Thấm nhuần tư tưởng của Bác về tầm quan trọng của công tác cán bộ đối với nền công vụ quốc gia cho nên đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác huấn luyện cán bộ, công chức.
Có thể khẳng định rằng chính đội ngũ cán bộ, công chức là người lãnh đạo, điều hành nền sản xuất cho cả xã hội. Chính vì vậy, đào tạo, quản lý, sử dụng cán bộ đòi hỏi một kỹ năng, nghệ thuật của nhà quản lý, nếu làm tốt công tác quản lý, sử dụng cán, bộ, công chức sẽ tạo được cho bộ máy nhà nước có nguồn nhân lực đủ đáp ứng yêu cầu quản lý và thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Đảng nhà nước ta luôn nhận thức rõ được vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức đối với nền hành chính quốc gia cho nên Nghị quyết 26 Trung ương 7 Khóa XIII, đã đánh giá một cách toàn diện thực trạng của đội ngũ cán bộ nước ta đó là: Đội ngũ cán bộ có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống giản dị, gương mẫu, có ý thức tổ chức kỷ luật, luôn tu dưỡng, rèn luyện, trình độ, năng lực được nâng lên, phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhiều cán bộ năng động, sáng tạo, thích ứng với xu thế hội nhập, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế. Đa số cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở các cấp có năng lực, phẩm chất, uy tín. Cán bộ cấp chiến lược có bản lĩnh chính trị, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có tư duy đổi mới, có khả năng hoạch định đường lối, chính sách và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Hầu hết cán bộ lãnh đạo lực lượng vũ trang được rèn luyện, thử thách qua thực tiễn, trung thành với Đảng, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân. Nhiều cán bộ khoa học tâm huyết, say mê nghiên cứu, có đóng góp tích cực cho đất nước. Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, tổ chức sản xuất, kinh doanh có hiệu quả”.
Bên cạnh những mặt tích cực mà đội ngũ cán bộ, đã làm được thì Nghị quyết cũng chỉ ra một số hạn chế nhất định đó là: đội ngũ cán bộ đông nhưng chưa mạnh; tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ xảy ra ở nhiều nơi; sự liên thông giữa các cấp, các ngành còn hạn chế. Tỉ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số chưa đạt mục tiêu đề ra. Thiếu những cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, nhà khoa học và chuyên gia đầu ngành trên nhiều lĩnh vực. Năng lực của đội ngũ cán bộ chưa đồng đều, có mặt còn hạn chế, yếu kém; nhiều cán bộ, trong đó có cả cán bộ cấp cao thiếu tính chuyên nghiệp, làm việc không đúng chuyên môn, sở trường; trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp và khả năng làm việc trong môi trường quốc tế còn nhiều hạn chế. Không ít cán bộ trẻ thiếu bản lĩnh, ngại rèn luyện. Một bộ phận không nhỏ cán bộ phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, làm việc hời hợt, ngại khó, ngại khổ, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện «tự diễn biến», «tự chuyển hoá». Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó có cả cán bộ cấp chiến lược, thiếu gương mẫu, uy tín thấp, năng lực, phẩm chất chưa ngang tầm nhiệm vụ, quan liêu, xa dân, cá nhân chủ nghĩa, vướng vào tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm. Không ít cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước thiếu tu dưỡng, rèn luyện, thiếu tính Đảng, lợi dụng sơ hở trong cơ chế, chính sách, pháp luật, cố ý làm trái, trục lợi, làm thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng, bị xử lý kỷ luật đảng và xử lý theo pháp luật. Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy khen thưởng, chạy danh hiệu, chạy tội..., trong đó có cả cán bộ cao cấp, chậm được ngăn chặn, đẩy lùi. Công tác cán bộ còn nhiều hạn chế, bất cập, việc thực hiện một số nội dung còn hình thức. Đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu, chưa phản ánh đúng thực chất, chưa gắn với kết quả, sản phẩm cụ thể, không ít trường hợp còn cảm tính, nể nang, dễ dãi hoặc định kiến. Quy hoạch cán bộ thiếu tính tổng thể, liên thông giữa các cấp, các ngành, các địa phương; còn dàn trải, khép kín, chưa bảo đảm phương châm «động» và «mở». Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chậm đổi mới, chưa kết hợp chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn, chưa gắn với quy hoạch và theo chức danh. Luân chuyển cán bộ và thực hiện chủ trương bố trí một số chức danh không là người địa phương, trong đó có bí thư cấp uỷ các cấp còn bất cập, chưa đạt yêu cầu. Việc sắp xếp, bố trí, phân công, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử vẫn còn tình trạng đúng quy trình nhưng chưa đúng người, đúng việc. Tình trạng bổ nhiệm cán bộ không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, trong đó có cả người nhà, người thân, họ hàng, «cánh hẩu» xảy ra ở một số nơi, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Công tác tuyển dụng, thi nâng ngạch công chức, viên chức còn nhiều hạn chế, chất lượng chưa cao, chưa đồng đều, có nơi còn xảy ra sai phạm, tiêu cực. Chủ trương thu hút nhân tài chậm được cụ thể hoá bằng các cơ chế, chính sách phù hợp; kết quả thu hút trí thức trẻ và người có trình độ cao chưa đạt yêu cầu. Chính sách cán bộ giữa các cấp, các ngành có mặt còn thiếu thống nhất, chưa đồng bộ; chính sách tiền lương, nhà ở và việc xem xét thi đua, khen thưởng chưa thực sự tạo động lực để cán bộ toàn tâm, toàn ý với công việc.
Ảnh minh họa - Triển khai đồng bộ cơ sở dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức về CSDLQG
Từ những mặt tích cực và hạn chế trên, để quản lý, sử dụng cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay, thiết nghĩ đảng và nhà nước ta cần đồng bộ hóa một số giải pháp căn bản sau đây:
Một là: Đối với công tác tuyển chọn, đào tạo: Tuyển chọn đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước đây là một mắt sích hết sức quan trọng, là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào nhu cầu thực tiễn của công việc của từng địa phương để tổ chức lựa chọn những công dân có đủ năng lực, phẩm chất, chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ để bố trí, sử dụng vào từng vị trí công tác đạt hiệu quả cao nhất. Việc tuyển chọn đội ngũ cán bộ, công chức cần thực hiện một cách khách quan, dân chủ. Công tác tuyển dụng, cần thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, việc tuyển chọn nên giao cho một cơ quan kiểm định chất lượng công chức có như vậy mới tác bạch với địa phương, tránh được trường hợp thân quen, không công bằng khi tuyển chọn. Việc tuyển chọn đội ngũ cán bộ, công chức cần bán sát các quy định của luật cán bộ, công chức, bán sát nhu cầu thực tiễn của cơ quan, đơn vị tránh phân bổ biên chế một cách cào bằng, gây lãng phí về tài sản cũng như nguồn nhân lực của từng địa phương.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thường xuyên phải đổi mới, quá trình đào tạo phải kết hợp chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn, gắn với quy hoạch và theo chức danh. Công tác sắp xếp, bố trí, phân công, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử phải đúng quy trình, đúng người, đúng việc.
Hai là: Đối với công tác bố trí, sử dụng cán bộ, công chức: sử dụng cán bộ là một “nghệ thuật” của người lãnh đạo, quản lý. Biết sử dụng, bố trị đúng cán bộ vào những vị trí công tác đúng chuyên môn, nghiệp vụ, đúng sở trường, điều kiện hoàn cảnh của từng cán bộ, công chức sẽ phát huy được sức mạng và sử dụng hết những năng lực của mỗi cán bộ, công chức vào vị trí công việc được giao. Ngược lại nếu vì những nguyên nhân chủ quan, khách quan mà việc bố trí, sử dụng cán bộ, công chức không đúng vị trí sẽ tạo sự “thui chột” cán bộ, công chức hoặc sẽ trượt tiêu sự phấn đấu của các cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị, sự hoài nghi trong hàng ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước.
