24/12/2024 lúc 01:36 (GMT+7)
Breaking News

Để một nền khoa học không "chảy máu chất xám"

VNHN - Chính phủ đã ban hành Nghị định về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam. Theo Nghị định này người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam được hưởng chính sách quy định tại Nghị định này nếu đáp ứng một trong các điều kiện:

VNHN - Chính phủ đã ban hành Nghị định về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam. Theo Nghị định này người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam được hưởng chính sách quy định tại Nghị định này nếu đáp ứng một trong các điều kiện:

Có sáng chế hoặc giống cây trồng được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện tại Việt Nam; có công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ xuất sắc phù hợp với nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện tại Việt Nam; có bằng tiến sỹ, đã và đang giảng dạy, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ tại cơ sở nghiên cứu có uy tín ở nước ngoài trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại Việt Nam; có bằng tiến sỹ, đã làm việc trên 3 năm ở vị trí nghiên cứu khoa học tại chương trình, dự án hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ hoặc bộ phận nghiên cứu của doanh nghiệp có uy tín ở nước ngoài.

Có thể nói đây là một chủ trương hợp lý của Nhà nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, để thu hút các nhà khoa học về làm việc tại Việt Nam, một cơ chế chính sách thôi chưa đủ, mà còn cần nhiều yếu tố khác như môi trường làm việc, trang thiết bị kĩ thuật,…

TỪ cách làm cỦa các nưỚc?

Để có được nguồn nhân tài phục vụ cho sự phát triển của đất nước, nhiều quốc gia đã sử dụng các chính sách “chiêu hiền đãi sĩ” nhằm thu hút nhân tài trong và ngoài nước. Điển hình như là Singapore có chính sách sử dụng nhân tài được xem là bài bản và chuyên nghiệp, giới lãnh đạo luôn có xu hướng dùng người tài để phục vụ mục tiêu chung của dân tộc; có tiêu chí đánh giá năng lực rõ ràng; có cơ chế tốt để hấp dẫn và khuyến khích người tài. Tiêu chí đánh giá năng lực của Singapore bao gồm: những thành tựu đã được công nhận, khát vọng cống hiến và thư giới thiệu, đánh giá của những người có uy tín trong xã hội. Như một người muốn được thăng chức, ngoài những kết quả đã đạt được, phải có thư đánh giá của 6 người có uy tín ở bên ngoài cơ quan, không có họ hàng hay quyền lợi gì liên quan. Ngoài ra, cơ quan cũng tự tìm những người khác đánh giá về cá nhân này để đảm bảo tính khách quan và đúng đắn trong việc nhìn nhận một con người.  Hoặc như ở Trung Quốc, việc thu hút nhân tài được xem như là chiến lược quan trọng và lâu dài. Nhân tài cần thu hút được chia làm 2 loại, thứ nhất là các nhà khoa học nổi tiếng người gốc Hoa trên thế giới về định cư tại Trung Quốc; thứ hai là các nhà khoa học hàng đầu thế giới mỗi năm tới TQ từ vài tháng đến nửa năm để giảng dạy hoặc thành lập các trung tâm nghiên cứu khoa học.

Và gỢi mỞ cho ta

Việc thu hút các nhà khoa học nước ngoài hay gốc Việt là một việc làm đúng đắn, hợp lý trước thách thức toàn cầu hóa hiện nay. Tuy nhiên, để thực hiện được chính sách thu hút nhân tài này trước mắt chúng ta còn đối mặt với khá nhiều khó khăn, từ vấn đề cạnh tranh quốc tế, ổn định sự nghiệp, và nhất là vấn đề lương bổng.  Các nhà khoa học “tên tuổi” thường được nhiều trường đại học, viện nghiên cứu khắp nơi trên thế giới chào đón, nơi nào cũng muốn tuyển những nhà khoa học đẳng cấp quốc tế, những người mà họ nghĩ sẽ góp phần tạo nên tiếng vang cho họ.

