16/11/2024 lúc 06:25 (GMT+7)
Breaking News

Các quốc gia NATO và sức ép tăng ngân sách quốc phòng từ Mỹ

VNHN - Với lý do đề phòng tàu ngầm hạt nhân Nga ở khu vực phía Bắc Đại Tây Dương, Quân đội Anh và Na Uy đang nỗ lực tìm kiếm thêm nguồn tài chính tăng cường trang bị thiết bị trinh sát, săn ngầm. Tuy nhiên, yêu cầu quá nhiều tiền của vào một mối nguy cơ chưa được chứng thực đã tạo ra làn sóng phản đối trong chính giới lập pháp Anh và Na Uy.

VNHN - Với lý do đề phòng tàu ngầm hạt nhân Nga ở khu vực phía Bắc Đại Tây Dương, Quân đội Anh và Na Uy đang nỗ lực tìm kiếm thêm nguồn tài chính tăng cường trang bị thiết bị trinh sát, săn ngầm. Tuy nhiên, yêu cầu quá nhiều tiền của vào một mối nguy cơ chưa được chứng thực đã tạo ra làn sóng phản đối trong chính giới lập pháp Anh và Na Uy.

Giới chức quân sự hai thành viên Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) viện dẫn trường hợp tai nạn đáng tiếc của tàu ngầm S-363 lớp Whisky của Hải quân Liên Xô tại Thụy Điển trong sự kiện Tháng mười đỏ năm 1981, nhưng điều này không còn hợp lý với Hải quân Nga ở thời điểm hiện tại.

Giới phân tích quân sự đánh giá, động thái của giới chức quân sự Anh và Na Uy phần nhiều là để đáp ứng yêu cầu từ phía Mỹ về tăng chi tiêu quốc phòng dành cho các thành viên NATO (trên mức 2% GDP).

Tăng cường vũ trang

Anh và Na Uy mới đây đã công bố kế hoạch mua sắm trang bị quốc phòng mới. Trong lần mua sắm này, đáng chú ý là các hợp đồng mua máy bay tuần thám hải quân mới với lý do tăng cường khả năng tác chiến săn ngầm trước “mối đe dọa” từ Nga.

Cụ thể, Thủ tướng Anh Theresa May vừa phê duyệt kế hoạch mua 8 máy bay tuần thám hải quân hiện đại P-8A Poseidon với nhiệm vụ chính là tác chiến săn ngầm. Na Uy cũng có động thái tương tự với việc đặt mua 5 chiếc P-8A và triển khai chúng tại căn cứ Lossiemouth, Đông Bắc Scotland.

Lý giải cho động thái mua sắm trang bị quân sự mới này, Thư ký quốc phòng Chính phủ Anh, Gavin Williamson tuyên bố, việc Quân đội Anh tăng cường khả năng tác chiến chống ngầm là cần thiết trong bối cảnh tàu ngầm Nga gia tăng hoạt động ở Đại Tây Dương và có thể gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia của đảo quốc sương mù.

Tàu ngầm Nga đang được sử dụng là lý do tăng chi tiêu quốc phòng cho Anh và Na Uy.

“Anh và Na Uy là đối tác truyền thống, cùng chia sẻ nhiều giá trị chung về lịch sử và lãnh thổ. Chúng tôi đang tăng cường hợp tác quốc phòng song phương, trong đó có việc phối hợp hoạt động tác chiến của các máy bay quân sự hiện đại như F-35 và P-8A”, Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy Tone Skogen khẳng định.Không chỉ mua sắm trang bị quân sự mới, Anh và Na Uy còn thảo luận tăng cường hợp tác để đối phó với tàu ngầm Nga. Điều này được hiện thực hóa bằng các hợp đồng mua sắm vũ khí mới đắt tiền từ Mỹ.

Tuy nhiên, có điểm đáng chú ý là trong nhiều thập niên qua, kể từ khi Liên Xô tan vỡ, chưa hề có ghi nhận về sự đụng độ trực tiếp hay hành động thù địch từ tàu ngầm Nga đối với lực lượng quân sự Anh và Na Uy. Mối đe dọa từ tàu ngầm Nga đang đang được giới chức quân sự hai thành viên NATO lấy từ sự kiện Tháng mười đỏ từng xảy ra gần căn cứ Karskrona, Thụy Điển năm 1981.

Giới chuyên gia quân sự đánh giá, mối nguy cơ từ tàu ngầm Nga đối với Anh và Na Uy chỉ là thứ yếu, nhưng nó đang được cường điệu hóa để lấy lý do tăng cường chi tiêu quốc phòng trong các năm tài khóa sắp tới, đáp ứng kêu gọi các thành viên NATO cần tăng chi tiêu quốc phòng được Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mới đây.

Mối đe dọa từ tàu ngầm Nga hay sức ép từ phía Mỹ?

Trong phiên họp thượng đỉnh NATO hồi tháng 7-2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi các quốc gia thành viên NATO nhanh chóng hoàn thành cam kết nâng mức chi tiêu quốc phòng lên mức trên 2% GDP và mốc cuối cùng là 4%.

"Tất cả các bên đã đồng ý sẽ thực hiện nghiêm chỉnh cam kết. Họ sẽ tăng (chi tiêu quốc phòng) lên mức họ chưa từng nghĩ tới trước đây", Tổng thống Donald Trump tuyên bố.

Nhiều quốc gia thành viên NATO đang chịu sức ép tăng ngân sách quốc phòng từ phía Mỹ.

Trong MDP, Nga được miêu tả là quốc gia hiếu chiến, dân tộc cực đoan với việc sáp nhập bán đảo Crưm, can thiệp quân sự vào Syria hỗ trợ Chính quyền Damascus và có các hành động tình báo, gián điệp can thiệp vào các quốc gia láng giềng. Mối đe dọa từ tàu ngầm Nga chỉ là một phần nhỏ trong báo cáo.Anh và Na Uy là những quốc gia ủng hộ nhiệt thành ý tưởng của tăng chi phí quốc phòng NATO do Mỹ khởi xướng. Và điều cần thiết là phải tìm ra lý do và mục tiêu để hiện thực hóa vấn đề này. Đây liệu có phải là lý do mối đe dọa từ Nga được cho vào báo cáo của Ủy ban Quốc phòng Quốc hội Anh – MDP và được hiện thực hóa bằng các hợp đồng vũ khí với Mỹ sau đó?

Tuy nhiên, việc sử dụng mối đe dọa từ Nga để tăng chi tiêu quốc phòng không mang lại hiệu quả tại Na Uy.

Nhiều người dân Na Uy được hỏi coi việc tăng cường mua sắm quốc phòng để đối trọng với Nga là phản tác dụng. Thậm chí, nhiều nghị sĩ còn lên tiếng phản đối các hợp đồng quân sự Oslo đang tiến hành. Trong Thế chiến 2, Na Uy đã tránh được chiến tranh nhờ chính sách trung lập, chứ không phải chạy đua vũ trang.

“Thật đáng buồn khi Chính phủ Na Uy chỉ đang tìm cách đáp ứng những yêu cầu từ phía Mỹ. Mục tiêu của Na Uy là hạn chế thấp nhất khả năng xuất hiện các mối nguy cơ tới an ninh quốc gia từ phía Bắc. Tuy nhiên, sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Na Uy đang làm mối nguy cơ này tăng lên”, lãnh đạo Đảng Xã hội Na Uy, Audun Lysbakken cho biết.

Theo QĐND