18/01/2025 lúc 15:56 (GMT+7)
Breaking News

Bảo tồn đa dạng sinh học rừng Kon Plông gắn liền với phát triển sinh kế bền vững

VNHN - Sáng 24-7, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kon Tum phối hợp cùng Tổ chức Fauna & Flora International (FFI) và Trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet) tổ chức Hội thảo “Bảo tồn đa dạng sinh học gắn liền với phát triển sinh kế bền vững”.

VNHN - Sáng 24-7, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kon Tum phối hợp cùng Tổ chức Fauna & Flora International (FFI) và Trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet) tổ chức Hội thảo “Bảo tồn đa dạng sinh học gắn liền với phát triển sinh kế bền vững”.

Quang cảnh buổi hội thảo

Theo đại diện Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum, toàn tỉnh có tổng diện tích tự nhiên 967.418 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 781.153 ha, diện tích có rừng 609.468 ha, độ che phủ rừng là 63%. Trong đó, địa bàn huyện Kon Plông với độ che phủ chiếm 82,3% hệ động, thực vật rất phong phú và tiềm ẩn nhiều loài mới.

Rừng Kon Plông giàu đa dạng sinh học

Huyện Kon Plông là huyện vùng cao của tỉnh Kon Tum với hơn 85% dân số là đồng bào các dân tộc thiểu số, nằm trong nhóm các huyện nghèo của cả nước. Vùng rừng tại huyện Kon Plông có độ che phủ vào khoảng 80% diện tích tự nhiên, xếp vào nhóm những khu vực có độ che phủ rừng tự nhiên cao nhất trên toàn quốc.

Loài Cầy vằn - xếp hạng "Cực kỳ nguy cấp"

Theo đại diện Tổ chức FFI, từ năm 2016 đến nay, các cuộc điều tra chuyên sâu của Tổ chức này cho thấy, rừng Kon Plông có giá trị đa dạng sinh học vô cùng lớn với nhiều loài động vật quý hiếm, bao gồm quần thể khoảng 500 cá thể loài Vọoc Chà vá chân xám hiện được xếp hạng Cực kỳ nguy cấp trong danh lục đỏ thế giới (IUCN), ít nhất 100 cá thể loài Vượn đen má vàng Trung bộ cùng nhiều loài động vật quý hiếm, nguy cấp khác như và Cầy vằn, Cu li nhỏ, Gấu ngựa, Rái cá hay các loài chim đặc hữu của Việt Nam và khu vực như Khướu Kon Ka Kinh, Khướu Ngọc Linh. Có thể nói, vùng rừng Kon Plông xứng đáng được xem là một trong những khu rừng có giá trị bảo tồn lớn nhất của Việt Nam.

Vọoc Chà vá chân xám tại khu rừng Kon Plông

Tuy nhiên, sinh cảnh sống của các loài động vật hoang dã tại Kon Plông ngày càng bị phân mảnh, suy giảm chất lượng do tình trạng khai thác gỗ trái phép, phá rừng làm nương rẫy và các hoạt động xây dựng khác vẫn còn tiếp diễn. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng săn bắt và buôn bán động vật hoang dã, trở thành mối đe dọa lớn nhất cho đa dạng sinh học ở Kon Plông.

Trĩ sao cũng năm trong diện (sắp nguy cấp)

Bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển sinh kế bền vững

Hội thảo cũng đặt ra vấn đề rằng, bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển sinh kế bền vững là hướng đi tất yếu để người dân nơi đây có cuộc sống ổn định, phát triển mà vẫn giữ được khu rừng nguyên sinh quý giá còn lại của Việt Nam. Chỉ khi cuộc sống người dân địa phương được đảm bảo và bền vững, các hoạt động bảo tồn mới đạt được hiệu quả cao nhất, đem lại nguồn lợi cho người dân cũng như đa dạng sinh học nói chung.

Gấu ngựa

Cũng tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe những tham vấn từ các sở ban ngành địa phương về những giải pháp tối ưu giúp cân bằng giữa bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế địa ; kinh nghiệm từ các khu bảo tồn, vườn quốc gia trong khu vực Tây Nguyên như bài học kinh nghiệm thành lập Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Sao la, tỉnh Quảng Nam. Nhiều ý kiến thảo luận từ các đơn vị có liên quan đã được đưa ra giúp xây dựng kế hoạch bảo tồn tổng thể mang tính thực tế và bền vững cho rừng Kon Plông, hướng tới đề xuất thành lập khu bảo tồn./.