07/12/2024 lúc 21:42 (GMT+7)
Breaking News

Chuyển đổi số để hội nhập và phát triển

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.

Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu chính xác chuyển đổi số là gì và giá trị của chuyển đổi số trong việc phát triển, tạo dựng thương hiệu doanh nghiệp. Để có cái nhìn chiều sâu hơn, PV đã có buổi phỏng vấn Luật sư, diễn giả Phạm Thành Long:

Luật sư, diễn giả Phạm Thành Long

PV:  Được biết ông là Luật sư, diễn giả, chuyên gia đào tạo nhiều kỹ năng trong đó có đào tạo về ứng dụng nền tảng công nghệ số trong quản trị, điều hành và phát triển doanh nghiệp. Ông có thể chia sẻ một số giá trị về vấn đề này trong giai đoạn hiện nay?

Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta biết rằng chúng ta đang ở kỷ nguyên thông tin, việc chúng ta quản lý hay điều hành doanh nghiệp, làm kinh doanh, marketing hay bán hàng, tất cả những hoạt động này gọi là thông tin, thông tin được chuyển giao cho người khác. Do đó, việc ứng dụng nền tảng quản trị thông tin cho doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, nó tăng cao hiệu suất làm việc cho những người lao động cho doanh nghiệp.

Thông qua việc nâng cao hiệu suất lao động, chúng ta có thể trả lương cao hơn cũng như là tăng sự cạnh tranh doanh nghiệp của chúng ta với thị trường, cho nên doanh nghiệp nào ứng dụng việc quản trị thông tin tốt hơn thì doanh nghiệp đó có sự cạnh tranh tốt hơn không chỉ về thị trường mà còn có sự cạnh tranh tốt hơn về việc thu hút nguồn lao động.

Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp rất quan tâm tới việc ứng dụng nền tảng số trong hoạt động kinh doanh.

PV: Qua trải nghiệm, góc nhìn, ông có thể đánh giá về mức độ áp dụng nền tảng số trong phát triển doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Đồng thời cho một vài ví dụ cụ thể về sự thay đổi, phát triển của doanh nghiệp khi áp dụng một cách chuyên nghiệp nền tảng công nghệ số?

Đây cũng là một trong những xu hướng trong thời gian gần đây, đặc biệt là trong giai đoạn vừa rồi khi mà chúng ta gặp những khó khăn trong thời kỳ giãn cách vì đại dịch Covid-19. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp vừa nhỏ và siêu nhỏ, việc tiếp cận thị trường gặp những khó khăn, bắt buộc các doanh nghiệp phải chuyển qua nền tảng số.

Trong giai đoạn vừa rồi, đầu tiên với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, họ có thể chưa có sự quan tâm tới quản trị quan hệ khách hàng, thì gần đây họ đã ứng dụng nền tảng trong việc quản trị nguồn khách hàng của mình, gọi là các CIM trong doanh nghiệp. Thay vì đấu nối giữa hệ thống CIM với hệ thống nền tảng kế toán với việc sắp tới chúng ta thấy rằng từ việc hoá đơn số cho đến việc quản lý thuế online hay việc kết nối hệ thống kế toán với quản lý khách hàng dần trở nên quan trọng.

Do đó, chúng ta thấy rằng các doanh nghiệp lại có thể kết nối hệ thống quản trị nội bộ này với toàn bộ hệ thống quản lý khác trong doanh nghiệp của mình. Cho nên, các hệ thống ngày xưa chúng ta nghe lớn nhưng hiện nay mọi doanh nghiệp đều có thể ứng dụng được từng phần modem, rồi sau đó kết nối các modem lại với nhau.

Vì vậy, vào thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp nào mà ứng dụng nền tảng quản trị quan hệ khách hàng và có thể đo lường được là khách hàng chi tiêu bao nhiêu tiền trong vòng đời của khách hàng? hay là làm thế nào để tăng được số lần quay trở lại mua hàng của khách hàng? hay là làm thế nào để tăng được quan hệ khách hàng, để duy trì họ ở trong hệ thống của doanh nghiệp? Đó cũng là việc mà ngày lập tức chúng ta có được những lợi ích của quản lý.

