28/04/2024 lúc 04:05 (GMT+7)
Breaking News

Giải pháp nào cho các sản phẩm du lịch ĐBSCL phát triển bền vững … ?

(VNHN)-Mặc dù có tiềm năng phong phú, đa dạng nhưng du lịch Đồng bằng Sông Củư Long (ĐBSCL) trong những năm qua vẫn tồn tại một số hạn chế như: sản phẩm du lịch còn chưa thực sự hấp dẫn, khác biệt, khả năng cạnh tranh chưa cao, công tác quảng bá - xúc tiến du lịch còn nhiều hạn chế, nguồn lực du lịch chưa được đầu tư đúng mức ...

(VNHN)-Mặc dù có tiềm năng phong phú, đa dạng nhưng du lịch Đồng bằng Sông Củư Long (ĐBSCL) trong những năm qua vẫn tồn tại một số hạn chế như: sản phẩm du lịch còn chưa thực sự hấp dẫn, khác biệt, khả năng cạnh tranh chưa cao, công tác quảng bá - xúc tiến du lịch còn nhiều hạn chế, nguồn lực du lịch chưa được đầu tư đúng mức ...

Ông Nguyễn Quý Phương – Vụ trưỏng Vụ Lữ hành, đại diện Tổng Cục Du lịch

chủ trì Buổi Toạ đàm “Phát triển du lịch ĐBSCL” ngày 4-10 tại Cần Thơ.

Du lịch chưa phát triển tưong xứng với tìm năng của vùng

Với nhiều ưu đãi của thiên nhiên, vùng ĐBSCL được biết đến là vùng đất hiền hòa, khí hậu mát mẻ, cây lành trái ngọt cùng nhiều sản vật thiên nhiên ban tặng và là kho tàng văn hóa giàu bản sắc. Du lịch ĐBSCL còn có nhiều khả năng kết nối tour, tuyến với TP. Hồ Chí Minh, các vùng, miền trong nước, hợp tác quốc tế với các nước tiểu vùng sông Mê Kông; Đồng thời có thể khai thác, phát triển nhiều loại hình du lịch sinh thái miệt vườn; Nghiên cứu - nghỉ dưỡng; văn hóa - lễ hội, tâm linh đến du lịch biển, đảo chất lượng cao, du lịch mạo hiểm... Bên cạnh đó, ĐBSCL có hệ sinh thái đa dạng và đặc sắc, từ hệ sinh thái biển, đảo, cửa sông, đất ngập nước, rừng ngập mặn, cù lao châu thổ, với nhiều khu dự trữ sinh quyển, vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên có tính đa dạng sinh học cao, thuộc hàng quý hiếm trên thế giới như: Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, U Minh Thượng, U Minh Hạ, Tràm Chim, Phú Quốc… Đây là những tài nguyên quý giá cho phát triển du lịch sinh thái cũng và các loại hình du lịch khác.

Tuy nhiên, thời gian qua, du lịch vùng ĐBSCL chưa được đầu tư đúng mức và khai thác có hiệu quả. Do đó, việc nhận diện đúng đắn thực trạng, thách thức và phát triển bền vững du lịch ĐBSCL đang là vấn đề cấp thiết hiện nay. Theo nhận định của các chuyên gia trong ngành Du lịch, thực trạng phát triển của du lịch ĐBSCL không có gì thay đổi nhiều trong suốt thời gian từ năm 2006 đến nay. Điều đáng chú ý là trong suốt quãng thời gian đó; Các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSCL vẫn loay hoay với việc định hình đâu là sản phẩm du lịch đặc thù khi mà địa phương nào cũng có những sản phẩm gần giống nhau. Hầu hết các địa phương trong vùng đều dựa vào tài nguyên du lịch sẵn có để phát triển du lịch. Do vậy, các sản phẩm du lịch chủ yếu tập trung vào việc: Chở khách tham quan bằng tàu thuyền,đưa khách tham quan miệt vườn, biểu diễn đờn ca tài tử, tham quan tìm hiểu tại các Vườn Quốc gia. Du khách chỉ cần đến một tỉnh là biết sản phẩm du lịch của cả vùng. Chính tình trạng trùng lắp về sản phẩm du lịch sông nước, du lịch sinh thái giữa các địa phương trong vùng diễn ra phổ biến đã làm giảm tính hấp dẫn của du lịch ĐBSCL.

 Du khách tham quan vườn chôm chôm ở ĐBSCL.

Ngoài sản phẩm du lịch bị trùng lắp, còn có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến du lịch ĐBSCL phát triển chưa tương xứng với tiềm năng: Phát triển du lịch vùng ĐBSCL chỉ mới thể hiện ở tầm nhìn, còn thiếu nhiều hành động cụ thể để hiện thực hóa. Cách làm du lịch vẫn còn mang nặng tính tự phát, thiếu chuyên nghiệp. Các sản phẩm du lịch chủ yếu dựa vào thiên nhiên, khai thác những gì sẵn có mà thiếu sự đầu tư dài hạn, thiếu sự liên kết. Tình trạng kém hấp dẫn và không rõ tính đặc thù của các sản phẩm du lịch vùng là điểm yếu chung. Đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, nguồn nhân lực du lịch và cơ chế điều phối, liên kết vùng, liên kết chuỗi giá trị ngành du lịch ĐBSCL để phát triển bền vững là thách thức cần phải vượt qua, để tạo nên bứt phá cho du lịch trãi nghiệm; Những sản phẩm du lịch đặc thù của vùng ĐBSCL đã được khai thác, nhưng hiện mới ở góc độ địa phương, chứ không phải góc nhìn của toàn vùng. Vấn đề liên kết giữa các vùng cũng đã được đặt ra từ lâu, nhưng không có tiếng nói chung, dẫn đến tình trạng khai thác sản phẩm du lịch chồng chéo nhau.

