16/01/2025 lúc 10:15 (GMT+7)
Breaking News

Hà Nội vẫn 'chốt' xây dựng bến xe Yên Sở

VNHN - Theo Nghị quyết về Quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe và trung tâm tiếp vận, trạm dừng nghỉ trên địa bàn TP Hà Nội tới năm 2030, tầm nhìn tới năm 2050, Hà Nội cũng quyết xây dựng bến xe khách Yên Sở với diện tích khoảng 3,4 ha trong “giai đoạn quá độ” để hỗ trợ các bến xe hiện có.

VNHN - Theo Nghị quyết về Quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe và trung tâm tiếp vận, trạm dừng nghỉ trên địa bàn TP Hà Nội tới năm 2030, tầm nhìn tới năm 2050, Hà Nội cũng quyết xây dựng bến xe khách Yên Sở với diện tích khoảng 3,4 ha trong “giai đoạn quá độ” để hỗ trợ các bến xe hiện có.

Cụ thể, sáng nay (5/12), HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về Quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe và trung tâm tiếp vận, trạm dừng nghỉ trên địa bàn TP Hà Nội tới năm 2030, tầm nhìn tới năm 2050.

Theo đó, với 96/96 đại biểu có mặt tán thành các bến xe lớn nằm trong trung tâm đô thị như bến xe Gia Lâm, Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm tiếp tục khai thác trong giai đoạn quá độ thực hiện quy hoạch dự án và chỉ nâng cấp, cải tạo trên cơ sở quy mô hiện có.

Cũng theo Nghị quyết này, Hà Nội cũng quyết xây dựng bến xe khách Yên Sở với diện tích khoảng 3,4 ha trong “giai đoạn quá độ” để hỗ trợ các bến xe hiện có.

Khu vực chuẩn bị xây dựng bến xe Yên Sở nằm sát vành đai 3

Như báo chí đã thông tin trước đó, có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau liên quan đến việc xây dựng bến xe Yên Sở. Cụ thể, một số chuyên gia giao thông cho rằng, việc xây dựng bến xe này có thể dẫn tới tình trạng ùn tắc giao thông.

Cùng đó, liên Bộ Giao thông và Xây dựng cũng đưa ra khuyến nghị Hà Nội cần nghiên cứu ý kiến của người dân và tổ chức hội thảo. Đồng thời mời các chuyên gia và doanh nghiệp để lấy ý kiến về quy hoạch đầu tư xây dựng bến xe, bãi đỗ xe...

Trong Nghị quyết cũng nêu rõ: về lâu dài, sau khi đầu tư hoàn thành Bến xe khách chính phía Nam (khu vực Ngọc Hồi - đường Vành đai 4) thì các bến xe khách Yên Sở và Nước Ngầm sẽ được đồng thời chuyển đổi chức năng thành đầu mối trung chuyển vận tải hành khách công cộng kết hợp bãi đỗ xe (các tuyến xe khách liên tỉnh đang khai thác tại 2 bến xe khách này sẽ được điều chuyển về Bến xe khách đầu mối tập trung phía Nam).

Đồng thời, trong quy hoạch dài hạn, Hà Nội cũng sẽ quy hoạch mới 7 bến xe khách liên tỉnh phục vụ đô thị trung tâm, gồm: Bến phía Bắc 10 ha; bến Đông Anh 5,3 ha; bến phía Đông Bắc (bến xe Cổ Bi) 10,4 ha; bến phía Nam 10 ha; bến Yên Nghĩa 7 ha; bến phía Tây 5 ha; bến phía Tây Bắc (thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng) 15 ha.

Được biết, nội dung này khác với dự thảo quy hoạch trước đó khi TP đưa ra lộ trình bến xe Giáp Bát, Gia Lâm sẽ đóng cửa từ năm 2020, hai bến còn lại dừng hoạt động từ năm 2030./.