16/01/2025 lúc 01:30 (GMT+7)
Breaking News

Bộ Y tế triển khai thuốc mới Bedaquiline cho người bệnh lao kháng thuốc

Bộ Y tế đã triển khai thuốc mới Bedaquiline cho người bệnh lao kháng thuốc nặng (tiền siêu kháng thuốc, siêu kháng thuốc) và áp dụng phác đồ ngắn hạn (9 tháng) trong điều trị người bệnh lao đa kháng thuốc. Thuốc mới và phác đồ mới trong điều trị bệnh lao kháng thuốc này được kỳ vọng sẽ đem lại cho người bệnh cơ hội được điều trị khỏi, giảm gánh nặng bệnh tật, vật chất và tinh thần cho không chỉ người bệnh, mà còn cả gia đình và cộng đồng.  Trước mắt,

Bộ Y tế đã triển khai thuốc mới Bedaquiline cho người bệnh lao kháng thuốc nặng (tiền siêu kháng thuốc, siêu kháng thuốc) và áp dụng phác đồ ngắn hạn (9 tháng) trong điều trị người bệnh lao đa kháng thuốc. Thuốc mới và phác đồ mới trong điều trị bệnh lao kháng thuốc này được kỳ vọng sẽ đem lại cho người bệnh cơ hội được điều trị khỏi, giảm gánh nặng bệnh tật, vật chất và tinh thần cho không chỉ người bệnh, mà còn cả gia đình và cộng đồng.  Trước mắt, Bộ Y tế sẽ thí điểm điều trị cho 100 bệnh nhân tại Hà Nội, TPHCM và Cần Thơ, sau đó sẽ nhân rộng trên cả nước trong thời gian tới nếu thuốc mới và phác đồ mới đạt hiệu quả cao. Các địa phương thực hiện thí điểm cần nhanh chóng áp dụng sàng lọc phát hiện và chỉ định đúng người bệnh phù hợp nhất với từng loại phác đồ trong hướng dẫn. 

Đến thời điểm hiện tại, Bedaquiline là thuốc chống lao mới nhất được giới thiệu ra thị trường sau gần 40 năm, được xem như một loại thuốc mới đầu tiên giúp điều trị hiệu quả lao đa kháng thuốc. Bedaquiline đang được áp dụng điều trị cho khoảng 300.000 bệnh nhân trên toàn cầu. Phác đồ điều trị lao đa kháng thuốc mới chỉ còn 9 tháng, thay vì 19-24 tháng như hiện nay, Chương trình chống lao quốc gia Việt Nam đã có các bằng chứng khoa học và kỳ vọng tỉ lệ điều trị thành công của phác đồ này sẽ cao hơn so với phác đồ chuẩn hiện đang sử dụng tại Việt Nam (từ 85% trở lên).

Bác sĩ Bệnh viện Lao và bệnh phổi Đắk Lắk khám chữa bệnh cho bệnh nhân lao

Tại hội nghị triển khai thuốc mới và phác đồ mới điều trị bệnh lao kháng thuốc do Bệnh viện Phổi Trung ương tổ chức, ông Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện cho biết, bệnh lao vẫn đang ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng.  Đặc biệt, sự bùng phát của bệnh lao kháng thuốc đang là mối đe dọa hàng đầu cho công tác phòng chống bệnh lao trên toàn cầu, cũng như tại Việt Nam. Theo WHO, toàn thế giới đã có 2 tỉ người nhiễm lao. Hằng năm, khoảng 9 triệu trường hợp phát bệnh, đa số ở các nước đang phát triển. Hiện nay có khoảng 500.000 ca bệnh kháng thuốc điều trị lao và tình trạng này đang gia tăng. Việt Nam đứng thứ 12/22 nước có gánh nặng bệnh lao cao và đứng thứ 14/27 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc cao trên toàn cầu. Mỗi năm, ước tính nước ta có khoảng 5.100 bệnh nhân lao đa kháng thuốc xuất hiện.

Khu vực Tây Nguyên bao gồm các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia lai, Kon Tum và Lâm Đồng hiện vẫn là địa bàn chiến lược phòng chống bệnh lao, bởi tỷ lệ nhiễm lao hơn 1,5%.

Tuy nhiên, các phác đồ điều trị hiện nay áp dụng cho bệnh nhân lao kháng thuốc chưa thực sự hiệu quả do thời gian điều trị phải kéo dài (từ 19-24 tháng) và phải kết hợp nhiều loại thuốc chống lao có độc tính cao, dẫn tới tỉ lệ không dung nạp thuốc và bỏ điều trị cao. Đặc biệt, có một số lượng đáng kể người bệnh lao siêu kháng thuốc đến nay chưa có phác đồ điều trị hiệu quả, thậm chí không còn cơ hội cứu sống nếu không có thuốc mới và phác đồ điều trị mới. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc tìm ra các loại thuốc và phác đồ điều trị mới giúp giảm thời gian cũng như tăng hiệu quả điều trị cho cả bệnh nhân lao và bệnh nhân lao đa kháng thuốc.  Chính vì vậy, với sự hỗ trợ của WHO và các đối tác quốc tế, Việt Nam là một trong những nước chuẩn bị sớm nhất cho áp dụng thuốc chống lao mới.

Bệnh viện Lao và bệnh phổi Đắk Lắk.

Khu vực Tây Nguyên bao gồm các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia lai, Kon Tum và Lâm Đồng hiện vẫn là địa bàn chiến lược phòng chống bệnh lao, bởi tỷ lệ nhiễm lao hơn 1,5%o, cùng số bệnh nhân mới phát hiện toàn khu vực khoảng mười ngàn bệnh nhân mỗi năm, và lao tái phát và điều trị phải điều trị lại gần ¼ số lượng bệnh nhân đã điều trị. Đặc biệt sự xuất hiện ngày càng nhiều bệnh nhân nhiễm lao kháng thuốc,  đa kháng thuốc đang là khó khăn trong công tác phòng, chống bệnh lao của khu vực. Để tiến tới năm 2030 có thể thanh toán được bệnh lao, với chủ đề truyền thông phòng chống bệnh Lao là “ toàn dân đoàn kết thực hiện thành công Chiến lược quốc gia phòng chống Lao tiến tới thanh toán bệnh Lao” nhằm thay đổi nhận thức, tiến tới phương thức hành động của các cấp chính quyền, đoàn thể và mọi người chung tay gánh vác nhiệm vụ  phòng chống bệnh Lao tại cộng đồng.

Triển khai trang thiết bị hiện đại cho các cơ sở điều trị bệnh nhân Lao như: máy Gene Xpert sau 2 giờ là có kết quả chẩn đoán lao và lao kháng thuốc; Kỹ thuật nuôi cấy vi khuẩn lao trên môi trường lỏng MGIT 320 chỉ trong vòng 2 tuần đã cho kết quả thay vì phải mất 2 tháng như trước đây. Với  các thiết bị hiện đại, kỹ thuật viên dễ dàng thực hiện các thao tác chuyên môn trong môi trường an toàn, đọc kết quả nhanh và chính xác nhất, đồng thời triển khai thực hiện các  phác đồ điều trị bệnh Lao kháng thuốc và Lao đa kháng thuốc đáp ứng hiệu quả điều trị cao nhất./.