16/01/2025 lúc 03:02 (GMT+7)
Breaking News

Đoàn Mạnh Phương : Người đi tìm mặt của thơ

“Đến mình” là đến bản thân nhà thơ, đến cái “tôi” thi sĩ là sự tự biểu hiện, tự bộc lộ, để đời hiểu mình, cảm mình - Mà muốn người ta hiểu mình, cảm mình thì trước hết mình phải hiểu mình, cảm mình trước đã nhưng tự hiểu mình, tự đi tìm mặt của mình, là việc khó.

“Đến mình” là đến bản thân nhà thơ, đến cái “tôi” thi sĩ là sự tự biểu hiện, tự bộc lộ, đ đời hiểu mình, cảm mình - Mà muốn người ta hiểu mình, cảm mình thì trước hết mình phải hiểu mình, cảm mình trưc đã nhưng tự hiểu mình, tự đi tìm mặt của mình, là việc khó. Khó hơn nữa là tự tìm ra mặt của thơ mình. Vì tự nhìn ra mình nhưng thiếu tài năng, thiếu bản lĩnh nghệ thuật thì có khi vẽ mặt mình mà lại không giống mình vì vẽ bằng bút thơ ca ngưi khác!

Thường thì các nhà thơ phải sau nhiều năm, nhiều tập thơ mới tìm ra được mặt của mình trong thơ hoặc mới có ý thức về điu đó. Rất may cho thơ ca Vit Nam, các nhà thơ Việt Nam ngày nay đã sớm nhận ra tầm quan trọng của cá tính sáng tạo trong thơ nên cũng sớm tự nhận dạng mình, sớm tạo cho mình một diện mạo riêng. Đoàn Mnh Phương một nhà thơ trong lp nhà thơ tr xuất hiện sau năm 1975. Anh là nhà thơ trẻ xuất hiện vào đầu thập kỷ cuối của thế kỷ 20. “Câu thơ mt ngưi” đã đánh dấu một chặng đường thơ anh.

Tập thơ có mt bài thơ như một tuyên ngôn về cá tính trong thơ đúng như nhan đề của nó:

“Có thể là ớt cay

Có thể là quả ngọt

Là mùa hạ chát chua

Hay mùa đông đắng ngắt

Anh không thể bị loãng tan giữa một rừng người

Anh không thể nhập vai đ vào vai người khác

Trong hơi thở lạnh tanh của ngôn ngữ sáo mòn…”

(Cá tính)

Nhưng điều đu tiên Đoàn Mnh Phương nghĩ đến trong việc tìm mặt cho thơ là tìm mặt, nhận diện thời đại mình. Điều này chứng tỏ anh có một nhãn quan xã hội, một nhãn quan nhạy bén, biện chứng; tuy thơ anh không đi theo khuynh hướng phản ánh hiện thực khách quan, nhưng anh đã nói đến hiện thực ấy vì nó là thời đại của anh, của thơ anh.

“Phía trưc là con đường

Những lối mòn ngã rẽ

Đâu chỗ nóng mặt trời

Đâu chỗ lạnh bàn chân

Ngày đô th rướn mình đốn ngã của thiên nhiên

đốn ngã từ bóng cây

Tiếng hót của họa mi buổi sớm…”

ộng và tĩnh)

Đó là đon trích trong bài thơ đầu của tập thơ “Câu thơ mt người” của anh còn trong “Trong những ngôi nhà hộp”, anh nói về những đứa trẻ thời nay nhưng cũng là lời cảnh báo cho tất cả những ngưi đang sng trong ngôi nhà đóng hộp của đời mình.

“Trong những ngôi nhà hộp

những đứa trẻ ăn cơm hộp

và ngồi bất động

bên tiếng đồng hồ tích tắc chai lì

chúng làm quen với từng con số đếm

đếm tuổi mình bay đi”.

Chế Lan Viên ngày xưa, khi ngi trong căn nhà cấp 4, cũng đã tự cảnh báo “chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép”. Đúng là không có gì nguy cho thơ hơn s đóng góp hộp tâm hồn!

Chỉ qua vài đon thơ trên, ta đã thấy đưc đôi phần về tư tưởng nghệ thuật của Đoàn Mnh Phương, ta cũng thấy đưc đôi nét về kỹ thuật thơ ca anh. Đó là sự sử dụng rộng rãi những biểu ợng, những thư pháp ẩn dụ, nhân hóa, chuyển đổi cảm giác trong ngôn từ.

Ta sẽ thấy rõ hơn thi pháp và phong cách nghệ thuật của anh khi đi vào nhng bài thơ anh diễn tả cảm xúc của anh về quê hương, gia đình và tình yêu.

