25/11/2024 lúc 00:34 (GMT+7)
Breaking News

Bộ TT&TT khẳng định vai trò dẫn dắt chuyển đổi số

Dưới sự dẫn dắt của Bộ TT&TT những năm gần đây, Chuyển đổi số đã và đang đi vào từng ngóc ngách của đời sống xã hội. Vị thế, vai trò của ngành TT&TT với đất nước nhờ vậy cũng đã từng bước được nâng cao

Ảnh minh họa.

Tháng 3 năm 2023, sau hơn 4 năm sáp nhập, Sở TT&TT Bạc Liêu đã chính thức được tái lập. Một trong những lý do được đưa ra là mô hình Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch làm cho việc tổ chức triển khai chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước lĩnh vực TT&TT không phát huy hiệu quả theo yêu cầu của Chính phủ. Khi sáp nhập, việc triển khai ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, số hóa tại Bạc Liêu bị chậm trễ, lúng túng.

Bốn năm “nhập – tách” là quãng thời gian không dài, nhưng để tách được mảng thông tin và truyền thông, tạo lập vị thế riêng của ngành ở địa phương lại là những nỗ lực không ngừng, cho thấy những bước chuyển mình của ngành TT&TT là không thể phủ nhận. Chia sẻ với phóng viên VietNamNet, nhiều lãnh đạo UBND, Sở TT&TT địa phương đã khẳng định vai trò của Sở hiện nay đã được nâng cao hơn nhiều so với trước, nhất là từ khi Bộ TT&TT được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao trọng trách là cơ quan điều phối, dẫn dắt công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Giai đoạn từ khi Bộ TT&TT được giao trọng trách điều phối, dẫn dắt công cuộc chuyển đổi số của đất nước,  vai trò, vị trí và trách nhiệm của Sở TT&TT thành phố đã tiếp tục phát huy. Sở TT&TT được lãnh đạo Thành phố tin tưởng giao nhiều trọng trách.

Cụ thể, nhiều nhiệm vụ phát triển TP.HCM thuộc lĩnh vực Sở TT&TT phụ trách được định hướng trong các quyết sách lớn của Trung ương và thành phố. Sở TT&TT cũng đã được lãnh đạo TP.HCM tin tưởng giao là cơ quan chủ trì tham mưu ban hành, tổ chức thực hiện nhiều chương trình, đề án, chính sách lớn, quan trọng cho sự phát triển của thành phố.

Đồng thời, Sở TT&TT còn được giao đảm trách việc tổ chức triển khai nhiều nền tảng, dịch vụ dùng chung phục vụ xây dựng chính quyền số của TP.HCM; là cơ quan hướng dẫn, hỗ trợ các sở, ban, ngành, thành phố Thủ Đức và các quận, huyện chuyển đổi số.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành và những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể trong chương trình CĐS được giao, Sở TT&TT đã phát huy vai trò ngành chuyên môn tham mưu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện lộ trình đúng với chỉ đạo của Trung ương và phù hợp với điều kiện của tỉnh, góp phần quan trọng vào thành quả bước đầu trong xây dựng 3 trụ cột chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Từ đó, huy động được sự quan tâm, vào cuộc của các ngành, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ CĐS của tỉnh nói chung, của từng ngành, địa phương nói riêng.

Thời gian qua, với vai trò là cơ quan tham mưu công tác chuyển đổi số của tỉnh, Sở TT&TT đã  tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho quá trình thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số tại địa phương, như: Quy chế quản trị, quản lý, vận hành, khai thác hệ thống hạ tầng, ứng dụng, cơ sở dữ liệu dùng chung tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh Bắc Kạn; kế hoạch thực hiện Đề án tổng thể chuyển đổi số tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030;