Hay là với quản lý số của doanh nghiệp chúng ta thấy là các doanh nghiệp gần như có thể giảm được thời gian họp hành hay là gặp gỡ giữa cá nhân với các cá nhân gọi là gặp gỡ trực tiếp, thì giờ họ có thể thông qua các nền tảng như chat nội bộ hay thông qua các hệ thống nền tảng; đơn giản như các hệ thống nền tảng cũ như email thì một số doanh nghiệp đã chuyển sang snack hay là những nền tảng như là chanel, quản lý công nghiệp theo luồng. Nó đã trở nên rất dễ dàng cho các doanh nghiệp. Và, điều này đã làm giảm đi rất nhiều giấy tờ, mệnh lệnh phải có ở trong doanh nghiệp, điều này đang tăng được hiệu suất của doanh nghiệp lên một cách đáng kể.

Luật sư, diễn giả Phạm Thành Long chia sẻ về những vấn đề ứng dụng nền tảng công nghệ số trong quản trị, điều hành và phát triển doanh nghiệp

PV: Rất nhiều người quan niệm rằng mình học cái gì ra sẽ làm giỏi và kinh doanh cái đó tốt, tuy nhiên thực tế chứng minh, nhiều người học giỏi mà kinh doanh dở, theo ông nguyên nhân do đâu?

Chuyện chúng ta học ngành này và chúng ta làm kinh doanh ngành đó và tại sao nó không tốt thì chuyện đó là chuyện rất là bình thường. Bởi điều cơ bản là chúng ta được đào tạo trong trường học, trường nghề, hay trong trường kỹ thuật,… để chúng ta trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó; tức là chúng ta trở thành chuyên gia để giải quyết vấn đề bằng những ngành đó, những kỹ thuật đó. Ví dụ như tôi trở thành luật sư, tức là được đào tạo để làm sao hiểu về văn bản pháp luật, hiểu về những luật cứ, luận chứng, để có thể bảo vệ cho thân chủ của mình, nhưng khi chúng ta bước vào kinh doanh nó lại là lĩnh vực khác.

Kinh doanh trong ngành nghề chúng ta được đào tạo chứ chúng ta không được học về tài chính, về marketing, về việc điều hành con người, về việc quảng bá doanh nghiệp của mình thì đó chính là những khó khăn. Cho nên, khi chúng ta nhầm lẫn giữa việc được học trong một ngành ra và sau đó bước làm ngành kinh doanh đó, thì làm kinh doanh đó khác với việc là làm ngành đó.

Ví dụ như: Được đào tạo ra làm bác sĩ khác với việc bạn làm chủ một bệnh viện, được đào tạo ra làm dược sĩ khác với việc làm chủ một cửa hàng thuốc,… Vì làm công ty không chỉ làm vận hành mà còn phải làm cả marketing, và bán hàng; mà chúng ta thường ít có những quan điểm tích cực về Maketing và việc bán hàng mà chúng ta có thể thu hút khách hàng đến. Và khi không có khách hàng là không có tiền, mà giỏi đến mấy mà doanh nghiệp không có tiền thì cũng rất khó khăn, không có tiền thì không có nhân sự tốt thì chúng ta càng gặp khó khăn hơn. Đó chính là cái sự sai lầm giữa học một ngành ra và làm kinh doanh ngành đó là không thành công.

Rất nhiều chủ doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đã và đang không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức để ứng dụng công nghệ số, giúp việc kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn

PV: Theo ông, những yếu tố cần và đủ cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên công nghệ số hiện nay?

Tôi cho rằng có ba điều mà chúng ta cần học ở đây đó chính là: Việc đầu tiên là phải giỏi về chuyên ngành của mình. Khi chúng ta kinh doanh lĩnh vực nào đó thì tất nhiên chúng ta phải biết được ngành kinh doanh đó. Điều thứ hai là chúng ta phải biết được việc vận hành doanh nghiệp bao gồm việc tuyển dụng, huấn luyện, đào tạo, tổ chức doanh nghiệp,… đo lường tối ưu. Bên cạnh đó một công việc rất quan trọng là marketing và bán hàng, nếu như chúng ta không học marketing, không học bán hàng thì rất là khó khăn trong hoạt động của doanh nghiệp để phát triển doanh nghiệp đi lên.

