BITEXCO - Góp phần định vị Việt Nam trên bản đồ kiến trúc thế giới

BITEXCO - Góp phần định vị Việt Nam trên bản đồ kiến trúc thế giới và 3 bí quyết thành công

 

PV:  Thưa Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Tuyết Xương, ngày mồng 3 tháng 3 hàng năm đã được Tổ chức Y tế Thế giới chọn làm Ngày Thính giác Thế giới. Ông có thể thông tin đến bạn đọc đôi điều về  ngày ý nghĩa này?

PGS-TS Nguyễn Tuyết Xương: Với mục đích nâng cao nhận thức về việc phòng bệnh điếc và giảm thính lực, đồng thời nâng cao việc chăm sóc tai và thính giác cho con người trên khắp thế giới, ngày 03/03 hàng năm đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chọn làm Ngày Thính giác thế giới từ năm 2016. Sở dĩ chọn ngày 3 tháng 3 để phù hợp với số 3.3 là hình ảnh đại diện cho hai tai.

Thông qua ngày Thính giác Thế giới hàng năm, nhiều thông điệp thiết thực từ WHO cũng như từ các tổ chức, các chuyên gia, các nhà hoạt động xã hội liện quan đã được đưa ra nhằm giúp cho mọi người hiểu đầy đủ hơn về căn bệnh liên quan đến điếc và giảm thính lực, đến những tác hại, sự thiệt thòi của người bị bệnh trong cuộc sống và công việc; nâng cao nhận thức của mọi người về việc phòng bệnh điếc, đồng thời thúc đẩy các nước trên toàn thế giới hoạt động nhiều hơn để tăng cường chăm sóc thính lực cho tất cả mọi người.

Mỗi năm, WHO đều quyết định chủ đề và phát triển tài liệu theo chủ đề đó. Chẳng hạn, năm 2023 được tổ chức với Chủ đề: “Chăm sóc tai và thính giác cho tất cả mọi người! Hãy biến nó thành hiện thực”. Năm 2024 sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tích hợp chăm sóc tai và thính giác trong chăm sóc ban đầu, như một thành phần thiết yếu của bảo hiểm y tế toàn cầu…

 

PV: Thực trạng về bệnh điếc và giảm thính lực hiện nay như thế nào, thưa Phó Giáo sư?

PGS-TS Nguyễn Tuyết Xương:  Khiếm thính là tình trạng giảm sức nghe với nhiều mức độ khác nhau, từ nghe kém, đến mức độ điếc nặng hoàn toàn không nghe được âm thanh. Khiếm thính là một khuyết tật có tỷ lệ mắc cao so với các loại khuyết tật khác như dị tật hàm mặt sứt môi hở hàm ếch, hội chứng Down, bệnh loạn dưỡng cơ di truyền…

Theo số liệu của WHO, tới nay có hơn 5% dân số thế giới – khoảng 466 triệu người bị suy giảm thính lực. Dự báo đến năm 2050, hơn 900 triệu người trên toàn cầu sẽ bị suy giảm thính lực, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ. Khoảng một phần ba số người trên 65 tuổi bị ảnh hưởng bởi tình trạng suy giảm thính lực. Bên cạnh đó, tình trạng suy giảm thính lực ở người trẻ cũng ngày càng có xu hướng gia tăng. Phần lớn những người bị suy giảm thính lực sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Trong các đối tượng bị khiếm thính, trẻ em là đối tượng rất cần được sự quan tâm nhiều hơn. Vì trẻ em nếu nghe kém có thể đem lại những hậu quả nặng nề cho trẻ, trước hết là đối với việc học nói, tiếp đến ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ, khả năng học tập, cơ hội nghề nghiệp và tính nết của trẻ. Chức năng của tai là dùng để nghe và đương nhiên bản chất của việc hình thành tiếng nói là sự lặp lại những gì trẻ đã nghe được và học theo. Theo đó, nếu trẻ không nghe được thì đồng nghĩa với việc trẻ cũng không thể nói được. Việc không giao tiếp được bình thường dễ dẫn đến những thay đổi bất thường trong tâm lý của trẻ. Trẻ khiếm thính thường dễ bị cô lập và chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Vì vậy, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời cho trẻ có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Ở Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục dân số thì trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,4-1,5 triệu trẻ ra đời, tỷ lệ trẻ khiếm thính vĩnh viễn chiếm 0,3-0,5%, như vậy mỗi năm có thêm trung bình 5.000 trẻ khiếm thính. Tuy nhiên, số trẻ được phát hiện và can thiệp chỉ khoảng 10% tức là 500 trẻ! Ngoài ra, hàng năm còn nhiều trẻ bị khiếm thính sau sinh do bị bệnh như: viêm tai giữa không được điều trị, do chấn thương, ngộ độc thuốc do dùng sai thuốc, do bệnh lý siêu vi trùng, do chấn thương, thậm chí có thể điếc mà không rõ nguyên nhân...