Sản phẩm du lịch dưói góc nhìn của các doanh nghiệp lữ hành

Các công ty du lịch lữ hành từ lâu đã xác định Vùng ĐBSCL là thị trưòng lớn, nhiều tiềm năng; Là tuyến điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưõng, du lịch nông thôn, homestay hấp dẫn. Hầu hết các doanh nghiệp lữ hành, đặc biệt là các doanh nghiệp lữ hành quốc tế hoạt động tại Việt Nam đều có giới thiệu và cổ động ở các mức độ khác nhau về các chưong trình du lịch đến khu vực ĐBSCL:

 * Về các tuyến tham quan đưòng bộ: Các tour tham quan ĐBSCL phần lớn đều xuất phát từ TP.HCM và quay trở về TP.HCM.

  *Về các tuyến tham quan đưòng sông bằng du thuyền: Những năm gần đây, du lịch bằng du thuyền trên sông Cửu Long đã bắt đầu khởi sắc cùng với sự xuất hiện của một số du thuyền trung và cao cấp. Các tuyến du lịch thoải mái và lãng mạn bằng du thuyền trên sông giúp du khách có được những trãi nghiệm khó quên về dòng sông Cửu Long hùng vĩ với những làng quê thanh bình, những cù lao xanh, những chợ nổi đầy màu sắc và những sinh hoạt đời thường của người dân sinh hoạt 2 bên bờ sông. Có thể kể đến một số du thuyền với các tours tiêu biểu theo các hành trình từ TP. Hồ Chí Minh – Cần Thơ, Cái Bè; TP.HCM – Cần Thơ, Châu Đốc; TP.HCM – Sa Đéc, Long Xuyên, Châu Đốc, Phnôm Pênh(Campuchia) …

 Chợ nổi Cái Răng đầy màu sắc – Điểm đến tham quan hấp dẫn của các Du khách trong nước và Quốc tế .

  *Về các tuyến du lịch biển đảo: ĐBSCL bao gồm 7 tỉnh nằm ven biển với  tổng chiều dài bờ biển trên 700km, có hàng trăm hòn đảo lớn, nhỏ. ĐBSCL cũng được xem là nơi có tiềm năng và thế mạnh khai thác du lịch biển đảo. Đi bằng đưòng thuỷ, du khách có thể sử dụng dịch vụ tàu cao tốc nối Rạch Giá và Hà Tiên với Phú Quốc. Những năm gần đây, du thuyền hạng sang L’amant cũng mở tuyến mới từ TP.HCM với các địa danh du lịch của ĐBSCL và với Phú Quốc.

  *Về các chưong trình du lịch liên tuyến Việt Nam – Campuchia: ĐBSCL đóng vai trò quan trọng trong các chưong trình du lịch liên tuyến kết nối Việt Nam và Campuchia bằng đưòng bộ và đưòng thuỷ. Các chưong trình đưòng bộ phổ biến kết nối TP.HCM với ĐBSCL và kết nối ĐBSCL với thành phố Phnôm Pênh (Campuchia) bằng tàu cao tốc qua cửa khẩu Vĩnh Xưong (TP. Châu Đốc, An Giang); Các tours du lịch bằng du thuyền trung và cấp trên sông Mê Kông kết nối Việt Nam với Campuchia không những giúp du khách có đựoc những trải nghiệm khó quên về dòng sông Mê Kông hùng vĩ với những làng quê thanh bình, những cù lao xanh mướt, những chợ nổi đầy màu sắc …

Nhu cầu của du khách và của các thị trưòng du lịch trong và ngoài nứoc rất đa dạng, điều này đòi hỏi sản phẩm du lịch của Việt Nam nói chung và của khu vực ĐBSCL cũng phải đa dạng để đáp ứng các nhu cầu trên. Xét trên phưong diện cạnh tranh giữa các điểm đến (ở cấp quốc gia và khu vưc) thì đa dạng hoá sản phẩm du lịch là một yêu cầu quan trọng và cần thiết không chỉ đối với du lịch Việt Nam mà còn cả với du lịch ĐBSCL ./.

Ngày 04/10 vừa qua, Tổng cục Du lịch phối hợp với UBND TP. Cần Thơ tổ chức Buổi tọa đàm “Phát triển sản phẩm du lịch vùng ĐBSCL”. Tại buổi tọa đàm, các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn và đơn vị cung cấp dịch vụ trên điạ bàn các tỉnh trong khu vực đã cùng nhau trao đổi, thảo luận nhằm tìm ra các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch ĐBSCL trong thời gian tới …

PHƯỚC LẬP