Hệ hô hấp có vai trò quan trọng trong việc dẫn khí và trao đổi khí duy trì sự sống cho mọi tế bào trong cơ thể con người. Do vậy, khi hệ hô hấp bị tổn thương bởi những nguyên nhân khác nhau, sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khoẻ và đời sống người bệnh.
Các bệnh đường hô hấp thường rất hay gặp, trên thực tế ai cũng có nguy cơ mắc phải các bệnh này, từ trẻ em, thanh niên đến những người cao tuổi. Bệnh dễ gây biến chứng rất nguy hiểm nếu không được điều trị đúng và kịp thời.
Các bệnh hô hấp thường gặp hiện nay
Các bệnh đường hô hấp thường gặp hiện nay
Các bệnh lý đường hô hấp là mối quan tâm hàng đầu trong việc chăm sóc sức khỏe hiện nay. Có thể kể tên các bệnh thường gặp như: viêm phế quản cấp, viêm phổi do các loại vi khuẩn, virus; hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi, tràn dịch màng phổi, lao phổi. Các bệnh này chiếm khoảng 80% số các bệnh lý hô hấp. Bên cạnh đó, còn nhiều bệnh hô hấp khác, tuy nhiên chỉ chiếm tỷ lệ ít hơn, như: giãn phế quản, viêm phổi kẽ, bụi phổi, các biểu hiện phổi trong các bệnh hệ thống, nội tiết, cơ xương khớp, thận…
Viêm phế quản
Tại Việt Nam, viêm phế quản cấp là bệnh rất thường gặp hầu như bất cứ người nào cũng đều đã một hoặc nhiều lần bị viêm phế quản cấp, bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi hoặc người già, những người có bệnh mũi, xoang hoặc khuyết tật về phổi…
Bệnh viêm phổi cũng là một trong những nhiễm trùng hô hấp rất thường gặp ở cộng đồng, hàng năm tại Hoa Kỳ có từ 2-3 triệu bệnh nhân mắc viêm phổi nhập viện điều trị. Tại Khoa hô hấp Bệnh viện Bạch Mai (Việt Nam), khoảng 12% các bệnh nhân nhập viện điều trị vì viêm phổi. Hầu hết các bệnh nhân viêm phổi được chữa khỏi hoàn toàn, một số bệnh nhân có thể tiến triển thành áp xe phổi, hoặc tràn mủ màng phổi, một số ít bệnh nhân có thể tiến triển thành hội chứng suy hô hấp cấp tính, nhiễm khuẩn huyết và có thể tử vong.
Tình trạng ô nhiễm môi trường làm các bệnh đường hô hấp gia tăng
Do tình trạng ô nhiễm môi trường, khiến các bệnh đường hô hấp ngày càng gia tăng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (1990) bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân gây tử vong xếp hàng thứ 5 với 2,2 triệu người chết. Tính đến năm 1997, có khoảng 300 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và là nguyên nhân tử vong xếp hàng thứ 4. Theo dự đoán của WHO số người mắc bệnh sẽ tăng 3-4 lần trong thập kỷ này, gây ra 2,9 triệu người chết mỗi năm và đến năm 2020 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ là nguyên nhân gây chết đứng hàng thứ 3. Ở nước ta, theo các nghiên cứu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gần đây cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh thay đổi theo từng vùng, nhìn chung vào khoảng 2 – 5,7%. Những thống kê về tỷ lệ bệnh nhân điều trị tại bệnh viện cho thấy, cứ 4 bệnh nhân nhập viện tại các khoa bệnh phổi thì có 1 bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Ung thư phổi là loại ung thư gây tử vong hàng đầu ở hầu hết các nước trên thế giới. Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ (tỷ lệ 5 nam/ 1 nữ), hầu hết các bệnh nhân ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn muộn, không còn chỉ định phẫu thuật (60-80%), do vậy, thời gian từ khi được phát hiện đến khi tử vong ngắn, tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ dưới 15%.
Hen phế quản cũng là bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lứa tuổi trên toàn thế giới. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày khi tình trạng bệnh không được kiểm soát. Bệnh nhân có thể xuất hiện cơn bùng phát nặng có thể gây tử vong ở bất cứ thời điểm nào khi tiếp xúc với dị nguyên, ngay cả khi bệnh đã hoàn toàn được kiểm soát. Thế giới hiện có khoảng 300 triệu người mắc hen phế quản, và khoảng 250.000 trường hợp tử vong vì hen phế quản mỗi năm. Tỷ lệ mắc hen phế quản ước tính khoảng 6-8% ở người lớn và khoảng 10-12% ở trẻ em dưới 15 tuổi. Ở Việt Nam, các nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mắc hen phế quản dao động từ 1,1% ở Đà Lạt cho tới cao nhất là 5,5% ở cư dân một số khu vực Hà Nội.