Kế hoạch Chuyển đổi số tỉnh Bắc Kạn năm 2023; ban hành Danh mục dữ liệu mở tỉnh Bắc Kạn; kế hoạch thí điểm triển khai thực hiện CĐS tại 8 xã/phường/thị trấn; kế hoạch triển khai Chương trình hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại các xã/phường thực hiện thí điểm CĐS; kế hoạch thực hiện Chiến dịch cao điểm 100 ngày đêm “Nâng cao hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn”;

Kế hoạch nâng cao chỉ số chuyển đổi số tỉnh Bắc Kạn năm 2023; kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia và Ngày Chuyển đổi số tỉnh Bắc Kạn; kế hoạch tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu về chuyển đổi số tỉnh Bắc Kạn”; quyết định công bố danh mục TTHC được cắt giảm thời gian giải quyết khi thực hiện qua DVCTT; kế hoạch triển khai Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn…
Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT, chuyển đổi số theo kế hoạch, Sở đã tham mưu triển khai thí điểm chuyển đổi số tại 8 xã/phường/thị trấn trên địa bàn tỉnh, đến nay 8/8 huyện, thành phố của tỉnh đã ban hành kế hoạch và đang triển khai các nội dung thí điểm CĐS tại các xã, phường được lựa chọn.

Tham mưu triển khai Chương trình phổ cập điện thoại thông minh cho người dân, Chương trình đã tiếp nhận được sự ủng hộ từ các tổ chức, cá nhân được 470 triệu đồng và 186 chiếc điện thoại thông minh cấp cho người dân trưởng thành tại 08 xã, phường triển khai thí điểm CĐS năm 2023.

Tham mưu triển khai Chiến dịch cao điểm 100 ngày đêm nâng cao hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến; tổ chức Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về CĐS thu hút được 21.217 người dự thi và có 21 tập thể, 62 cá nhân đạt giải; tổ chức Hội nghị tuyên truyền, hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia và Ngày chuyển đổi số tỉnh Bắc Kạn 10/10 theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tại 03 cấp gắn với việc trưng bày, giới thiệu công nghệ, giải pháp CĐS của các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ số; tham mưu lồng ghép tuyên truyền, hỗ trợ người dân về chuyển đổi số trong Ngày hội Đại đoàn kết được 82.000 hộ/người dân.

Bên cạnh đó, ngành đã tham mưu xây dựng và đưa vào vận hành Hệ thống quản lý, đánh giá chỉ số CĐS tỉnh Bắc Kạn. Triển khai thử nghiệm phần mềm họp không giấy tại kỳ họp thứ 16 HĐND tỉnh khóa X. Phối hợp cấp chứng thư số cho Bộ phận Một cửa các cơ quan, đơn vị và tổ chức kiểm tra việc quản lý, sử dụng chữ ký số tại 10 xã.

 

Triển khai nâng cấp, mở rộng hệ thống thông tin nền tảng phục vụ chính quyền điện tử tỉnh; tạo lập Hệ thống thông tin giải quyết TTHC; xây dựng Kho dữ liệu  dùng chung tỉnh Bắc Kạn.

Về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực CĐS, trong năm 2023, Sở đã tổ chức 8 lớp tập huấn nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng về CĐS cho gần 800 đoàn viên thanh niên; 6 lớp tập huấn chữ ký số cho 150 cán bộ một cửa cấp xã; 8 lớp tập huấn phổ biến kiến thức nâng cao kỹ năng số và năng lực tiếp cận thông tin cho 320 chủ thể OCOP, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện công tác thẩm định các nhiệm vụ/dự án CNTT, chuyển đổi số, năm 2023, Sở đã thực hiện thẩm định, cho ý kiến chuyên môn về phương án, giải pháp kỹ thuật và công nghệ đối với 24 nhiệm vụ ứng dụng CNTT.

Những nỗ lực của ngành TT&TT đã đóng góp không nhỏ vào lộ trình chuyển đổi số của tỉnh. Đến nay, mạng lưới viễn thông của tỉnh đã kết nối thông suốt 3 cấp, đảm bảo phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan, đơn vị, địa phương, đáp ứng cơ bản nhu cầu ứng dụng và phát triển CNTT, chuyển đổi số của người dân, doanh nghiệp.

Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh được nâng cấp, mở rộng hệ thống máy chủ, thiết bị lưu trữ để đáp ứng yêu cầu sử dụng hiện nay của các hệ thống dịch vụ và ứng dụng của tỉnh. Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh đã kết nối thành công đến 12 hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia và của các bộ/ngành triển khai trên nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) phục vụ cho giải quyết TTHC.

Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến tỉnh Bắc Kạn được đầu tư và triển khai từ cấp tỉnh đến 108/108 xã, phường, thị trấn trên địa bàn với 118 điểm cầu. Năm 2023, tỉnh hoàn thành việc đầu tư mở rộng thêm 01 điểm cầu tại Hội trường tỉnh.

Tỉnh Bắc Kạn đã xây dựng và đang khai thác sử dụng 12 CSDL. Năm 2023, tỉnh cho triển khai xây dựng 12 CSDL của các ngành và dự kiến hoàn thành 05 CSDL. Hệ thống thông tin của tỉnh đã được đã kết nối, chia sẻ dữ liệu với CSDL quốc gia về dân cư và kết nối thành công đến 12 hệ thống thông tin, CSDL của các bộ, ngành trung ương để phục vụ hoạt động giải quyết TTHC.

Hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và hồ sơ công việc đã cấp 13.800 tài khoản. Tổng số văn bản đi trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử là 638.250 văn bản đạt tỷ lệ 90,9% (trừ các văn bản mật). Tỉnh đã thực hiện hợp nhất Cổng dịch vụ công và hệ thống Một cửa điện tử để hình thành Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh.

Tỷ lệ cung cấp DVCTT toàn trình trên tổng số DVCTT đạt tỷ lệ 80,6%. Hệ thống thư điện tử công vụ đã cấp 8.606 tài khoản thư cho các tổ chức, CBCCVC trên địa bàn tỉnh của ba khối Đảng, chính quyền và đoàn thể, đảm bảo an toàn thông tin, mức độ sử dụng đạt gần 85%.

100% CBCC lãnh đạo trong cơ quan nhà nước, cán bộ một cửa và cán bộ tham gia giải quyết TTHC các cấp được cấp chứng thư số chuyên dùng để sử dụng trong các giao dịch điện tử phục vụ quản lý, điều hành, xử lý công việc, trao đổi văn bản điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Tổng số chữ ký số chuyên dùng được cấp toàn tỉnh đến nay là 6.019 chứng thư (gồm 1146 chứng thư số tổ chức và 4.873 chứng thư số cá nhân) trong đó có 287sim ký số di động PKI.

Các hệ thống thông tin chuyên ngành đã hoàn thành tiếp tục được duy trì sử dụng hiệu quả, bổ sung dữ liệu như: Hệ thống Quản lý chất lượng giáo dục tỉnh Bắc Kạn; cơ sở dữ liệu ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn; phần mềm hệ thống thông tin tiền lương; hệ thống thông tin đất đai; hệ thống thông tin, CSDL môi trường tỉnh Bắc Kạn; hệ thống tiếp nhận, xử lý, lưu trữ số liệu quan trắc tự động, liên tục nước thải, khí thải trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; hệ thống Kho thông tin dữ liệu tài nguyên và môi trường.

Bằng việc đổi mới công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện có trọng tâm, trọng điểm các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, ngành TT và TT tỉnh đã khẳng định vai trò tiên phong, dẫn dắt CĐS. Thời gian tới, Sở TT&TT tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức viên chức, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về lĩnh vực TT&TT, CĐS trong tình hình mới, phục vụ nhân dân được tốt hơn, truyền cảm hứng tới toàn bộ người dân, sao cho ai cũng biết, hiểu, đồng thuận và tự nguyện thực hiện để CĐS thực sự đi vào chiều sâu.

Vũ Nhật