Trong kỷ nguyên số này việc ứng dụng công nghệ trong quá trình sáng tạo sản phẩm, ứng dụng công nghệ trong việc quản lý và ứng dụng công nghệ trong việc marketing và bán hàng là vô cùng quan trọng. Vì vậy, đến ngày hôm nay mà bạn chưa xuất hiện trên internet, chưa đưa doanh nghiệp của mình lên internet, chưa ứng dụng internet vào quản lý điều hành và ứng dụng sản phẩm thì sẽ là khó khăn của doanh nghiệp trong thời gian vừa qua.

Chia sẻ về những giá trị, cũng như việc ứng dụng kiến thức liên quan đến công nghệ số, phóng viên có thêm Phỏng vấn với một số học viên lớp học Internet Power system:

Theo đó, Ông Đào Quang Trung – Lãnh đạo một công ty hoạt động trong lĩnh vực du học cho biết: “Chiến lược internet là vô cùng quan trọng cho bất cứ doanh nghiệp nào và đối với lĩnh vực giáo dục mà tôi đang hoạt động thì việc áp dụng công nghệ số, nền tảng internet là không thể thiếu. Đặc biệt, nhờ khoá học Internet Power System, tôi đã biết ứng dụng, marketing và bán hàng bằng hệ thống mạng internet. Nhờ đó, công ty tôi có thể tiếp cận được nhiều khách hàng thông qua chiến lược đó”.

Ông Đào Quang Trung chia sẻ

Bà Trần Tống Thanh Tâm – Giám đốc Công ty TNHH Evolcare – Spa Cát Tiên Cần Thơ cũng có những chia sẻ về hành trình đưa doanh nghiệp lên online: “Trước đây, tôi cứ nghĩ spa thì làm sao mà online được, chỉ chăm sóc trực tiếp được thôi. Tôi cũng có chạy quảng cáo các chương trình khuyến mãi trên facebook, tuy nhiên khách về thì không đúng tệp, họ chỉ đến vì khuyến mãi và hết khuyến mãi họ lại đi. Hết quảng cáo hết khách. Khách hàng tôi chủ yếu là offline. Đến đợt dịch đầu tiên, toàn bộ doanh nghiệp đóng cửa, spa tôi đóng cửa, không có khách hàng, không có doanh số, nhân viên ngồi nhà, và chi phí vẫn phải trả, rất khó khăn.

Sau khi biết áp dụng công nghệ số vào để thúc đẩy quá trình kinh doanh của mình, từ đó tôi tiết kiệm được nhiều thời gian, công suất, tỉ lệ chốt cao hơn, khách đến nhiều hơn, giá trị trên đơn hàng cũng tăng hơn và tỉ lệ khách quay trở lại cũng tăng.

Bà Trần Tống Thanh Tâm chia sẻ

Hay theo Ông Trần Ngọc Việt – Phó Giám đốc Alliance Logistics Viet Nam (Công ty TNHH Tiếp Vận Liên Minh Việt Nam) chia sẻ: “Trước khi biết và áp dụng Công nghệ số vào hoạt động kinh doanh, công ty tôi gặp muôn vàn khó khăn. Đặc biệt, trong giai đoạn covid vừa qua, công ty không gặp được khách hàng, không chăm sóc được khách hàng, đội sales không phát triển được vì giãn cách, không có cách nào thúc đẩy động lực cho đội nhóm làm việc hiệu quả, chỉ làm theo cách truyền thống nên dịch giãn cách là nằm im không có doanh số.

Tuy nhiên, sau khi áp dụng kiến thức về IPS trong khoá học, tôi bắt đầu xây dựng đa kênh trên internet: Fanpage viết bài hút khách, xây kênh webstie kéo lead về, tổ chức các buổi training đào tạo cho khách hàng. Đặc biệt, các buổi training đào tạo khách qua zoom kiến thức, khách họ giới thiệu cho nhau, khách biết đến fanpage công ty mình liên tục chia sẻ kiến thức lên đó, và khách cũng tự tìm đến mình.

Ông Trần Ngọc Việt - Phó Giám đốc Alliance Logistics Viet Nam

PV: Trân trọng cảm ơn những chia sẻ của Ông/bà về tầm quan trọng của chuyển đổ số trong hội nhập và phát triển! Chúc Ông/bà nhiều sức khoẻ!

Ngọc Anh - Kim Ánh