ lo về tiền lương còn tất cả (cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực…) đã có sẵn rồi.
-PV.Đại dịch Covid 19 sẽ đi vào quỹ đạo bình thường mới, song trong quá trình tham gia điều trị bệnh nhân nhiễm Covid 19 thì hệ thống y tế tư nhân đã và đang gặp những khó khăn gì về chính sách, thưa bà?
- Bà. Nguyễn Thị Hà – Phó Chủ tịch Hội y tế tư nhân Thanh Hóa
Hội y tế tư nhân tỉnh đã xác định tư tưởng là sẽ sống chung với đại dịch và hệ thống y tế tư nhân cũng đã tiếp nhận bệnh nhân có bệnh nền bị F0. Trong điều trị thì chúng tôi cũng còn gặp nhiều khó khăn. Nếu là bệnh nền thì được bảo hiểm chi trả nhưng sau khi người ta khỏi bệnh đó rồi thì việcphục vụ một bệnh nhân nhiễm Covid 19 thì phải phục vụ hoàn toàn độc lập trong tình trạng không có người chăm nuôi, thế thì những chi phí vật tư y tế, những vấn đề môi trường, nhân lực, lương nhân viên, quần áo phòng hộ, cơm trưa mà chưa được cơ quan chức năng nào hỗ trợ. Theo quy định đối với bệnh nhân thì chỉ được thu 80.000 đồng tiền ăn cho nên đây là một khó khăn cho các cơ sở y tế tư nhân. Vì vậy chúng tôi cũng muốn thông qua báo chí cũng đề xuất với các cơ quan chức năng sớm có cơ chế rõ ràng để hỗ trợ cho hệ thống y tế tư nhân.
Về tiếp nhận bệnh nhân mà nhiễm Covid 19 thì cơ sở tư nhân luôn sẵn sàng để chia sẻ gánh nặng với y tế công lập, nhưng về cơ chế chính sách thì còn nhiều vướng mắc từ khâu phòng dịch, đến hỗ trợ cơ sở vật chất, đến lương cho nhân viên, rồi các xử lí rác thải rất khó khăn. Hiện tại thì Bệnh viện Hàm Rồng cũng đã xác nhận 24 bệnh nhân và đã chữa khỏi và cho ra viện được 3 bệnh nhân, còn lại 21 bệnh nhân.
Cái khó khăn cho cơ sở y tế tư nhân là chỉ điều trị bệnh nhân có bệnh nền chứ không phải là cơ sở tập trung F0 không triệu chứng. Nếu theo quy định của bảo hiểm thì không được hỗ trợ tiền giường. Ví dụ, bệnh nhân ốm mà vào bệnh viện có 3 ngày người ta đỡ nhưng vì Covid 19 người ta chưa khỏi, vì vậy phải ở lại từ7 đến 10 ngày mới khỏi và những ngày còn lại đó thì lấy tiền ở đâu? Nhiều bệnh nhân không có điều kiện để nộp, vận động họ nộp cũng rất khó và nếu họ có sãn sàng nộp thì cũng không biết thu ở mức bao nhiều là đủ vì chưa có ai định hướng được mức thu cụ thể. Đó là những khó khăn mà các cơ quan chức năng cần sớm quy định cụ thể đối với điều trị bệnh nhân Covid19 có bệnh nền ở các cơ sở y tế tư nhân.
Tập thể Hội viên Hội Y tế tư nhân tỉnh Thanh Hóa
-PV. Với tư cách là Phó Chủ tịch Hội y tế tư nhân Thanh Hóa, Bà có định hướng gì cho việc bắt nhịp vào thị trường y tế số?
- Bà. Nguyễn Thị Hà – Phó Chủ tịch Hội y tế tư nhân Thanh Hóa
Bắt nhịp vào thị trường y tế số là một tất yếu trong thời đại công nghệ số. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng hàng năm Ban thường trực đã tổ chức các đoàn đi tham quan học hỏi các đơn vị bạn, đơn vị tỉnh ngoài để làm sao cho hệ thống y tế tư nhân Thanh Hóa ngày một phát triển, cụ thể là đang hướng đến dùng phần mềm, dùng bệnh án điện tử. Khi dùng bệnh án điện tử sẽ đỡ chi phí và bệnh nhân không cần đến tận nơi để hội chẩn mà có thể hội chẩn trực tuyến; hướng tới dùng Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS), tức là không in film sau khi chụp Xquang, chụp cộng hưởng từ, chụp CT-Scanner và chụp mạch số hóa nền cho bệnh nhân, thay vào đó là lưu trữ bằng hệ thống công nghệ thông tin. Do không phải in film nên sẽ không phải rửa film và sẽ giảm tải về vấn đề môi trường, tiết kiệm được chi phí. Hiện nay Bệnh viện đa khoa Hàm Rồng, Bệnh viện đa khoa Phúc Thịnh và Bệnh viện đa khoa Trí Đức Thành đang trải nghiệm, các bệnh viện sẽ đăng kí làm và mời Bộ y tế vào thẩm định và thực hiện y tế số trong thời gian tới./.
-PV. Xin trân trọng cảm ơn bà!