11/01/2025 lúc 14:00 (GMT+7)
Breaking News

Gỡ khó để xuất khẩu nông sản về đích

VNHN - Khả năng xuất khẩu nông sản cán đích 43 tỷ USD rất mong manh khi chỉ còn hơn một tháng nữa là kết thúc năm 2019. Để đạt được mục tiêu, Bộ NN&PTNT đang đồng hành cùng DN tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thị trường xuất khẩu, tập trung nâng cao giá trị ở những mặt hàng đang có thế mạnh như: Đồ gỗ, lâm sản; khôi phục tăng trưởng ở mặt hàng thủy sản.

VNHN - Khả năng xuất khẩu nông sản cán đích 43 tỷ USD rất mong manh khi chỉ còn hơn một tháng nữa là kết thúc năm 2019. Để đạt được mục tiêu, Bộ NN&PTNT đang đồng hành cùng DN tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thị trường xuất khẩu, tập trung nâng cao giá trị ở những mặt hàng đang có thế mạnh như: Đồ gỗ, lâm sản; khôi phục tăng trưởng ở mặt hàng thủy sản.

Năm 2019, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu mục tiêu xuất khẩu rau quả đạt 4 tỷ USD. Tuy nhiên, 11 tháng năm 2019, kim ngạch xuất khẩu rau quả mới đạt 3,3 tỷ USD, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2018 và dự báo khó về đích như kế hoạch. Nguyên nhân khiến xuất khẩu rau quả sụt giảm là sự thay đổi về chính sách nhập khẩu của thị trường Trung Quốc (chiếm 70% tổng giá trị xuất khẩu của ngành). Cụ thể, thị trường này đã siết nhập tiểu ngạch chuyển sang chính ngạch, trong khi Việt Nam mới có 9 loại trái cây được phía Trung Quốc cho phép nhập khẩu chính ngạch.

Xuất khẩu nông sản năm 2019 khó về đích

Đáng nói, năm 2019, dù một số loại trái cây của nước ta đã vào được thị trường Mỹ, Australia và có mức tăng khá nhưng không thể bù đắp được sự sụt giảm của thị trường Trung Quốc. Tương tự, gạo cũng phụ thuộc phần lớn vào thị trường Trung Quốc. 11 tháng của năm 2019, xuất khẩu gạo ước đạt 2,65 tỷ USD, giảm khoảng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Không chỉ có rau quả và gạo, nhiều mặt hàng nông sản vốn là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam cũng giảm đáng kể. Chẳng hạn như, hạt điều và hạt tiêu dù lượng xuất khẩu tăng nhưng giá xuất khẩu đều giảm mạnh kéo theo kim ngạch xuất khẩu bị giảm. Riêng cà phê giảm cả về lượng (giảm 14,6%) và giá trị xuất khẩu (giảm 22,3%).

Theo nhiều chuyên gia, xuất khẩu phụ thuộc một vài thị trường lớn, rủi ro cao là thực tế với nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam, chứ không riêng gạo hay rau quả. Tuy nhiên, sự sụt giảm xuất khẩu do ảnh hưởng của thương chiến Mỹ - Trung hay các thị trường lớn thay đổi chính sách nhập khẩu được được các chuyên gia đánh giá vừa là thách thức, vừa là cơ hội để các DN Việt tự chuyển mình, thích ứng với bài toán của các nhà nhập khẩu. Để tháo gỡ những khó khăn cũng như thúc đẩy xuất khẩu nông sản cần sự vào cuộc tích cực của các bộ, ngành với một hệ thống giải pháp đồng bộ. Song, về lâu dài, các DN xuất khẩu cần tích cực, chủ động tìm kiếm đối tác, quảng bá sản phẩm thông qua việc tham gia các cuộc hội chợ, triển lãm. Từ đó, tăng cường nắm bắt các quy định kỹ thuật và yêu cầu về kiểm dịch từ các thị trường. Đặc biệt, cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyển từ việc kiểm tra ATTP cuối cùng sang giám sát toàn bộ các công đoạn trong chuỗi sản xuất.