05/12/2024 lúc 09:57 (GMT+7)
Breaking News

CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI TRUNG – MỸ: AI SẼ LÀ NGƯỜI THẮNG?

VNHNO - Căng thẳng thương mại giữa hai “ông lớn” của nền kinh tế thế giới đã đẩy thị trường thế giới lâm vào tình trạng bất ổn, tình trạng đối đầu tiếp tục có xu hướng gia tăng và chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Và phần thắng thuộc về bên nào thì vẫn còn là mốt dấu hỏi chấm lớn?

VNHN - Căng thẳng thương mại giữa hai “ông lớn” của nền kinh tế thế giới đã đẩy thị trường thế giới lâm vào tình trạng bất ổn, tình trạng đối đầu tiếp tục có xu hướng gia tăng và chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Và phần thắng thuộc về bên nào thì vẫn còn là mốt dấu hỏi chấm lớn?

Vừa qua, chính quyền Tổng thống  Mỹ Donald Trump đã cảnh báo nâng thuế suất từ 10% lên 25% với hàng hóa Trung Quốc có giá trị 200 tỷ USD. Để đáp trả lại động thái này của Mỹ, Trung Quốc đã nhanh chóng công bố một danh sách hơn 5.200 sản phẩm của Mỹ bị áp thuế với giá trị 60 triệu USD. Đồng thời, Trung Quốc “cam kết” sẽ áp đặt đáp trả chính xác mức thuế mới tăng từ 5% lên 25% của Mỹ, nếu chính quyền Trump thực hiện lời đe dọa của mình.

Theo giáo sư kinh tế Joseph Stiglitz trong một bài viết trên báo Project Syndicate thì phần thắng sẽ nghiêng về bên nào vẫn còn là một điều khó có thể đoán định trước được. Cả Mỹ và Trung Quốc đều đang nắm trong tay mình những “lá bài” khác biệt.

Sức bền nền kinh tế Mỹ - “lá bài” của Tổng thống Donald Trump

Theo các nhà phân tích, chính quyền của Tổng thống Trump nghĩ rằng Mỹ có thể “trụ vững” hơn Trung Quốc và Mỹ sẽ buộc Bắc Kinh phải ngồi vào bàn đàm phán. Tuy nhiên, chính điều này cũng phản ánh việc Washington có thể “quá chủ quan” khi không hiểu kỹ càng sức mạnh tiềm ẩn của nền kinh tế Trung Quốc. Thực tế, dù có suy yếu hơn so với 1 năm trước đây, nhưng nền kinh tế Trung Quốc vẫn có mức tăng trưởng gần gấp đôi nền kinh tế Mỹ.

Song một “ông trùm” lớn như Mỹ chắc chắn là sẽ không chịu ngồi yên. Tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ - Mike Pompeo đã công bố một cách giải quyết khác cho vấn đề, thậm chí còn nhắm tới cô lập Trung Quốc. Với tên gọi “Chương trình Tầm nhìn Kinh tế Ấn Độ-Thái Bình Dương”, trong chuyến công du đến 3 nước Đông Nam Á là Singapore, Malaysia và Indonesia, đã mang theo đề nghị đầu tư 113 triệu USD vào Sáng kiến trong lĩnh vực kinh tế số, công nghệ, năng lượng và cơ sở hạ tầng của khu vực này. Mục đích sâu xa của Chương trình này đó là giúp cho Mỹ tạo ra một đối trọng lại với kế hoạch tham vọng “ Vành đai và con đường” của Trung Quốc, nhằm thúc đẩy sáng kiến phát triển và kết nối các nước từ châu Á tới châu Âu.

Mặc dù vậy, một số nhà chuyên gia vẫn đưa ra những quan điểm rất khác biệt

Roach - cựu lãnh đạo Morgan Stanley châu Á nhận xét trên CNBC rằng: “Chiến tranh thương mại không dễ thắng đâu.Dễ thua thì đúng hơn. Và Mỹ đang trên đà thua cuộc chiến này rồi”. Ông còn cho rằng : Mỹ phụ thuộc rất lớn vào Trung Quốc để có hàng hóa giá rẻ, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước. Chúng ta cũng phải trông chờ Trung Quốc mua trái phiếu chính phủ, để bù đắp thâm hụt ngân sách ngày càng lớn”, ông giải thích, “Người ta cho rằng Trung Quốc có vấn đề mà quên rằng Mỹ cũng có”.

