23/01/2025 lúc 06:13 (GMT+7)
Breaking News

Báo Mỹ: Xuất khẩu may mặc của Việt Nam đang có nhiều lợi thế

Trang Fibre2Fashion của Mỹ vừa qua cho biết xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam dự kiến tăng từ 14,96 tỷ USD trong nửa đầu năm 2021 lên 16,04 tỷ USD trong nửa cuối năm nay. Xuất khẩu phục hồi trong nửa đầu năm nay do nỗ lực của các bên liên quan cùng với việc thực hiện các chiến lược bền vững, đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng và cải thiện chất lượng sản phẩm so với các đối thủ.

Trang Fibre2Fashion của Mỹ vừa qua cho biết xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam dự kiến tăng từ 14,96 tỷ USD trong nửa đầu năm 2021 lên 16,04 tỷ USD trong nửa cuối năm nay. Xuất khẩu phục hồi trong nửa đầu năm nay do nỗ lực của các bên liên quan cùng với việc thực hiện các chiến lược bền vững, đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng và cải thiện chất lượng sản phẩm so với các đối thủ.

Ảnh minh họa

 

Theo công cụ phân tích thị trường TexPro của Fibre2Fashion, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam đạt 31,48 tỷ USD vào năm 2019, nhưng đến năm 2020 còn 28,59 tỷ USD (giảm 9,19%) do đại dịch Covid-19. Trong nửa đầu năm 2021, xuất khẩu đạt 14,96 tỷ USD so với mức trung bình hàng tháng là 2,49 tỷ USD, tăng 4,65% so với mức trung bình hàng tháng vào năm 2020.

Dự kiến, trong nửa cuối năm 2021, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sẽ tăng hơn nữa - đạt 16,04 tỷ USD với mức trung bình hàng tháng là 2,67 tỷ USD (tăng 7,23%).

Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã giúp Việt Nam thúc đẩy thương mại trong bối cảnh đại dịch.

Theo đánh giá của tổ chức Economist Intelligence Unit (EIU), Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ và Trung Quốc trong một số khía cạnh thương mại như chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và kiểm soát ngoại thương và hối đoái. Việt Nam cũng đề ra các chính sách nhằm duy trì lợi thế sản xuất chi phí thấp.

Từ quý 4/2020, các đơn xuất khẩu của Việt Nam tăng kể. Phạm vi nhập khẩu nguyên liệu thô cũng được mở rộng nhờ các hiệp định thương mại tự do mới. Các nguyên liệu chính như vải dệt, xơ, sợi trước đây đều phải nhập từ Trung Quốc, song hiện nay, một số nguyên liệu được nhập từ Ấn Độ, Hàn Quốc và các nước châu Âu dù chất lượng và giá cả không bằng hàng Trung Quốc.

Một cuộc khảo sát do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện cho thấy khoảng 35% doanh nghiệp ở Việt Nam phải cho nhân viên thôi việc do đại dịch. Khoảng 97% số công ty dệt may phải đối mặt với tác động tiêu cực. Xuất khẩu hàng may mặc giảm trong tháng 2/2021 được cho là do làn sóng dịch mới trong nước.

Theo ông Khondaker Golam Moazzem, Giám đốc nghiên cứu của Trung tâm đối thoại chính sách (CPD), bên cạnh chất lượng vải và quần áo được cải thiện, các quy trình tuân thủ tốt hơn và cải thiện về nhân quyền là những yếu tố thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam.

Việt Nam cũng có nhiều lợi thế so với đối thủ lớn nhất là Bangladesh. Sản phẩm áo phông của Việt Nam mang lại lợi nhuận cao hơn gần gấp đôi so với áo phông được sản xuất tại Bangladesh. Hàng may mặc của Việt Nam đã đạt được sự đa dạng hơn so với hàng may mặc của Bangladesh.

Thời gian sản xuất của Việt Nam chỉ xấp xỉ 1/3 thời gian sản xuất của Bangladesh. Việt Nam cũng có vị trí gần với các nhà cung cấp nguyên liệu thô lớn như Trung Quốc và tạo dựng được hình ảnh tốt hơn do phát triển bền vững và các tiêu chuẩn tốt hơn.

Các đơn đặt hàng may mặc tăng vọt trong quý 1/2021 sau khi Việt Nam bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng ngừa Covid-19.

Hiệp định thương mại tự do Anh-Việt Nam (UKVFTA, chính thức có hiệu lực vào ngày 1/5/2021) có thể thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang Anh. FTA này sẽ xóa bỏ gần như toàn bộ thuế hải quan giữa hai nước khi được thực thi hoàn toàn.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đã đề xuất lên chính phủ về việc ưu tiên tiêm vaccine cho công nhân dệt may và đã đề nghị được mua vaccine trực tiếp từ các nhà cung cấp. Nhiều nhà sản xuất hàng may mặc của Việt Nam đang phải vật lộn để thu hồi số tiền mà các công ty Mỹ nợ.

Mỹ, EU và Nhật Bản là những nhà nhập khẩu hàng may mặc lớn của Việt Nam trong quý 1 và quý 2/2021. Nhiều hãng may mặc đã ký đơn hàng đến hết quý 3/2021. Nhiều đơn vị cũng đã ký hợp đồng đặt hàng đến cuối năm và đang bắt đầu đàm phán cho năm 2022.