27/12/2024 lúc 22:52 (GMT+7)
Breaking News

Hiệu quả mô hình nhân giống, sơ chế Giảo Cổ Lam và Độc Hoạt ở Kon Tum

Tỉnh Kon Tum có diện tích tự nhiên hơn 9.600km2 với dân số trên 555.000 người, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 55%. Toàn tỉnh có 43 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có 7 dân tộc bản địa gồm Xơ Đăng, Ba Na, Giẻ- Triêng, Gia Rai, B’râu, Rơ Măm và H’rê. Cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn.

Tỉnh Kon Tum có diện tích tự nhiên hơn 9.600km2 với dân số trên 555.000 người, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 55%. Toàn tỉnh có 43 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có 7 dân tộc bản địa gồm Xơ Đăng, Ba Na, Giẻ- Triêng, Gia Rai, B’râu, Rơ Măm và H’rê. Cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn.

Những năm gần đây tỉnh Kon Tum xác định phát triển cây dược liệu thành ngành kinh tế mũi nhọn với quyết tâm trở thành vùng dược liệu trọng điểm của khu vực cũng như cả nước. Định hướng phát triển này của Kon Tum nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ cũng như các Bộ, Ban, Ngành Trung ương.

​Năm 2017, trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016- 2025, Công ty TNHH Thái Hòa, địa chỉ tại số 02, đường Hoàng Văn Thụ, thành phố Kon Tum được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt thực hiện dự án “Xây dựng mô hình nhân giống, trồng và sơ chế Giảo cổ lam và Độc hoạt theo GACP nhằm tạo vùng nguyên liệu cho sản xuất thuốc tại tỉnh Kon Tum”. Kết quả sau gần 5 năm cho thấy dự án đã khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, nâng cao thu nhập cho doanh nghiệp, cải thiện đời sống người dân và bảo vệ được môi trường rừng./.