VNHNO - Theo báo cáo, ở chương trình giáo dục phổ thông mới, các lớp cấp THPT đều có 13 môn học. Chương trình hiện hành, lớp 10 và lớp 11 có 16 môn học và lớp 12 có 17 môn học.
Theo đó, một số ý kiến quan tâm của cử tri trước kỳ họp Quốc hội tới của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chương trình - sách giáo khoa mới. Nội dung chính là chương trình giáo dục phổ thông mới đã giảm tải so với hiện hành ở các điểm: giảm số môn học, giảm số giờ học. Đồng thời, chọn lọc nội dung giáo dục thiết thực và đổi mới phương pháp giáo dục.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, tạo điều kiện để học sinh được lựa chọn môn học, chủ đề học tập và tăng cường các hoạt động thực hành.
Cụ thể như sau: Ở chương trình giáo dục phổ thông mới, bậc tiểu học có 7 môn học ở lớp 1 và lớp 2; 9 môn học ở lớp 3; lớp 4 và lớp 5 theo chương trình mới sẽ có 10 môn học.
Trong khi đó, chương trình hiện hành có 10 môn học lớp 1, lớp 2 và lớp 3; 11 môn học ở lớp 4 và lớp 5.
Ở bậc THCS, theo chương trình mới các lớp đều có 12 môn học. Lớp 6 và lớp 7 có 16 môn học, theo chương trình hiện hành,;còn lớp 8 và lớp 9 có 17 môn học.
Đến cấp THPT, theo chương trình mới, các lớp đều có 13 môn học. Trong khi chương trình hiện hành, lớp 10 và lớp 11 có 16 môn học; lớp 12 có 17 môn học.
Đối với thời lượng, ở bậc tiểu học sắp tới học sinh sẽ học chương trình với 2.838 giờ. Trong khi chương trình hiện hành là 2.353 giờ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo giải thích cho việc, nhìn số giờ tăng nhưng việc "giảm tải" như sau: Chương trình mới là chương trình học 2 buổi/ngày (9 buổi/tuần), tính trung bình học sinh học 1,8 giờ/lớp/buổi học.
Trong chương trình hiện hành là chương trình học 1 buổi/ngày (5 buổi/tuần), tính trung bình học sinh học 2,7 giờ/lớp/buổi học.
Với trung học cơ sở, học sinh học 3.070 giờ; giảm 54 giờ so với chương trình hiện hành.
Còn trung học phổ thông, học sinh học 2.284 giờ; giảm 262 giờ so với chương trình Ban cơ bản hiện hành; giảm 315 giờ so với chương trình Ban A, Ban C hiện hành./.