Lao phổi hiện nay có tần xuất cao ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Lao có thể gây các tổn thương đa dạng ở đường hô hấp từ lao thanh quản xuống khí phế quản, nhu mô phổi, màng phổi. Nguy cơ các vi khuẩn lao kháng thuốc và lao đa kháng thuốc ngày một nhiều. Đây là một vấn đề sức khỏe cộng đồng cần được quan tâm nhiều hơn nữa.
Nhiều loại virus có khả năng gây nhiễm trùng đường hô hấp, với tốc độ lây lan cao
Đặc biệt nguy hiểm, trên thế giới hiện nay có nhiều loại virus có khả năng gây nhiễm trùng đường hô hấp, với độc lực cao như virus cúm A H5N1… Viêm phổi do virus có thể lây lan nhanh thành dịch lớn như viêm phổi do virus SARS, virus cúm A H1N1… Mới đây nhất, từ cuối năm 2019 đến nay, cả thế giới phải hứng chịu một đại dịch phạm vi toàn cầu có tên gọi: Đại dịch COVID-19. Đây là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, đã gây ra thiệt hại sinh mạng con người, sự bất ổn nghiêm trọng đến kinh tế và xã hội các nước toàn thế giới.
Các biện pháp phòng ngừa các bệnh đường hô hấp hiện nay
Bệnh đường hô hấp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, chúng ta cần thiết thực hiện các biện pháp sau để có thể giúp phòng ngừa tốt hơn cho bản thân:
- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh hô hấp.
- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với những người mắc bệnh hoặc đeo khẩu trang khi ra đường, tới những khu vực đông người.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, nên rửa tay bằng xà phòng để có thể loại bỏ virus, để virus không có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.
Các biện pháp phòng ngừa các bệnh đường hô hấp
- Khi thay đổi thời tiết, cần giữ ấm cho cơ thể. Vệ sinh không gian sống thường xuyên, tạo không gian thoáng mát, tránh ở những nơi có độ ẩm cao vì đây chính là điều kiện thuận lợi để cho mầm bệnh phát triển.
- Tăng cường đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhằm tăng cường sức đề kháng. Vận động, tập thể dục thể thao thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.
- Nếu bị nhiễm bệnh về đường hô hấp, người bệnh cần đi khám và điều trị triệt để nhằm ngăn ngừa nguy cơ bệnh nặng hơn, tiến triển thành mạn tính, gây biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Hiện nay, “phòng bệnh hơn chữa bệnh” luôn là một trong những phương pháp hiệu quả để bảo vệ sức khoẻ tốt nhất, khỏi các bệnh lý nói chung và bệnh lý đường hô hấp nói riêng.
Với việc sử dụng nguyên liệu dược phẩm tăng cường hệ miễn dịch Thymomodulin, Cao mem bia, Immune (hỗn hợp acid amin) kết hợp với các loại thảo dược Hoàng kỳ, Bạch truật, Phòng phong, Hoài sơn, Ngũ vị tử tạo ra sản phẩm bảo vệ sức khoẻ iMMUNE.MD – một sản phẩm giúp hỗ trợ bổ phế, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ viêm đường hô hấp do sức đề kháng kém.
Sản phẩm bảo vệ sức khoẻ iMMUNE.MD
Sản phẩm iMMUNE.MD có công dụng chính đối với các trường hợp: Trẻ nhỏ hệ miễn dịch còn yếu và người bị suy giảm miễn dịch (sau ốm dậy, suy nhược cơ thể,…) rất dễ nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh. Nhất là trong khoảng thời gian chuyển mùa trẻ thường dễ bị mắc các bệnh đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, sổ mũi,… Việc bổ sung các chất giúp kích thích miễn dịch, tăng cường đề kháng là vô cùng cần thiết.
Sản phẩm đạt tiêu chuẩn: TCCS
Sản xuất tại: Công ty Cổ phần Dược phẩm KingKao chi nhánh Phú Thọ.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm và phân phối: Công ty Cổ phần Đầu tư Sức khỏe Cộng đồng.
Địa chỉ: Số 5/169 Định Công Thượng, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
* Điện thoại: 0246 650 5803 - Hotline: 0966 755 995
* Email: [email protected]
* Website: www.visuckhoecongdong.com.vn