22/01/2025 lúc 20:49 (GMT+7)
Breaking News

Đại học Quốc tế Sài Gòn Tọa đàm kỷ niệm 75 năm Hiến pháp Việt Nam (1946-2021) và hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam 09-11

Kỷ niệm 75 năm ngày thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việtựam Dân chủ Cộng hòa (nay là CHXHCN Việt Nam) và hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam 09-11, Lãnh đạo trường Đại học Quốc tế Sài Gòn đã chỉ đạo Bộ môn Luật của Trường Gòn tổ chức tọa đàm khoa học nhân kỷ niệm 75 năm Hiến pháp Việt Nam (1946 - 2021) và Ngày Pháp luật Việt Nam.

Kỷ niệm 75 năm ngày thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việtam Dân chủ Cng hòa (nay là CHXHCN Việt Nam) và hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam 09-11, Lãnh đạo trường Đại học Quốc tế Sài Gòn đã chỉ đạo Bộ môn Luật của Trường Gòn tổ chức tọa đàm khoa học nhân kỷ niệm 75 năm Hiến pháp Việt Nam (1946 - 2021) và Ngày Pháp luật Việt Nam.

Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn

D tọa đàm có cán bộ giáo viên và các sinh viên luật. TS. Phạm Qúy Tỵ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội; PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn, nguyên Ủy viên Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương dự và phát biểu tham luận tại tọa đàm. Trong bài phát biểu của mình, TS. Phạm Quý Tỵ Tỵ đã điểm lại lịch sử: Ngày 9/11/1946, tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa I đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hiến pháp xác định ba nguyên tắc cơ bản: 1) Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo; 2) Đảm bảo các quyền tự do dân chủ; 3) Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân. Hiến pháp quy định Chính thể nước ta là dân chủ cộng hòa. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, nhân dân Việt Nam được đảm bảo các quyền tự do, dân chủ. Về bộ máy nhà nước, Hiến pháp quy định Nghị viện (Quốc hội) thực hiện quyền lập pháp, Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, Người đứng đầu Chính phủ là Chủ tịch nước. Tòa án là cơ quan tư pháp. Ở địa phương có Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính. Sau khi phân tích nội dung, ý nghĩa của các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 và 2013 được ban hành phù hợp với từng hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của đất nước trong mỗi giai đoạn cách mạng, TS. Phạm Quý Tỵ Hiến pháp nêu rõ Hiến pháp năm 2013 đã thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng Cộng sản Việt Nam, kế thừa va phát triển các bản Hiến pháp trước đó. Với ý nghĩa to lớn của Ngày 09 tháng 11 năm 1946, ngày thông qua bản Hiến pháp đầ tiên được chọn là Ngày Pháp luật Việt Nam và được quy định tại điều 8 của Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2013) nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. Trong tham luận của mình, các sinh viên Luật đã trình bày cụ thể về chế độ kinh tế, về chế định quyền con người, quyền công dân, về thiết chế Kiểm toán Nhà nước trong Hiến pháp năm 2013 để làm rõ thêm những điểm mới của Hiến pháp.

Trong bài phát biểu của mình, PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn đã nêu nguồn gốc ra đời của Ngày Pháp luật Việt Nam từ sáng kiến của tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) năm 2007. Quá trình áp dụng sáng kiến này từng bước được triển khai ở bộ, ngành, địa phương và lan tỏa trên phạm vi cả nước. Qua tổng kết việc thực hiện ở các cơ quan trung ương và các địa phương, Ngày 9-11-2015, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp phối hợp Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2015 tổng kết cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam”. Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dự và chủ trì buổi lễ này.

Cuộc tọa đàm đã thu được kết quả tốt đẹp, phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên Luật. Việc hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam sẽ góp phần tạo sức lan tỏa sâu rộng trong đời sống xã hội về tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật; đưa việc học tập, tìm hiểu pháp luật trở thành công việc tự thân, thường xuyên của mỗi thầy, cô, sinh viên của Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn./.