Tôi không ngờ chàng thanh niên trí thức thời buổi đô thị hóa lại có những câu thơ cm sâu vào đt đai và hn vía làng quê như thế này mặc dù chữ nghĩa rất “tân tiến”:

“Tiếng cá mè quẫy ran sưng tấy mặt ao làng

mơn mởn ếch kêu mưa

Hổn hển như mùa thu vưt trườn lên mùa hạ

Tôi nảy nầm thành tôi

cổng đình thêm mảnh vá

con trâu già nhai lại những ngày xưa…”

Điều quan trọng và cũng là điều giải thích vì sao tác giả viết được những câu như thế:

“Chạm mặt vào hôi hổi mùa màng…

Tôi nảy mầm thành tôi…

Bới lên từng tiếng ve chôn cất tuổi thần tiên”

Hóa ra cảm nhận về quê hương không thể chỉ bằng sách vở mà bằng sự chắt chiu sự sống của mình ở quê hương, vi quê hương, dẫu sự sống đó còn ít ỏi. Trong bài thơ đã dẫn, bài thơ có cái tên gợi rõ chủ đ: “Quê hương”, tác giả có một câu thơ có cấu trúc hình tượng và ngôn ngữ phức hợp, nó báo hiệu khả năng liên tưởng phong phú về phong cách hiện đại của anh:

“Xưa cha tng ra đi quăng lưới gọi bình minh

giờ giọt lệ tâm linh của bóng đa đầu làng

cũng bắt đầu nhỏ xuống”.

Thi đề “Cổng làng” đã được nhiều người viết nhưng Đoàn Mnh Phương đã chiếu tâm trí mình, tập trung quang lưng thơ mình vào “Vết nứt cổng làng”.

“Những cơn gió vịn vào vết nứt cổng làng tôi…

Có tiếng chim hót vào tim

Kể về vết nứt ở cổng làng

về dấu chân của ông tôi, của cha tôi và nhiều người khác nữa.

Từ cổng làng ra đi

Khi bình minh chưa v

Chẳng kịp về gọt vỏ những mùa trăng

Đề rồi:

… Bao tưng tá, nhà văn, tiến sĩ

Sinh ra từ vết nứt cổng làng tôi”.

Tình cha, tình mẹ là thi đ mà nhà thơ nào cũng viết và viết rất xúc động. Tôi có nhận xét là khi viết về cha, mẹ thì các nhà thơ dù hin đi đến mấy cũng viết giản dị hơn có l để dễ gợi cảm hơn, hay là vì những tình cảm truyền thống tự tìm về những hình thức truyền thống (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Nguyễn Duy, Bờ sông vẫn gió - Trúc Thông). Đoàn Mạnh Phương cũng vậy, trong bài “Cha”, ngôn ngữ hình tưng trong thơ anh vn phong phú nhưng trở nên bình dị hơn:

“Mùa xuân đã cạn dần trong ngực

Đường thu buông sắc bàng đốt lửa dưới chân cha”

Ngọn lửa ấy không đt chân cha đâu mà chính là đốt lòng con, còn cha, cha rất bình thản trước tuổi già và cái chết

“Cha đã sống nhẹ nhàng và thảnh thơi như lá

Ngay cả khi bứt cuống rụng đi rồi”

Câu thơ cuối của bài thơ thật dễ thương, người con dù lớn đến đâu, trước cha mẹ cũng trở thành bé nhỏ, thành chú mèo con tìm hơi m nơi người:

“Mùa đông đã ùa về

mùa đông đầy buốt giá

con như chú mèo bên bếp lửa là cha”

Bài “Mẹ” có nhiều tâm sự về đời của tác giả hơn. Có mt điều ngạc nhiên là “Câu thơ mt ngưi”, câu thơ đã được dùng làm tựa đề cho cả tập thơ lại chính từ bài “Mẹ”, lại ngấm ra từ lời khuyên của mẹ:

“Là cây, cây vươn cho thẳng

Cây mới tận cùng, cây xanh

Bớt đi nhng điềm ham hố

Con sẽ nên người thông minh!”

Mẹ là lương tri, mẹ là triết gia - lương tri ca con người, triết gia của nhân dân.

Thơ Đoàn Mnh Phương là thơ hin đại, thơ hin đi nhưng không ct đứt với truyền thống song muốn thấy rõ hơn những sáng tạo cách tân của Đoàn Mnh Phương, hãy đọc những câu thơ anh viết về sự vào đời và về tình yêu. Có lẽ vì 2 sự kiện này đã tác động mạnh vào Đoàn Mnh Phương, làm vọt lên những ngọn sóng, những bước nhảy của thơ.

