27/04/2024 lúc 18:47 (GMT+7)
Breaking News

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh loãng xương và cách phòng tránh

Loãng xương là một trong những bệnh lý thường gặp khi tuổi cao. Bệnh lý này nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh thường diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng, nên rất khó phát hiện. Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin về các yếu tố nguy cơ và cách phòng ngừa bệnh loãng xương.

Loãng xương là gì?

Loãng xương (xốp xương, giòn xương) là tình trạng mật độ xương giảm dần theo thời gian khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và bị gãy dù chỉ với chấn thương nhẹ. Bệnh thường tiến triển âm thầm. Người bệnh có thể cảm thấy đau mỏi không rõ ràng, chiều cao giảm dần, cột sống gù vẹo. Tuy nhiên, những triệu chứng trên chỉ được phát hiện sau một thời gian dài.

Loãng xương là bệnh phổ biến ở người cao tuổi

Biến chứng của bệnh loãng xương

Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời hay điều trị không đúng cách, những biến chứng của loãng xương có thể xuất hiện như:

Gãy xương: Tình trạng loãng xương làm suy giảm mật độ xương, khiến xương yếu, giòn, dễ gãy. Hay gãy nhất là các xương chịu lực tác động nhiều như cột sống, xương đùi, xương cẳng tay, cánh tay, xương cẳng chân.

Lún xẹp đốt sống: Tình trạng lún xẹp đốt sống do loãng xương có thể dẫn đến tàn phế vĩnh viễn. Ngoài ra, biến chứng này có thể khiến các rễ dây thần kinh bị chèn ép, gây đau nhức kéo dài.

Suy giảm khả năng vận động: Người bị loãng xương có thể bị tàn phế vĩnh viễn. Tình trạng này làm giảm chất lượng cuộc sống, đặc biệt ở người lớn tuổi. Người bệnh thường phải nằm bất động một chỗ trong thời gian dài. Điều này có thể dẫn tới những biến chứng khác như viêm phổi, hoại tử, tắc mạch chi…

Gãy xương là biến chứng nguy hiểm hàng đầu trong các biến chứng của loãng xương

Các yếu tố nguy cơ gây loãng xương

Tuổi tác là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn tới tình trạng loãng xương. Khi càng lớn tuổi, quá trình chuyển hóa xương có nhiều biến đổi gây ra các rối loạn trong quá trình tạo xương và hủy xương, dẫn tới giảm mật độ xương.

Phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh sẽ suy giảm nồng độ hormon Estrogen dẫn tới tăng tốc độ của quá trình hủy xương. Ở nam giới, nồng độ hormon Testosterone thấp cũng là nguyên nhân gây loãng xương.

Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu dưỡng chất, đặc biệt là những chất có lợi cho xương khớp như Canxi, Vitamin D, Vitamin K2, Omega-3Đặc biệt, không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết trong giai đoạn hình thành và phát triển hệ thống xương khớp cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng suy yếu xương khớp sớm.

Tác dụng phụ của thuốc chống viêm (Corticosteroid), hoặc thuốc chống đông máu (Heparin) khi sử dụng trong thời gian dài.  

Lối sống lười vận động, không luyện tập thể dục thể thao, mức độ hoạt động thấp, ngồi nhiều… đều có thể dẫn tới tình trạng xương khớp suy yếu.

Những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá là các tác nhân gây hại, thúc đẩy và làm suy yếu hệ thống xương khớp.

Người lao động nặng, phải thường xuyên khuân vác vật nặng sẽ có nguy cơ mắc những bệnh cơ xương khớp cao hơn người bình thường.

Các biện pháp phòng chống loãng xương

Để phòng chống loãng xương một cách hiệu quả các chuyên gia khuyên mọi người nên thực hiện một số biện pháp sau đây:

Thay đổi lối sống

Để giảm loãng xương và phòng tránh nguy cơ gãy xương mọi người cần duy trì một lối sống lành mạnh như sau:

Không nên lạm dụng bia, rượu, các đồ uống có cồn, cà phê, trà, ...; không nên hút thuốc lá, thuốc lào, sử dụng các chất kích thích...

Tập thể dục thường xuyên có thể giúp tái tạo xương chắc khỏe và làm chậm quá trình loãng xương. Mỗi ngày hãy dành ít nhất 30 phút cho việc tập luyện thể dục bằng các bài tập như chạy bộ, đi bộ, đạp xe đạp, dưỡng sinh, yoga, aerobic...

Chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng là rất cần thiết để bảo vệ xương chắc khỏe trong suốt cuộc đời, phòng loãng xương, gãy xương.

Cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho xương khớp như canxi, vitamin D, protein, sắt, kẽm, magie... Sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng hợp lý là một trong các biện pháp hữu hiệu để duy trì và phát triển hệ xương khớp. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Codoca Canxi- viên uống bổ sung canxi và vitamin D3 cần thiết cho các đối tượng có nhu cầu canxi cao như trẻ em trong độ tuổi phát triển, phụ nữ có thai, người cao tuổi…

Phòng ngừa loãng xương với chế độ ăn giàu Vitamin D và canxi hữu cơ

Duy trì trọng lượng cơ thể

Thiếu cân hoặc thừa cân, béo phì đều làm tăng nguy bị cơ loãng xương, gãy xương. Vì vậy, mọi người nên duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp, vừa giúp phòng ngừa loãng xương, vừa tốt cho sức khỏe.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp một số thông tin hữu ích giúp người đọc biết cách phòng chống loãng xương và thực hiện hiệu quả để có một hệ xương chắc khỏe, cùng cơ thể khỏe mạnh!

Ds. Hà Lâm