Nhà lãnh đạo, quản lý khi có quyết định sử dụng cán bộ, công chức cần phải đề cao trí tuệ tập thể, trong quá trình sự dụng cán bộ, công chức cấn phát huy quyền làm chủ, không chỉ trong cơ quan lãnh đạo mà ngay với những cán bộ, công chức được giao công tác mới và luôn tôn trọng ý kiến của họ.
Nhà lãnh đạo quản lý, nên thực sự mạnh dạn và chịu trách nhiệm khi tiến hành lựa chọn những cán bộ, công chức có triển vọng, những cán bộ, công chức làm việc vì cái chung. Khi giao công tác cho cán bộ, công chức cần phải chỉ đạo rõ ràng, sắp đặt đầy đủ, có khuyến khích có phê bình cán bộ, công chức một cách nghiêm túc và khéo léo.
Ba là: Công tác đánh giá, quy hoạch cán bộ, công chức
Đánh giá, quy hoạch cán bộ, công chức là việc dự định sử dụng cán bộ, công chức trong tương lai cho bộ máy nhà nước. Để quy hoạch cán bộ, công chức một cách khoa học thì những người làm công tác cán bộ không ai hết phải hiểu rõ biết và đánh giá đúng phẩn chất năng lực của cán bộ, công chức. Công việc này đòi hỏi phải khách quan vì lợi ích tổ chức, cơ quan, đơn vị, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên hàng đầu, tránh trường hợp “cán bộ thăng tiến nhờ” quan hệ, hậu duệ, tiền tệ” gây bức xúc dư luận.
Đề cao công tác đánh giá cán bộ, công chức, công tác đánh giá phải thực sự phản ánh đúng thực chất, gắn với kết quả, sản phẩm cụ thể, tránh trường hợp còn cảm tính, nể nang, dễ dãi hoặc định kiến. Quy hoạch cán bộ, công chức phải đảm bảo tính tổng thể, liên thông giữa các cấp, các ngành, các địa phương; không được dàn trải, khép kín, bảo đảm phương châm «động» và «mở». Công tác quy hoạch cán bộ, công chức phải thực hiện một cách thận trọng, khách quan, dân chủ, việc nhận diện đưa cán bộ, công chức vào diện quy hoạch phải là một quá trình, đánh giá được năng lực thực sự của cán bộ, công chức nắm bắt được những ưu điểm, nhược điểm của từng cán bộ để đưa ra quyết định quy hoạch một cách nghiêm túc, làm tốt công tác này sẽ tạo cơ hội công bằng cho sự phấn đấu trưởng thành của mỗi cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị.
Bốn là: Công tác tư tưởng đối với cán bộ, công chức
Đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ, công chức là công việc thường xuyên của các cấp ủy đảng. Mỗi cán bộ, công chức hơn ai hết phải thầm nhuần đường lối, chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước. Các cấp ủy đảng phải thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, trau dồi cho mỗi cán bộ, đảng viên có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định với mục tiêu chính trị của đảng. Mỗi cán bộ, công chức phải tuyệt đối trung thành với tổ quốc với nhân dân. Cán bộ, công chức phải thường xuyên được quyền trau dồi đường lối chính sách của đảng và pháp luật của nhà nước. Hàng năm cần phân loại cán bộ, công chức ở các cấp, làm việc ở các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ để được bồi dưỡng những kỹ năng, kiến thực phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ để có các lớp bồi dưỡng hết sức thiết thực.
Năm là: Đảm bảo đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần cho cán bộ, công chức
Việc tận tụy với công việc đáp ứng yêu cầu của cơ quan, tổ chức là nghĩa vụ của mỗi cán bộ, công chức. Tuy nhiên, để cán bộ, công chức toàn tâm toàn ý với công việc thì cơ quan, đơn vi cũng phải hết sức quan tâm đến nhu cầu thiết yếu cho đội ngũ cán bộ, công chức. Nhà nước cần có chính sách lương, phụ cấp kịp thòi để cán bộ, công chức an tâm với thu nhập đủ để trang trải cuộc sống. Điều chỉnh lại chính sách tiền lương, thời gian tăng lương hướng tới chung khoán theo vị trí việc làm, không nên cào bằng trong chính sách tiền lương cũng như các khoản phúc lợi khác cho cán bộ, công chức. Một khi điều kiện thiết yếu về nhu cầu cuộc sống của cán bộ, công chức được đáp ứng thì tạo động lực cho mỗi cán bộ, công chức yêu tâm, công tác toàn tâm, toàn lực với nhiệm vụ được giao.