“Tôi tựa như ht cây đang mơ màng tách v

gồng gánh trên vai bổn phận với bầu trời

những mảnh chai, mảnh sành nằm bâng quơ trên c

cứa vào tôi như một trò chơi

Hàng cây lớn lên từ đất

Trong tôi đón từng vết thương

Từng tiếng sấm nổ tung trong lồng ngực

Sau mọi thứ mưu toan mang khuôn mặt dịu dàng”

“Cú sốc” vào đi, Phương đã vưt lên nhanh. Anh đã ý thức được sự vưt lên đó – trong đời:

“Cái nhún chân đầu tiên

khỏi ngôi nhà thơ ấu

tới vết sẹo trong tim mình

tôi đã lớn lên chăng?”

Và cả trong thơ

“Sau qua rất nhiều sân ga

Với tôi

là bao điu ước

mới hơn nhng ngày đã qua”

So với “cú sốc” vào đời thì “cú sốc” trong tình yêu in đm hơn. Bởi vì anh đã từng mê đắm và hạnh phúc trong tình yêu:

“Sự quyến rũ mụ người sau cặp môi táo đ

Đã gặm mòn đng đót trái tim xanh

Anh đã bén vào em… Anh cháy

Ngợp trong đôi mắt nâu dài dại hoang đường”

(Đơn phương)

Anh đã viết những câu thơ mà ai đã từng nếm vị ngọt của tình yêu đều có thể chia sẻ

“Chiếc cúc của thời yêu đương đang cài trên ngực cỏ

… chiều đập vỡ cả vạn lời đã ngỏ

thơ ngang tàng nện gót một miền mê

(Kỷ niệm)

Cả những điều cụ thể hơn trong cách nói mạnh bạo hơn nhưng vn thơ:

“Tình yêu chín tới tận cùng yêu dấu

Dính vào nhau bằng nhựa của trái tim”

Cho nên khi thất vọng, anh đã choáng váng sững sờ và đau:

“Tỏa hơi m đến cồn cào nhành cỏ

đã từng xanh hết cả mỗi lần yêu

và kỷ niệm

mãi còn là kỷ niệm

dù sinh ra sau những nhát rìu”

(Kỷ niệm)

“Những giọt mưa tí tách  trên đầu

để trong tim muôn vàn bong bóng vỡ

… Sao chiếc lá thu vàng lợi rớt giữa môi hôn"

(Em)

Và anh đã khóc - những giọt nước mắt của ngưi đang yêu:

“Những ngọn gió như chiếc xe phun nước

Xóa sạch đi âu yếm những con đường

Ta ôm mặt khóc không thành tiếng

Thương một chiều thứ bảy vỡ trên gương”

Yêu chân thành nên có day dứt và tiếc nuối

“Ngày đã mua vé tầu

nhưng ngày không đi nổi

Khi những lời trên cỏ hãy còn xanh”

Nhưng cũng chính vì yêu chân thành nên không hề oán giận, cái mà ngưi xưa gọi là tình hận thì ở anh nó vẫn là kỷ niệm quý giá.

“Ta đấu giá từng ô vuông kỷ niệm

Ngưi đã thành vệt giữa tim mình”

Thi sĩ thất tình của chúng ta không ủy mị, anh vẫn tỉnh táo để nhận ra nguyên nhân của sự tan vỡ của cuộc tình và anh đã lớn lên từ đó:

“Ta đã đàn ông hơn, đã già hơn một chút

Không phải vì ria mép đã xanh thêm

… yêu những gì không ở trong em”

(Tình khúc)

“Yêu những gì không có ở trong em” thì không yêu được nữa là phải, là không có gì phải hối tiếc. Dẫu nói thế nhưng vết thương đã thành “sẹo ở trong tim” và “ngọn lửa” cuộc tình “bỏng rát” đã để lại tàn tro “ôm một đời không hết” (Tình khúc), đó là những biểu hiện của tình yêu đích thực, tình yêu của Con người, thứ tình cảm có khả năng lưu truyền muôn thuở như một niềm hạnh phúc cao cả, một niềm tự hào, chính đáng ca con người.

“Mặt trời ủ trong vườn

Một ngày không thắp nắng

Những giọt mưa sùi sụt lo âu

Em của ngàn cách xa

của vạn niềm cảm mến

Ngưi cho ta cười mỉm với đời sau…”

Cảm hứng thơ ca Đoàn Mnh Phương còn mở tới miền sâu của ngoại cảnh như “Ngẫu hứng sông Hồng” “Tưng tượng Huế”. Với những gì mà Đoàn Mnh Phương đã có, đã đt được ở Câu thơ mt người ta đã nhận diện ra chân dung thơ anh - qua những bài thơ anh viết về chính cuộc sống và công việc thường ngày của anh và thơ anh cũng đã đ đ ta tin vào con đưng thơ của anh, vào triển vọng của thơ anh với nhiều chùm, nhiều bông sai hạt mẩy mà anh gặt hái, làm nên tên tuổi anh trong thi đàn văn học Việt Nam.

Đặng Hiển - Hội Nhà văn Việt Nam

ọc tập thơ Câu thơ mt người của Đoàn Mnh Phương, NXB Thanh niên)