20/01/2025 lúc 20:59 (GMT+7)
Breaking News

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, làm việc tại tỉnh Đắk Lắk 

Chiều ngày 30/6, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội thăm và làm việc tại tỉnh Đắk Lắk.

Chiều ngày 30/6, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội thăm và làm việc tại tỉnh Đắk Lắk. 

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk tổ chức Hội nghị làm việc với Đoàn công tác của Đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội. Nội dung tại buổi làm việc là triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh; tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 06 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 06 tháng cuối năm; công tác phòng, chống dịch covid - 19 trên địa bàn. Tổng kết công tác bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, công tác tổ chức Kỳ họp thứ nhất của HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026.

Tại buổi làm việc đồng chí Nguyễn Đình Trung, Uỷ viên BCH TW Đảng, Bí thư tỉnh ủy, đã báo cáo khái quát công tác 06 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021, những kiến nghị, đề xuất của tỉnh trong giai đoạn tới. Thời gian vừa qua, tỉnh đã tập chung tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh COVID - 19; kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn hiệu quả nguồn bệnh xâm nhập từ bên ngoài, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống Nhân dân. Tập trung nguồn lực, thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID - 19 tiếp tục diễn biến phức tạp.

Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội thăm, làm việc tại tỉnh Đắk Lắk.

Triển khai công tác chuẩn bị và triệu tập Kỳ họp thứ Nhất, HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026 đảm bảo đúng thời gian theo luật định. Kiện toàn thành viên UBND, HĐND các cấp trên địa bàn tỉnh đảm bảo các quy định. Chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương tập trung triển khai các giải pháp thực hiện nhiệm vụ được giao; chú trọng phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến, năng lượng tái tạo và du lịch, đẩy mạnh giải pháp tìm kiếm thị trường xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Triển khai thực hiện tốt công tác thu ngân sách nhà nước gắn với thực hành tiết kiệm.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư; tạo điều cho các thành phần kinh tế đầu tư vốn; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án, nhất là công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, đấu thầu, phấn đấu giải ngân đạt kế hoạch đầu tư công năm 2021. Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, phát triển đảng viên, quan tâm tổ chức tập huấn bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ gắn với tinh giảm biên chế theo kế hoạch. Tổ chức các Đoàn công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị tại các huyện ủy, thị ủy, thành ủy trực thuộc theo Chương trình công tác năm 2021.

Triển khai hiệu quả các nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị, an ninh trật tự, an ninh biên giới; tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ cấp tỉnh, cấp huyện đảm bảo yêu cầu, kế hoạch đề ra. Chỉ đạo các ngành, các địa phương phối hợp chặt chẽ để giải quyết dứt điểm một số vụ tranh chấp khiếu kiện kéo dài; vấn đề đất lâm nghiệp; tranh chấp đất đai tại một số công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các huyện ủy, thị ủy, thành ủy và các Đảng ủy trực thuộc kiện toàn, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ; tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp tích cực lao động, tham gia phát triển kinh tế - xã hội; phấn đấu hoàn thành đạt và vượt chỉ tiêu nhiệm vụ Nghị quyết năm 2021 đã đề ra.

Đồng chí Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội đã chỉ đạo các bộ ban ngành tham luận, đánh giá, ghi nhận những kiến nghị, đề xuất của tỉnh. Chủ tịch Quốc hội biểu dương, ghi nhận và đánh giá cao những kết quả trong công tác 06 tháng đầu năm của tỉnh, kiến nghị, đề xuất trong thời gian tới. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh sẽ có ý kiến với Quốc hội, Chính phủ quan tâm giải quyết cho tỉnh một số nội dung theo đề xuất của tỉnh Đắk Lắk.
Theo báo cáo của tỉnh, Đắk Lắk là tỉnh có địa bàn rộng, địa hình đồi núi đặc thù, nhiều thành phần dân tộc. Nguồn thu ngân sách của tỉnh còn hạn chế, trong khi nhu cầu đầu tư phát triển rất lớn. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh (4,97 %) còn cao so với mặt bằng chung của cả nước, đặc biệt là tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (12,43 %). Tình trạng dân di cư ngoài kế hoạch đến tỉnh còn xảy ra nhiều, gây áp lực cho tỉnh phải bố trí các nguồn lực để ổn định đời sống cho đồng bào. Để giúp địa phương có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu các bộ, ban, ngành TW, địa phương cần tập chung hơn nữa. Về thực hiện Kết luận số 67 - KL / TW, ngày 16/12/2013 của Bộ Chính trị Để thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ theo tinh thần Kết luận số 67 - KL TW, ngày 16/12/2013 của Bộ Chính trị.

Chủ tịch Quốc hội, Vương Đình Huệ đánh giá cao tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức thành công kỳ bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026. Lựa chọn ra được những đại biểu đủ đức, đủ tài vào Quốc hội, HĐND các cấp. Tạo ra được tiền đề mới, một khí thế mới trong nhiệm kỳ mới để đưa Đắk Lắk ngày càng phát triển, xứng đáng là trung tâm vùng Tây Nguyên.

