25/11/2024 lúc 15:34 (GMT+7)
Breaking News

Bảo tồn và phát huy giá trị, bản sắc văn hóa trong thời kỳ hội nhập

Lịch sử Việt Nam trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Dân tộc Việt Nam trải qua biết bao thăng trầm và biến thiên, đã có bao thế lực ngoại bang muốn đồng hóa nền văn hóa của chúng ta. Nhưng ông cha ta đã bền bỉ gìn giữ bản sắc văn hóa của người Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc văn hóa của dân tộc khác để làm giàu thêm văn hóa Việt Nam.

Ngày nay, quá trình toàn cầu hóa tác động mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực. Vì vậy, bên cạnh việc tiếp thu có chọn lọc văn hóa nước nhà, thì mỗi người dân cũng phải biết bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc. Có như thế mới giữ gìn và phát huy được giá trị văn hóa của dân tộc mình trường tồn với thời gian. Nếu dân tộc nào không làm được điều này thì bản sắc văn hóa của dân tộc đó dần dần bị thui chột, làm yếu đi các giá trị văn hóa riêng của từng dân tộc. Và từ đó, các nền văn hóa ngoại lai sẽ chiếm lĩnh, lấn áp, biến các quốc gia đó, dân tộc đó thành lệ thuộc, tự đánh mất mình trong thế giới hiện đại. Vậy nên, việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc để hội nhập nhưng không bị hòa tan là việc làm rất cần thiết. Làm sao để hội nhập văn hóa thống nhất giữa “nhận” và “cho”. “Nhận” cái mới từ bên ngoài nhưng chúng ta cũng phải “cho” thế giới biết về những nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam.

Trong thời đại hiện nay, khi mà thế giới đang hội nhập về kinh tế, văn hóa và nhiều lĩnh vực khác, việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trở nên vô cùng quan trọng. Việt Nam là một đất nước với nhiều dân tộc, với các giá trị văn hóa đặc trưng riêng của từng dân tộc. Chính những giá trị văn hóa này đã tạo nên nét đẹp và sức hấp dẫn riêng của văn hóa Việt Nam. Để giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, chúng ta cần hiểu rõ những giá trị cốt lõi, đặc trưng của từng dân tộc và quyết tâm bảo vệ và phát huy những giá trị này. Văn hoá dân tộc Việt Nam được đánh giá là giản dị nhưng tinh tế và sâu sắc. Từ các nét đặc trưng như: ẩm thực, trang phục, nghệ thuật, tôn giáo, lễ hội, tập quán... đã tạo nên bộ môn đồ sộ, đa dạng và sâu sắc của văn hoá dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội, nhiều giá trị văn hóa đang dần bị lãng quên hoặc bị xóa bỏ để thích nghi với những môi trường mới. Điều này đẩy ta phải có những cách tiếp cận mới để duy trì và phát triển các giá trị văn hóa của dân tộc. Đồng thời, cần phải thúc đẩy các hoạt động tìm hiểu và giới thiệu văn hóa dân tộc cho người dân trong nước và quốc tế. Để giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, chúng ta cần phải thực hiện đúng các chính sách và biện pháp của Nhà nước trong việc bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc. Các cơ quan quản lý văn hóa cần có trách nhiệm đưa ra các giải pháp cụ thể và hiệu quả để giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc. Đồng thời, người dân cũng cần tham gia và đóng góp công sức vào việc tuyên truyền nhằm gìn giữ và phổ biến những giá trị văn hoá của dân tộc Việt Nam đến bạn bè quốc tế.

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là hành động, việc làm hướng tới mục tiêu bảo vệ, gìn giữ những nét đặc trưng, tài sản vô giá của dân tộc. Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu, khách quan, bên cạnh những thách thức đặt ra thì quá trình hội nhập cũng tạo điều kiện cho nước ta mở rộng giao lưu giữa các nền văn hóa, sáng tạo ra giá trị mới, trực tiếp bổ sung, làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc; đồng thời kiểm chứng tính bền vững của giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao vị thế của đất nước.    

Đối với chùa Thiền Tông Tân Diệu, trong những năm qua Tôi cùng các vị Phật tử trong chùa, cùng nhau chia sẻ về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, với tôn chỉ: Không mê tín dị đoan; Có tổ quốc lo cho tổ quốc; Có gia đình lo cho gia đình, Có bản thân lo cho bản thân và Sống đúng nhân, nghĩa, lễ, trí, tín của con người.

Bên cạnh việc giữ gìn và phát huy những tinh hoa văn hóa của dân tộc Chùa cũng rất chú trọng đến công tác an sinh xã hội. Hưởng ứng lời kêu gọi của MTTQ Việt Nam “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”.  Những năm qua, chùa Thiền Tông Tân Diệu đã tích cực phối hợp cùng chính quyền địa phương tham gia quyên góp tới các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, ủng hộ cho quỹ Khuyến học trên địa phương cũng như các tỉnh thành lân cận.

Đầu xuân 2024, Chùa Thiền tông Tân Diệu đồng hành cùng Hội Cựu chiến binh thăm hỏi các cụ Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng, cũng như trao các phần quà tới các Dân tộc thiểu số ở  tỉnh Hà Giang.

Tháng 7 vừa qua, chùa Thiền Tông Tân Diệu vinh dự đi cùng các quý vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước thăm hỏi, trao tặng các phần quà nghĩa tình cho các cựu chiến binh và bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Cược ở tỉnh Bắc Ninh, nhân dịp Kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024).

Với những đóng góp trong công tác bảo tồn di sản văn hóa và tích cực tham gia công tác an sinh xã hội. Chùa Thiền Tông Tân Diệu đã đượcHội Di sản Việt Nam tặng bằng khen và kỷ niệm chương vì đã có công gìn giữ các giá trị di sản Văn hóa của Dân tộc và nhiều phần thưởng, sự ghi nhận khác.

Nguyễn Hoàng Anh Tuấn 

...