Dù vậy, một số nhà kinh tế khác lại không đồng tình với Roach. Mohamed El-Erian - cố vấn kinh tế trưởng của Allianz cho rằng vị thế của Mỹ mạnh hơn Trung Quốc. “Tính tương đối, chúng ta đang thắng và sẽ thắng chiến tranh thương mại”, ông nhận định, “Cứ nhìn thị trường Mỹ so với Trung Quốc và các nước khác là biết. Rất thống nhất mà”. El-Erian được coi là một trong những nhà bình luận thị trường tài chính có ảnh hưởng lớn nhất thế giới.

Vậy Trung Quốc có gì để đối đầu với Mỹ ?

Trung Quốc dường như đã chuẩn bị đủ cách để có thể kiểm soát chiến lược thương mại toàn cầu.  Ngày 6/8, Trung Quốc đã đề xuất đàm phán với Anh trước Brexit [việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu].

Ông Ming Zeng, người đứng đầu bộ phận kế hoạch chiến lược của Alibaba - trang bán hàng điện tử tương tự Amazon của Mỹ, cũng là một trong những nhà chiến lược tài ba nhất về kinh doanh và tài chính tại Trung Quốc cho rằng, trên đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, Trung Quốc cũng đã nhanh chóng tập trung vào các khu vực kinh tế và thị trường trong nước. Điều này giúp nền kinh tế Trung Quốc “miễn dịch” phần lớn trước các rắc rối thương mại và có cách để giải quyết.

Ngoài ra, ông Ming Zeng còn nhấn mạnh, Trung Quốc ngày càng ít có nhu cầu thực sự với các sản phẩm của Mỹ, kể cả các sản phẩm trí tuệ.

Cụ thể, chúng ta có thể thấy trong ví dụ sau, vào tháng 1 năm nay, Mỹ đã gây khó dễ cho việc tiếp quản tài chính của Ant Financial of Moneygram – một công ty chuyển khoản thành toán cho Alibaba. Tuy nhiên, Alibaba đã lập một kênh thanh toán khác cho các sản phẩm sáng tạo và công nghệ.

Phần thắng đang nghiêng về Trung Quốc

Reuters dẫn một số ý kiến quan sát cho rằng, tình thế hiện nay có thể “lờ mờ” nhận ra rằng “cuộc chiến thương mại dài hơi” này cuối cùng sẽ mang về phần thắng cho Trung Quốc.

Ngoài ra, nếu một quốc gia lao vào chiến tranh, thương mại hay lĩnh vực khác, thì cũng cần chắc chắn những vị tướng giỏi phải "cầm trịch" - có mục tiêu rõ ràng, chiến lược vững chắc, và sự ủng hộ rộng khắp. Còn ở đây, những bất đồng giữa Trung Quốc và Mỹ dường như rất lớn. Bên cạnh đó, theo giáo sư Joseph Stiglitz, đội ngũ kinh tế của ông Trump rất kém trong khi đa số người Mỹ không ủng hộ cuộc chiến thương mại này.

Sự hậu thuẫn của dân chúng thậm chí giảm bớt khi người Mỹ nhận ra họ mất gấp đôi từ cuộc chiến này: việc làm biến mất, không chỉ bởi các đòn trả đũa của Bắc Kinh, mà còn vì thuế Mỹ làm tăng giá hàng hóa xuất khẩu và khiến chúng bớt tính cạnh tranh; và họ phải mua hàng đắt hơn. Điều này có thể đẩy tỷ giá đồng đôla giảm xuống và làm tăng lạm phát ở Mỹ. Cục Dự trữ liên bang (Fed) khi đó có thể sẽ tăng lãi suất, dẫn tới đầu tư và tăng trưởng yếu đi trong khi thất nghiệp nhiều hơn.