27/11/2024 lúc 10:02 (GMT+7)
Breaking News

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư – Tái cơ cấu nền kinh tế

VNHNO-Ngày 2/10/2018, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Diễn đàn khoa học “Tái cơ cấu nền kinh tế trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. TSKH Nghiêm Vũ Khải – Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS Nguyễn Đức Kiên – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì hội thảo.

VNHNO-Ngày 2/10/2018, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Diễn đàn khoa học “Tái cơ cấu nền kinh tế trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. TSKH Nghiêm Vũ Khải – Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS Nguyễn Đức Kiên – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì hội thảo.

TSKH Nghiêm Vũ Khải – Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam

 phát biểu khai mạc hội thảo

Trong thời gian qua, với việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa trên đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân công giá rẻ, kinh tế Việt Nam đã có bước phát triển ấn tượng. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Tăng trưởng GDP năm 2017 đạt 6,81%, riêng 6 tháng đầu năm 2018 đạt 7,08% - mức cao nhất kể từ năm 2011 đến nay. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 sẽ tiếp tục được cải thiện ở mức 6,8%.

Theo ý kiến của  PGS.TS Nguyễn Phú Hoa – Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp, Ban Kinh tế Trung ương cho biết, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, được nhiều chuyên gia khoa học đánh giá tác động của nó là sự tác động mang tính cộng hưởng, với tốc độ ở cấp số nhân chứ không phải cấp số cộng tốc độ như các cuộc cách mạng trước đó về phạm vi và chiều sâu mang tính hệ thống.

Còn đối với ý kiến của  GS.TSKH Lê Du Phong – Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được diễn ra trên mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, chứ không bó hẹp trong một số lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp như cuộc cách mạng lần thứ nhật, thứ hai và thứ ba. Có thể nói đây là một cơ hội đặc biệt thuận lợi đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Sở dĩ như vậy vì nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh Việt Nam có lợi thế như Nông nghiệp, Y, Dược, chế biến thực phẩm, Công nghệ thông tin, máy tính… là những nội hàm mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hướng tới.

Tại hội thảo, các đại biểu đã cùng thảo luận và đưa ra nhiều ý kiến như cần tập trung đầu tư phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là những ngành khoa học công nghệ mũi nhọn, đi thẳng vào những nội dung của cuộc cách mạng 4.0 trên cơ sở phát huy tốt nhất tiềm năng trí tuệ của con người, của đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ phải được triển khai trong thực tế, khoa học công nghệ hiện đại, tiên tiến phải thực sự trở thành lực lượng sản xuất chủ yếu và trực tiếp như đã chủ trương từ hàng chục năm qua.

TS Nguyễn Đức Kiên – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội

 phát biểu tại hội thảo

Ngoài ra, tại hội thảo, các đại biểu cũng cho rằng cần đẩy mạnh cải cách hành chính để tạo dựng một hệ thống quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương đóng vai trò đi đầu trong thực hiện cách mạng công nghiệp lần thứ tứ 4, từ áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ và triển khai sử dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất kinh doanh, trong nâng cao sức cạnh tranh và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp, các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ Việt Nam thông qua các cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mỗi doanh nghiệp, mỗi người dân tiếp cận và khai thác hiệu quả những thành tựu của cách mạng 4.0.

Sớm tạo dựng thị trường khoa học công nghệ hoàn chỉnh để các sản phẩm cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được trao đổi theo cơ chế thị trường, vừa khuyến khích tạo ra sản phẩm khoa học công nghệ mới, vừa thúc đẩy chuyển giao và sử dụng các sản phẩm khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại. Bên cạnh đó, hệ thống các quy định pháp lý và thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cần được nhanh chóng củng cố và hoàn thiện phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo cho thị trường khoa học công nghệ Việt Nam phát triển lành mạnh, kế thừa và phát huy tốt những thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 trên thế giới.

Vusta