VNHN -Sự thật nào đằng sau 2 bản án dân sự sơ thẩm và phúc thẩm khiến người có quyền lợi phải năm lần bảy lượt gõ cửa chính quyền đến trung ương với mong muốn tìm lại công lý ?.
Vừa qua, Tòa soạn Việt Nam Hội nhập điện tử nhận được Đơn cầu cứu của bà Võ Thị Ái Linh (sn 1963). Theo đó, gia đình bà Linh và gia đình ông Hồ Văn Thảo có nhà liền kề nhau, năm 2004 mâu thuẩn xảy ra từ việc tranh chấp ranh giới giữa 2 nhà tại ấp 10, thị trấn Thạnh Phú huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, đến nay vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.
Theo bà Linh cho biết: Căn nhà của bà được xây dựng trước năm 1975, đến nay vẫn giữ nguyên hiện trạng sử dụng và không có thay đổi. Năm 2000 bà Nguyễn Thị Rành (mẹ ông Thảo và bà Vẹn) mua lại đất của ông Lê Văn Bồ (hai bên chưa làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất và không xác định được chiều ngang của lô đất. Hiên trạng là một ngôi nhà cột cây, nhà trên lợp tol, nhà dưới lợp lá, sử dụng nhờ vách nhà hai bên).
Bên cạnh đó, nhà ông Thảo cũng xảy ra tranh chấp với nhà liền kề của ông Trần Văn Dự. Tuy nhiên, tại bản án sơ thẩm và phúc thẩm của Tòa án nhân dân huyện Thạnh Phú, Toàn án nhân dân tỉnh Bến Tre đều tuyên buộc bà Linh phải tháo dỡ, di dời tài sản trên phần đất tranh chấp để giao trả cho ông Thảo 11,2 m2 đất do lấn ranh ?.
Nhiều khuất tất cần được làm rõ?
Đáng chú ý, Tòa án nhân dân huyện Thạnh Phú và Toàn án nhân dân tỉnh Bến Tre lại dựa vào kết quả đo đạc theo ranh địa chính của Trung tâm Tài nguyên và Môi trường Bến Tre năm 1998 làm căn cứ xét xử, trong khi "phớt lờ" Giấy xác nhận tạm thời Quyền sử dụng đất của UBND huyện Thạnh Phú cấp cho gia đình bà Linh năm 1997.
Không chỉ vậy, ngoài gia đình bà Linh, gia đình ông Dự (là người cùng có tranh chấp ranh giới đất liền kề với ông Thảo) cũng không đồng tình với kết quả đo đạc của Trung tâm Tài nguyên và Môi trường Bến Tre năm 1998. Thế nhưng, Tòa án 2 cấp vấn dựa vào kết quả đo đạc năm 1998 để làm căn cứ xét xử thì có công bằng hay không?
Bên cạnh đó, để làm sáng tỏ sự việc, Cơ quan Thi hành án huyện Thạnh Phú đã thực hiện đo đạc và xác định phần tài sản có trên thửa đất mà bản án tuyên để làm căn cứ giải quyết. Tuy nhiên hộ ông Thảo lại không đồng tình để cơ quan này đo đạc. Phải chăng đang có khuất tất?
"Thường thì cột nhà ở đâu thì vách nhà ở đó, trong khi nhà ông Thảo cột một nơi vách một nẻo. Đã sài nhờ tường nhà của gia đình tôi, vậy sao nay lại trở thành tường nhà của ông Thảo", bà Linh bức xúc.
Bà Võ Thị Ái Linh chỉ vào phần đất tranh chấp với ông Thảo.
Không chỉ vậy, căn nhà đang ở của gia đình bà Linh cũng là căn cứ cơ sở hiện trạng chính đáng để đưa ra xét xử. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà các cán bộ thu thập chứng cứ hồ sơ lại không thực hiện đối chiếu phần móng của căn nhà để xác định ranh giới hiện trạng?
Đặc biệt, ông Lê Văn Bồ (người bán lại đất cho gia đình ông Thảo) cũng đã làm giấy xác nhận, bức tường nhà trên và nhà dưới hiện nay của ông Thảo là nhờ vào tường nhà của gia đình bà Linh. Vậy đây có được coi căn cứ cơ sở không? Tại sao ông Bồ không được mời đến Tòa làm bằng chứng? "Ông Bồ còn được gọi là nhân chứng sống vậy sao, người này không được tòa triệu tập để làm rỏ vấn đề", bà Linh đặt câu hỏi.
Liên quan đến vụ tranh chấp đất ranh giới giữa hộ nhà bà Linh và hộ nhà ông Thảo, phóng viên Báo điện tử Việt Nam Hội Nhập đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Hữu Trí - Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra huyện Ủy Thạnh Phú, Bến Tre.
Ông Trí khẳng định: "UBKT huyện ủy đã chỉ đạo Lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Thạnh Phú nơi bà Linh công tác phải gương mẫu trong việc chấp hành quyết định thi hành án và có kết luận".
Tuy nhiên, đến nay phóng viên vẫn chưa nhận được biên bản kết luận của Trung tâm Y tế huyện Thạnh Phú báo cáo về trường hợp của bà Linh lên UBKT như ông Trí đã nói mà thay vào đó, ngày 01.7.2019 ông Trí đã gọi điện thoại cho phóng viên xác nhận “hiện chỉ có biên bản họp Ban chấp hành Trung tâm Y tế và Giấy cam kết thỏa thuận của bà Linh” ?!