30/12/2024 lúc 03:18 (GMT+7)
Breaking News

Chính sách bảo hiểm tiền gửi đến gần với đồng bào dân tộc thiểu số

VNHN - Việc tuyên truyền hiệu quả chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG) giúp người dân hiểu và nâng cao niềm tin vào hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), góp phần quan trọng trong thực hiện chính sách nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước.

VNHN - Việc tuyên truyền hiệu quả chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG) giúp người dân hiểu và nâng cao niềm tin vào hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), góp phần quan trọng trong thực hiện chính sách nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước.

Theo kế hoạch, công tác này cần được mở rộng và nâng cao hiệu quả hơn nữa tại vùng sâu vùng xa, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, để góp phần khơi thông dòng vốn phát triển kinh tế địa phương, đóng góp quan trọng trong thực hiện chính sách nông nghiệp, nông thôn, nông dân của Đảng và Nhà nước.

Tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện có 96 TCTD đang hoạt động. Tính đến cuối tháng 7.2018, tổng huy động vốn của hệ thống các TCTD trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đạt gần 42.000 tỉ đồng, tổng dư nợ đạt khoảng 85.000 tỉ đồng, nợ xấu 1,55%; tốc độ tăng trưởng huy động vốn và cho vay hằng năm đạt 20%.

Ông Tăng Hải Châu, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk cho biết, hiện nay, hệ thống QTDND tại tỉnh phát triển khá đồng bộ, với quy mô hoạt động đứng thứ 2 trong khu vực. Để đạt được kết quả này, một phần do các QTDND đã làm tốt công tác tuyên truyền, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên tiếp cận nguồn vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, thời gian qua, NHNN tỉnh đã triển khai kịp thời nhiều chính sách tín dụng quan trọng, giám sát chặt chẽ hoạt động của các TCTD trong việc thực hiện cơ chế, chính sách tiền tệ an toàn, lành mạnh. Cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực và gắn với tiềm năng phát triển của tỉnh.

Theo đánh giá của lãnh đạo NHNN Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk, Tây Nguyên nói chung, tỉnh Đắk Lắk nói riêng được đánh giá là địa bàn chiến lược, đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của Việt Nam.

Đắk Lắk là tỉnh có địa bàn rộng với 47 dân tộc anh em, trên 600.000 người dân là đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 1/3 dân số của địa phương

Đồng thời, thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát, BHTG Việt Nam đã phát hiện kịp thời những sai sót và tồn tại của các QTDND, từ đó kiến nghị NHNN có giải pháp chấn chỉnh, khắc phục, góp phần đảm bảo cho hệ thống QTDND hoạt động an toàn, hiệu quả.

Ngoài ra, Đắk Lắk là tỉnh có địa bàn rộng với 47 dân tộc anh em, trên 600.000 người dân là đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 1/3 dân số của địa phương.

Vì vậy, nhận thức về chính sách pháp luật nói chung, chính sách pháp luật về BHTG nói riêng còn nhiều hạn chế.

Liên quan tới vấn đề trên, ông Tăng Hải Châu thông tin, do nắm vững tâm lý người dân, cũng như có sự phối hợp của chính quyền địa phương, các tổ chức tham gia BHTG, đặc biệt là BHTG Việt Nam đã làm rất tốt công tác tuyên truyền chính sách BHTG của mình, nên người dân đã hiểu và tin tưởng hơn vào hoạt động của các QTDND.

Từ cơ sở trên, người dân nắm bắt được và hiểu hơn về chính sách BHTG của Nhà nước để có thể tuyên truyền và đưa chính sách BHTG vào công chúng một cách sâu rộng hơn.

Đây cũng được xem là diễn đàn để các thành viên tham dự không chỉ lắng nghe ý kiến mà còn trao đổi thẳng thắn để công tác tuyên truyền ngày càng hiệu quả.

Như vậy, trước hết BHTG Việt Nam cần lắng nghe ý kiến của người dân -  những người được hưởng lợi ích của chính sách BHTG.

Từ đó đa dạng nhưng phải cụ thể các hình thức tuyên truyền. Sự phối hợp phải được thực hiện thường xuyên và chặt chẽ giữa BHTG Việt Nam với NHNN chi nhánh tỉnh và cấp ủy, chính quyền địa phương cấp thôn, xã./.