Đồng chí Nguyễn Đình Trung, Uỷ viên BCH TW Đảng, Bí thư tỉnh ủy, cũng đã kiến nghị, đề xuất nhiều mục cần quan tâm đầu tư từ TW.

Qua buổi làm việc đồng chí Nguyễn Đình Trung, Uỷ viên BCH TW Đảng, Bí thư tỉnh ủy, cũng đã kiến nghị, đề xuất nhiều mục cần quan tâm đầu tư từ TW. Cụ thể: theo Nghị quyết số 103/NQ - CP, ngày 09/7/2020 của Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, thống nhất cho chủ trương thực hiện đối với một số kiến nghị: Về cơ chế, chính sách, cho phép thành phố Buôn Ma Thuột được thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách mới, đặc thù trên cơ sở đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, bộ máy quản lý hành chính nhà nước và phù hợp với cơ chế đặc thù của tỉnh như một số thành phố lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông; xã hội hóa dịch vụ công và tăng cường phân cấp quản lý cho thành phố xứng tầm đô thị trung tâm của vùng Tây Nguyên.
Cho phép tỉnh Đắk Lắk được thí điểm về chính sách và cơ chế ưu đãi trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột (như miễn, giảm tiền thuê đất; miễn giảm thuế ... ) theo hướng tăng thêm thời gian miễn, giảm tiền thuê đất hoặc theo hướng địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột được ưu đãi đầu tư như địa bàn đặc biệt khó khăn để có điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách, tăng sức cạnh tranh, thu hút các doanh nghiệp trong nhóm chính sách ưu đãi về cơ sở hạ tầng giao thông, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, hạ tầng chế biến nông sản, thực phẩm.
Đề nghị tăng mức phân bổ chi hoạt động kinh tế chung cho tỉnh Đắk Lắk từ 10 % lên 15 % chi thường xuyên các lĩnh vực chỉ để thực hiện các nhiệm vụ quan trọng về giao thông đô thị của thành phố Buôn Ma Thuột - định hướng là trung tâm vùng Tây Nguyên. Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2025 về đô thị trung tâm vùng và ưu tiên nguồn vốn vay ODA, vốn Trái phiếu Chính phủ, vốn Trung ương hỗ trợ địa phương để đầu tư phát triển đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên. Đề nghị Quốc hội , Chính phủ có chính sách giảm tỷ lệ vay lại vốn ODA từ 40 % hiện nay xuống còn từ 10-15 %; đề nghị Trung ương hỗ trợ 100 % vốn đối ứng cho các Dự án ODA trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk để ưu tiên cho tỉnh cũng như TP BMT có điều kiện phát triển. Đề nghị Trung ương ưu tiên đầu tư 01 Bệnh viện tuyến Trung ương trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. Ngoài định mức chung của Chính phủ quy định cho tỉnh, đề nghị Trung ương phân bổ tăng thêm định mức chi trong các thời kỳ ổn định ngân sách thêm 50 % cho các lĩnh vực kinh tế, môi trường, giáo dục, đào tạo và dạy nghề, văn hóa - thông tin, an ninh, quốc phòng theo tiêu chí quy mô dân số của Thành phố; các nội dung tăng thêm này được bổ sung ngoài nguồn cân đối cho ngân sách tỉnh Đắk Lắk để bổ sung cho thành phố Buôn Ma Thuột.
Đề xuất đầu tư; Đề nghị bổ sung tuyến cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha trang vào Quy hoạch đường bộ Việt Nam thời kỳ 2021- 2030 và định hướng đến năm 2050; đồng thời, cho chủ trương hỗ trợ nguồn vốn ngân sách Trung ương khoảng 10.000 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư 19.500 tỷ đồng để đầu tư Dự án: Xây dựng đường Cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang với tổng chiều dài khoảng 113 km. Đề nghị bổ sung thêm 03 đường cao tốc trên địa bàn miền Trung - Tây Nguyên vào danh mục dự án thực hiện giai đoạn 2026-2030, cụ thể: - Đường cao tốc nối các tỉnh Tây Nguyên: Đoàn Ngọc Hồi ( Kon Tum ) - Pleiku ( Gia Lai ) - Buôn Ma Thuột ( Đắk Lắk ) - Gia Nghĩa ( Đắk Nông ) - Chơn Thành ( Bình Phước ).  Đường cao tốc Buôn Ma Thuột - Liên Khương ( Theo Kết luận số 67 - KL / TW ngày 16/12/2013 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 103 / NQ - CP ngày 09/7/2020 của Chính phủ ).  Đường cao tốc Buôn Ma Thuột - Phú Yên ( Theo Thông báo số 195 9 TB VPTW ngày 23/9/2020 của Văn phòng Trung ương Đảng về nội dung kết luận dụng Tờ trình số 6243 / UBND - ĐTXD ngày 17/12/2020 của UBND tỉnh Phú Yên, về nội dung đề nghị bổ sung quy hoạch; trong đó, đầu tư tuyến cao tốc nối Phú Yên với Tây Nguyên ” ).

Toàn cảnh buổi làm việc.