Sáu là: Công tác kiểm tra, giám sát
Hoạt động kiểm tra, giám sát công việc đối với đội ngũ cán bộ, công chức khi được giao nhiệm vụ là công việc thường xuyên của nhà lãnh, đạo quản lý. Quá trình kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện những yếu tố tích cực trong quá trình thực thi nhiệm vụ để có hướng biểu dương kịp thời, phát hiện được những nhân tố mới trong công tác cán bộ đồng thời thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát còn phát hiện, xử lý kịp thời những sai trái của cán bộ, công chức khi thực thi công vụ. Hoạt động kiểm tra, giám sát phải tiến hành một cách thường xuyên, thực hiện tốt nhiệm vụ này góp phần nâng cao hiệu quả việc tuân thủ tốt đường lối, chủ trương chính sách của đảng và pháp luật của nhà nước.
Bảy là: Công tác phòng chống tham nhũng
Tham nhũng là “một căn bệnh trầm kha” gắn với quyền lực nhà nước, thực hiện chủ trương của đảng trong công tác phòng, chống tham nhũng góp phần tăng uy tín của đảng với nhân dân. Thực hiện tốt phòng, chống tham nhũng giảm bớt được sự thất thoát tài sản quốc gia đồng thời loại trừ được những cán bộ suy thoái về tư tưởng, đạo đức lối sống trong bộ máy nhà nước, làm cho bộ máy nhà nước hoạt động thông suốt, hiệu quả. Để thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng thì hàng loạt các công việc trong hoạt động quản lý của bộ máy nhà nước phải thực hiện kịp thời đó là: minh bạch hóa chính sách quản lý nhà nước và xã hội, công khai hóa các thủ tục hành chính, làm tốt công tác quản lý tài sản của đội ngũ cán bộ, công chức. tiến tới hạn chế lưu thông tiền mặt trong thị trường, tài khoản cán bộ cần quản lý minh bạch, khoa học. Các chính sách khuyến khích sự giám sát của nhân dân cũng như nâng cao tinh thần và trách nhiệm giám sát của nhân dân đối với công tác phòng chống tham nhũng.
Tám là: Hoàn thiện thể chế hành chính
Thể chế hành chính là một trong những yếu tố quan trọng để cán bộ, công chức nói chung và cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng sử dụng trong quản lý cơ quan, đơn vị và điều hành hoạt động quản lý xã hội. Một khi nhà nước hoàn thiện được thể chế hành chính, các thiết chế hành chính được thông suốt, minh bạch, có tính định hướng cao, sẽ là công cụ hữu hiệu giúp đội ngũ cán bộ, công chức yêu tâm trong công tác lãnh đạo điều hành đồng thời là ranh giới quy định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính.
Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật không ngững tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Khi nền hành chính không thống nhất sẽ khó khăn cho việc áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, tạo tâm lý rụt rè cho cán bộ khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ.
Tóm lại: quản lý, sử dụng cán bộ, công chức là nghệ thuật của nhà lãnh đạo, quản lý, trong thời gian qua đảng và nhà nước ta luôn đánh giá cao vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức trong sự nghiệp xây dựng và phát đất nước. Từ thưc tiễn hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước ta hiện nay thiết nghĩ nếu đồng bộ hóa các giải pháp nêu trên sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quản trong công tác quản lý cán bộ hiện nay. Thực hiện tốt công tác quản lý cán gộ góp phần tạo ra cho bộ máy nhà nước có một nguồn nhân lực quản lý, lãnh đạo điều hành xã hội chất lượng cao, là nền tảng căn bản thúc đầy sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu chính trị đại hội XIII của đảng đã đề ra./.
TS.GVC. Lê Văn Quyến
Giảng viên Học viện Hành chính quốc gia
Tài liệu tham khảo:
Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI; Nghị quyết Trung ương 7 khoá XIII