22/01/2025 lúc 23:54 (GMT+7)
Breaking News

CPTPP - Nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam

Năm 2021 ghi nhận tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm ước đạt 668,5 tỷ USD. Con số này sẽ giúp đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.

Năm 2021 ghi nhận tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm ước đạt 668,5 tỷ USD. Con số này sẽ giúp đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.

Ảnh minh họa: splash247

Một trong những yếu tố đóng góp quan trọng cho thành công này là Việt Nam đã ký kết 15 Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là các FTA thế hệ mới đang phát huy hiệu quả, trong đó có CPTPP.

Những năm qua, Bộ Công Thương được giao nhiệm vụ là đầu mối thực thi các Hiệp định thương mại tự do trong đó có EVFTA, CPTPP, UKVFTA…

Theo thống kê, kim ngạch với các thị trường, đặc biệt là các thị trường mới tham gia trong các hiệp định thương mại tự do, ví dụ như Canada, Mexico, Peru đã có những tăng trưởng rất rõ. Bên cạnh những thị trường chúng ta có kim ngạch xuất khẩu lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, các khu vực khác như Mỹ Latin hoặc khu vực Châu Đại Dương cũng đều đạt mức tăng trưởng xuất nhập khẩu ở mức hai con số.

Năm 2022, theo nhận định của giới chuyên gia, các hiệp định thương mại tự do sẽ tiếp tục mở ra những ưu đãi về thuế quan, tạo động lực thu hút đầu tư để tăng năng lực sản xuất và khiến các doanh nghiệp xuất khẩu trở nên chuyên nghiệp hơn trên trường quốc tế. Nhờ đó, xuất khẩu tiếp tục được kỳ vọng là điểm sáng của nền kinh tế, đảm bảo việc làm cho người lao động và giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ  xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là  Hiệp định CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Ngay tại thời điểm ký kết, CPTPP đã được kỳ vọng sẽ đặt ra các tiêu chuẩn cao cho các thỏa thuận thương mại, từ đó tạo ra động lực tăng  trưởng cho  hoạt động  trao đổi thương  mại trong  khu  vực và  trên thế giới.

Hiệp định được ký kết ngày 08 tháng 3 năm 2018 tại thành phố Santiago, Chilê, bao gồm 11 nước thành viên là Australia, Brunei, Canada, Chile, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam ký ngày 06 tháng 2 năm 2016 tại New Zealand; cũng như xử lý các vấn đề khác liên quan đến tính hiệu lực, rút khỏi hay gia nhập Hiệp định CPTPP. Cho đến nay đã có 8/11 nước phê chuẩn Hiệp định (chỉ còn Malaysia, Chilê và Brunei chưa phê chuẩn), trong đó  Việt Nam là nước phê chuẩn thứ 7.

Hiệp định đã chính thức có hiệu lực  đối với  Việt Nam từ ngày 14 tháng 01 năm 2019.

Theo cam kết, các nước CPTPP sẽ phải cắt giảm gần như 100% dòng thuế về 0% sau một thời gian nhất định. Đặc biệt, giày dép là một trong những ngành có mức cắt giảm thuế về 0% nhanh nhất và vì vậy, được kỳ vọng sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ Hiệp định CPTPP. Hiện nay, giày dép là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn hàng đầu của Việt Nam.

Khởi đầu, Hiệp định TPP có 4 nước tham gia là Brunei, Chilê, New Zealand, Singapore và vì vậy được gọi tắt là Hiệp định P4.

Ngày 22 tháng 9 năm 2008, Hoa Kỳ tuyên bố tham gia vào P4 nhưng đề nghị không phải trong khuôn khổ Hiệp định P4 cũ, mà các bên sẽ đàm phán một Hiệp định hoàn toàn mới, gọi là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ngay sau đó, các nước Australia và Peru cũng tuyên bố tham gia TPP.

Năm 2009, Việt Nam tham gia TPP với tư cách là quan sát viên đặc biệt. Sau 3 phiên đàm phán, Việt Nam chính thức tham gia Hiệp định này nhân Hội nghị Cấp cao APEC tổ chức từ ngày 13 đến ngày 14 tháng 11 năm 2010 tại thành phố Yokohama (Nhật Bản).

Cùng với quá trình đàm phán, TPP đã tiếp nhận thêm các thành viên mới là Malaysia, Mexico, Canada và Nhật Bản, nâng tổng số nước tham gia lên thành 12.

Trải qua hơn 30 phiên đàm phán ở cấp kỹ thuật và hơn 10 cuộc đàm phán ở cấp Bộ trưởng, các nước TPP đã kết thúc cơ bản toàn bộ các nội dung đàm phán tại Hội nghị Bộ trưởng tổ chức tại Atlanta, Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 2015. Ngày 04 tháng 02 năm 2016, Bộ trưởng của 12 nước tham gia Hiệp định TPP đã tham dự Lễ ký để xác thực lời văn Hiệp định TPP tại Auckland, New Zealand.

Tuy nhiên, vào ngày 30 tháng 01 năm 2017, Hoa Kỳ đã chính thức tuyên bố rút khỏi Hiệp định TPP. Trước sự kiện này, các nước TPP còn lại đã tích cực nghiên cứu, trao đổi nhằm thống nhất được hướng xử lý đối với Hiệp định TPP trong bối cảnh mới.

Tháng 11 năm 2017, tại Đà Nẵng, Việt Nam, 11 nước còn lại đã thống nhất đổi tên Hiệp định TPP thành Hiệp định CPTPP với những nội dung cốt lõi

Ngày 08 tháng 3 năm 2018, các Bộ trưởng của 11 nước tham gia Hiệp định CPTPP đã chính thức ký kết Hiệp định CPTPP tại thành phố Santiago, Chile.

Hiệp định CPTPP gồm 07 Điều và 01 Phụ lục quy định về mối quan hệ với Hiệp định TPP đã được 12 nước gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam ký ngày 06 tháng 2 năm 2016 tại New Zealand; cũng như xử lý các vấn đề khác liên quan đến tính hiệu lực, rút khỏi hay gia nhập Hiệp định CPTPP.

Về cơ bản, Hiệp định CPTPP giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP (gồm 30 chương và 9 phụ lục) nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên trong bối cảnh Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP.

20 nhóm nghĩa vụ tạm hoãn này bao gồm 11 nghĩa vụ liên quan tới Chương Sở hữu trí tuệ, 2 nghĩa vụ liên quan đến Chương Mua sắm của Chính phủ và 7 nghĩa vụ còn lại liên quan tới 7 Chương là Quản lý hải quan và Tạo thuận lợi Thương mại, Đầu tư, Thương mại dịch vụ xuyên biên giới, Dịch vụ Tài chính, Viễn thông, Môi trường, Minh bạch hóa và Chống tham nhũng. Tuy nhiên, toàn bộ các cam kết về mở cửa thị trường trong Hiệp định TPP vẫn được giữ nguyên trong Hiệp định CPTPP.