Nội dung đề xuất: “ Nghiên cứu Đầu tư nâng cấp Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột thành Cảng Hàng không quốc tế. Đầu tư cơ sở hạ tầng, đưa cửa khẩu Đắk Ruê - Chi Miết vào hoạt động: đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh, nhất là Quốc lộ 29 nối Cảng Vũng Rô - Phú Yên đến Cửa khẩu Đắk Ruê nhằm phát huy tiềm năng lợi thế về nông nghiệp và phát triển nông sản của khu vực biên giới tiếp giáp với Campuchia. Trung ương ưu tiên bố trí vốn để đầu tư các dự án hạ tầng giao thông phát triển theo hướng Đông - Nam của thành phố theo Quyết định 249/QĐ - TTg ngày 13/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025, gồm: Đường nối từ đường Đông - Tây đến đường Lê Duẩn ( từ nút giao đường Đông Tây - Trần Quý Cáp đến Đài Phát sóng tỉnh Đắk Lắk ); Đường Vành đai phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột - ( từ khu vực Nhà máy bia đến QL14, xã Hòa Khánh ) Trung ương ưu tiên nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án trọng tâm,  trọng điểm của Thành phố. Căn cứ Quyết định số 438 / QĐ - TTg, ngày 25/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “ Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, giai đoạn 2021-2030 ”, theo đó tỉnh Đắk Lắk (gồm thành phố Buôn Ma Thuột và thị xã Buôn Hồ) nằm trong danh mục thực hiện Đề án ( tại mục số 14, 15 phần V, Phụ lục số II đính kèm Quyết định 438 / QĐ - TTg ) bao gồm các dự án: Đường vành đai phía Tây 2; Dự án thoát nước mưa, nước thải trên địa bàn thành phố giai đoạn 3; cải tạo, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới một số hạng mục của hồ Ea Kao, nhằm đảm bảo yêu cầu cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển du lịch ( giai đoạn 2 ); xây dựng và cải tạo hệ thống hành lang các suối Ea Tam, Ea Nao, Ea Nuôl, ... và sông, ao hồ trên địa bàn ...).
Đối với tỉnh: Đề nghị hỗ trợ ngân sách Trung ương cho tỉnh để đầu tư: Đầu tư 04 Dự án đường giao thông kết nối Đắk Lắk với Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Nông, Phú Yên để giảm áp lực cho đường bộ, góp phần phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật giao thông vận tải trên địa bàn và tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh khu vực Tây Nguyên, bao gồm: tuyến giao thông kết nối vùng Ea H'Leo, tỉnh Đắk Lắk và Ayun Pa, tỉnh Gia Lai có chiều dài 45km ( địa phận tỉnh Đắk Lắk 29 km; địa phận tỉnh Gia Lai 16km); tổng mức đầu tư dự kiến: 683 tỷ đồng. Tuyến giao thông kết nối vùng M'Đrắk , Đắk Lắk với Quốc lộ 29 gần giáp Sông Hinh, tỉnh Phú Yên có chiều dài 33,5km ( thuộc địa phận tỉnh Đắk Lắk ); tổng mức đầu tư dự kiến: 485 tỷ đồng. Tuyến giao thông kết nối vùng Lắk, tỉnh Đắk Lắk và Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng có chiều dài tuyển 9,4 km địa phận tỉnh Đắk Lắk 5,92km; địa phận tỉnh Lâm Đồng 3,48 km ). Tổng mức đầu tư dự kiến: 207 tỷ đồng. Xây dựng đường và cầu từ Trung tâm thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk qua sông Krông Nô đi huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông, có chiều dài tuyến 5,7 km; tổng mức đầu tư dự kiến: 200 tỷ đồng ( Công văn số 604 / UBND - TH ngày 20/01/2020; Công văn số 10125 / UBND - TH, ngày 11/11/2020 của UBND tỉnh ). Đầu tư Dự án Hồ chứa nước Thủy lợi Ea M'Droh phục vụ tưới cho 1.100ha cà phê và 360ha lúa nước, 160ha hoa màu trên địa bàn huyện Cư M'gar với tổng mức đầu tư dự kiến 520 tỷ đồng nhằm hỗ trợ đảm bảo nước tưới cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng cà phê của tỉnh, đồng thời tạo nguồn nước ngầm, tạo cảnh quan môi trường Công văn số 2261 / UBNd - TH, ngày 18/3/2021 của UBND tỉnh ). Ngày 05/10/2018 , Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2016-2020 cho tỉnh Đắk Lắk 40.148 triệu đồng để thực hiện một số hạng mục của Dự án Cải tạo, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới một số hạng mục của hồ Ea Kao (giai đoạn 1). Để tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng của công trình, đảm bảo mục tiêu cung cấp ổn định nước tưới và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng hạ lưu hồ, cũng là thực hiện theo Kết luận số 67 - KL / TW của Bộ Chính trị, đề nghị Trung ương tiếp tục hỗ trợ bố trí khoảng 600 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình an ninh nguồn nước để tỉnh tiếp tục đầu tư một số hạng mục chính của Dự án ( Công văn số 2446 / UBND - TH , ngày 25/3/2021 của UBND tỉnh ).