Khi giá cả kinh tế của các mặt hàng nông sản chủ yếu của các tỉnh Tây Nguyên bấp bênh, không ổn định, chị Trịnh Thị Quỳnh Trâm trú tại thôn 03, xã Quảng Tín, huyện Đăk R’Lấp, tỉnh Đăk Nông vào Thành phố Hồ Chí Minh làm công nhân với mong muốn cuộc sống gia đình được cải thiện, có điều kiện chăm lo cho các con sau này hơn.
Tuy nhiên dịch bệnh Co-vid 19 bùng phát, các công ty đóng cửa, tạm dừng hoạt động, chị Trịnh Thị Quỳnh Trâm không có thu nhập ổn định, chị quyết định trở về quê hương Đăk Nông cùng chồng bám vườn rẩy để tiếp tục sinh sống và làm ăn. Với số tiền 50 triệu đồng được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội dành cho đối tượng hộ nghèo, chị Trâm đầu tư vào chăm sóc, phục hồi 01 ha cây cà phê và cây điều. Nhờ có nguồn vốn vay, chị đã mạnh dạn mua phân bón để bón cho cây trồng nên mảnh vườn của chị Trâm đạt nâng suất cao hơn, thu nhập từ đó mà ổn định hơn. Chị Trịnh Thị Quỳnh Trâm có niềm tin gia đình sẽ ổn định cuộc sống và phát triển mà chị không phải đi làm ăn xa nữa.
Với mục đích chính là phục vụ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, ngân hàng chính sách xã hội huyện Đăk R’Lấp cho vay 12 chương trình với dư nợ đạt 396 tỷ đồng, với 12.263 người dân được tiếp cận nguồn vốn vay. Ngân hàng cũng mở điểm giao dịch tại 11/11 xã, thị trấn nhằm tạo thuận tiện trong việc đi lại và giải quyết các thủ tục vay vốn của người dân, đồng thời mở dịch vụ tiết kiệm tại điểm giao dịch xã để huy động những nguồn tiền nhàn rỗi từ người dân. Nhờ đó, Các chương trình cho vay ưu đãi như cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, học sinh viên có hoàn cảnh khó khăn,.. được thực hiện đúng đối tượng và đến tay người nghèo một cách thuận lợi hơn. Bên cạnh việc vay vốn, người dân còn tích lũy được tiền gửi tiết kiệm nhằm giảm áp lực cho việc trả nợ vay khi đến hạn.
Ông Mai Văn Nam, giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội huyện Đăk R’Lấp cho biết, dù bị ảnh hưởng lớn từ dịch bệnh Co-vid 19 nhưng tình hình của người dân nơi đây đã dần đi vào ổn định. Ngân hàng chính sách xã hội đã tập trung giải ngân để đưa nguồn vốn về cho người dân để họ có thể đầu tư vào sản xuất kinh doanh kịp thời, phục hồi và ổn định lại cuộc sống sau dịch bệnh. Doanh số cho vay 03 tháng đầu năm đạt 41tỷ đồng với 1.060 lượt khách hàng vay vốn. Hy vọng với sự hổ trợ kịp thời về nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội cùng với sự nỗ lực của bà con nơi đây, cuộc sống của người dân sẽ sớm ổn định và đảm bảo dù cho dịch bệnh kéo dài.
Nhân Lương