Ở nước ta, không phải bây giờ mới có chính sách thu hút nhân tài, mà trước kia cũng đã làm tuy nhiên chính sách của ta không “hấp dẫn” bằng nhiều nơi nên chưa mang lại kết quả như mong đợi. Theo lãnh đạo Trung tâm Công nghệ sinh học Thành phố Hồ Chí Minh thì một trong những cách chiêu hiền là nhắm vào những người đang thành công ở nước ngoài. Song, làm sao mời được họ về nước làm là một vấn đề nan giải. Trước hết phải có chính sách “chiêu hiền” của những người chủ chốt. Những người này sẽ tiến cử hay tìm những người tài khác. “Không giỏi làm sao biết người khác giỏi hay kém. Những khoản lương hậu hĩnh, những điều kiện làm việc tốt thường là phương pháp của nước ngoài. Việt Nam nếu muốn có được những người tài, ngoài kêu gọi lòng yêu nước chắc chắn cần phải áp dụng những phương pháp của nước ngoài vẫn đang làm để có thể bắt nhanh với nền kinh tế hội nhập”.

Bên cạnh đó, môi trường làm việc cũng là một yếu tố quan trọng. Thực tế ở nước ta đã cho thấy có nhiều tiến sĩ được đào tạo bài bản từ nước ngoài, có tâm nguyện muốn đóng góp cho nước nhà nhưng không có được cơ hội để theo đuổi nghiên cứu khoa học, hệ quả là đành quay lại đất nước mình đã học tập, tìm một hướng đi mới. Có nhiều lý do lý giải cho hệ quả mà người ta vẫn gọi là “cháy máu chất xám” này, nhưng thiết nghĩ lý do quan trọng hơn cả đó chính là do thiếu thốn cơ sở vật chất và yếu tố văn hóa, tương tác giữa con người với con người. Cơ sở vật chất cho nghiên cứu khoa học ở nước ta chưa được đầu tư một cách phù hợp, những nơi cơ sở vật chất tốt lại rơi vào tình trạng “đắp chiếu”, nhưng hơn nữa có lẽ là sự tương tác giữa con người với con người vẫn còn hạn chế.

Việt Nam có những giá trị văn hóa đặc thù, đang trong quá trình hội nhập thế giới, trong điều kiện bình thường, các nhà khoa học nước ngoài được chào đón và tạo điều kiện để nghiên cứu tốt, nhưng ở cấp quan hệ cá nhân, người Việt thường có tính đố kỵ, ganh tị dẫn đến tình trạng bất hợp tác. Không một nhà khoa học có tài nào có thể “sống” nổi trong một môi trường như thế. 

NHỮNG GIẢI PHÁP

Nghị định về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam là một chính sách nghiêm túc, đúng đắn và kịp thời. Nhưng để chính sách này đạt hiệu quả thành công hơn những chính sách thu hút nhân tài trước kia thì chúng ta nên có một số giải pháp cụ thể.

Trước tiên Nhà nước ta cần ưu tiên xây dựng những phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu hợp tác với những nước phát triển, đưa máy móc nhiên cứu của họ về sử dụng trong nghiên cứu của ta. Bên cạnh đó chúng ta nên đặt niềm tin vào các công trình khoa học, là sẽ cho ra sản phẩm ứng dụng được vào thực tế cuộc sống. Đồng thời là nên trao quyền tự chủ cho các nhà khoa học. Tức là để cho các nhà khoa học được tự điều hành, tự quyết về tài chính, nhân sự, làm chủ những dự án khoa học của mình. Tiếp đó là một mức lương hợp lý. Cho dù có yêu khoa học, say mê nghiên cứu tới mức lý tưởng thì người ta vẫn có những hóa đơn phải chi trả cho cuộc sống.

Những giải pháp trên có thể là chưa đầy đủ, nhưng vẫn là những yếu tố chính làm nên một tương lai khác biệt hơn cho khoa học nước nhà, để khoa học phục vụ trực tiếp cho kinh tế - xã hội. Một nền kinh tế bền vững là một nền kinh tế dựa trên khoa học. Và để hiệu quả thực hiện Nghị định về thu hút nhân tài được cao nhất thì cần một sự quyết tâm lớn từ phía các cơ quan có thẩm quyền, sự uy tín và kinh nghiệm của các nhà khoa học.