PV:  Một trong những mục đích của Hội Thính học Việt Nam là hỗ trợ nâng cao trình độ chuyên môn, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân về chuyên ngành thính học của đất nước. Với vai trò là Chủ tịch Hội, Phó Giáo sư có thể chia sẻ thêm về những biện pháp phòng và điều trị mất thính lực hiện nay ?

PGS-TS Nguyễn Tuyết Xương:  Có thể nói, trong điều kiện hiện nay, 50% các trường hợp điếc tai có thể phòng tránh được. Riêng ở trẻ em, 60% trường hợp điếc tai có thể ngăn ngừa được bằng các biện pháp như tiêm chủng ngừa rubella và viêm màng não; cải thiện chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh; tầm soát và xử trí sớm bệnh viêm tai giữa. Còn với người lớn, biết cách nghe “an toàn”, cần tránh tiếng ồn, không dùng bừa bãi các loại thuốc gây độc cho tai và vệ sinh tai tốt sẽ giúp giảm nguy cơ mất thính lực. Ngoài ra, cũng cần khám sàng lọc để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời… Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, các dụng cụ trợ thính, các phương pháp điều trị mới đã giúp cho người có vấn đề về thính giác có cuộc sống dễ chịu hơn, có nhiều cơ hội hơn khắc phục những hệ lụy do khuyết tật gây ra như: sử dụng máy trợ thính, cấy ốc tai điện tử và các thiết bị hỗ trợ thính lực khác,…

Việc phòng ngừa, điều trị mất thính lực thường tập trung chủ yếu vào 2 đối tượng chính là người cao tuổi và trẻ em. Cụ thể:

Với người cao tuổi: Quan trọng nhất là cần duy trì một lối sống lành mạnh, khoa học; tập thể dục mỗi ngày, ngủ đủ giấc, tránh hút thuốc… Nhất là đối với người có liên quan đến các bệnh lý mãn tính như tiểu đường hay cao huyết áp. Bên cạnh đó, giữ gìn tai sạch sẽ, dùng khăn ẩm lau tai mỗi ngày và hạn chế nghe những tiếng ồn lớn cũng là biện pháp giúp người cao tuổi phòng tránh lãng tai.

Đối với trẻ em: Việc điều trị bệnh giảm thính lực tùy thuộc vào nguyên nhân gây giảm thính lực.  Cụ thể như: Nếu giảm thính lực do bệnh lý: Nghĩa là do các bệnh như viêm tai giữa, dị vật trong ống tai, do ráy tai hoặc các chấn thương thủng màng nhĩ,...thì cần phát hiện kịp thời, điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Với các trẻ này, cần chú ý vệ sinh sạch sẽ tai - mũi - họng trong và sau quá trình điều trị để nâng cao hiệu quả điều trị, phòng ngừa bệnh tái phát.  Nếu giảm thính lực do bẩm sinh, di truyền hoặc trong khi sinh, di chứng sau viêm não - màng não,... thì trẻ sẽ không thể phục hồi được thính lực, phải mang khuyết tật suốt đời. Với những trẻ này, khi được phát hiện bệnh sớm, trẻ được đeo máy nghe, máy trợ thính hoặc ốc tai điện tử, cho phép trẻ học nói sớm, phát triển như các trẻ khỏe mạnh bình thường.

Người lớn cần tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp, vui chơi với các trẻ khác để giúp trẻ hòa nhập cộng đồng tốt hơn; Cho trẻ tham gia các câu lạc bộ, hội người khuyết tật để trao đổi thông tin, giao tiếp bằng ngôn ngữ tổng hợp.

PV:  Trân trọng cảm ơn PGS-TS Nguyễn Tuyết Xương.

             Mạnh Hiếu