18/01/2025 lúc 03:51 (GMT+7)
Breaking News

Bánh đập - Món ngon của hồn quê miền Trung

VNHN – Dọc theo bờ biển Việt Nam, trải dài từ Thanh Hóa đến Ninh Thuận, đâu đâu người dân cũng làm nên những món ăn đặc sản mà chỉ mỗi người dân ở tỉnh đó mới có, mỗi món ăn đều chứa đựng tình cảm của người làm ra nó. Bánh đập – món ăn mang thính “phổ thông” dân dã đậm chất thôn quê ở các tỉnh Miền Trung.

VNHN – Dọc theo bờ biển Việt Nam, trải dài từ Thanh Hóa đến Ninh Thuận, đâu đâu người dân cũng làm nên những món ăn đặc sản mà chỉ mỗi người dân ở tỉnh đó mới có, mỗi món ăn đều chứa đựng tình cảm của người làm ra nó. Bánh đập – món ăn mang thính “phổ thông” dân dã đậm chất thôn quê ở các tỉnh Miền Trung.

Bánh Đập hay còn gọi là Bánh Chập, là loại bánh khá phổ biến được bày bán tại các chợ cóc hay chợ chính ở các tỉnh từ Quảng Nam cho đến Khánh Hòa, nhưng Hội An lại là nơi phố biến cũng như sức tiêu thụ bánh là nhiều nhất.

Bánh đập thực chất là loại bánh kết hợp giữa cái giòn rụm của bánh tráng nướng và cái dẻo mềm của bánh ướt ăn cùng với nước chấm, thịt luộc, thịt nướng...

Mặc dù là món ăn dân dã, phổ biến, thế nhưng cách làm bánh lại cực kì "công phu", cũng như là đòi hỏi người làm ra nó phải là những người có kinh nghiệm. Chính vì vậy mà, du khách sẽ bắt gặp chủ nhân của những gánh hàng bán bánh này hầu hết là những cụ bà hay những người trung niên.

Theo như người bán hàng chia sẻ, món bánh này được như sau:

Bánh ướt và bánh tráng thì đều cần ngâm gạo khoảng một ngày,rồi đem xay nhuyễn thành bột nước theo một tỉ lệ nhất định để bột không quá loãng hoặc quá đặc. 

Kế đến là chuẩn bị xoong và khuân để tráng bánh, người làm sẽ lấy một cái nồi vừa phải, đổ đầy nước; sau đó chuẩn bị một cái khuân bánh được làm bằng tre, bọc bằng mảnh vải trắng sao cho kích thước của khuân bánh khi đặt lên trên vừa với miệng nồi.

 

Bánh ướt được làm từ bột gạo nước xay nhuyễn rồi hấp chín (ảnh internet)

Và cuối cùng là tráng bánh, người làm phải đun nước trong nồi có lắp khuân bánh xôi lên, sau đó mới múc môt thìa bột lên trên khuân bánh, cán đều bột ra khuân, đạy vung lại và chờ 1-2 phút khi bánh chín thì lấy thanh tre mỏng, cuốn lây một phần bánh, sau đó nhấc bánh ra ngoài. Lưu ý, trước khi tráng, bột phải được khuấy nhẹ, đều tay để bột dậy thì khi tráng bánh mới mềm dẻo và không bị hạt cát.

Bánh ướt được phết thêm mỡ hoặc hành để tăng hương vị cho bánh(ảnh internet)


Đối với bánh ướt thì sau khi cho ra khỏi nồi, với mỗi lớp bánh thợ làm bánh cần quyết dầu lên để các lớp bánh gối lên nhau không bị dính. Còn đối với bánh tráng nướng thì sau khi bánh chín sẽ được phơi khô, rồi khi ăn đem vào nướng trên than hồng.

Ghép một miếng bánh ướt với một miếng bánh tráng. Bánh ướt được phết thêm mỡ hành,đậu xanh  và một số nguyên liệu khác tùy theo vùng miền. Dùng dụng cụ đập nhẹ để bánh tráng nướng vỡ vụn dính chặt vào bánh ướt – đây hẳn là lý do để bánh có tên gọi là Bánh đập.

Bánh đập được cũng có thể ăn cùng mắm chấm (ảnh internet)


Bánh còn có thể ăn cùng nước chấm, nước chấm được pha từ mắm pha loãng với đường theo tỉ lệ nhất định sau đó cho hành đã chiên vàng, cùng với đậu phộng vào chung. Như vậy là có được một bát mắm thơm mùi hành, béo bùi ngậy của lạc rang.

Cuối cùng là thưởng thức Bánh đập, có thể ăn nguyên như vậy hoặc ăn kèm với rau sống, thịt nướng hay chấm với nước chấm đã được pha như trên...hay tùy ý người thưởng thức.

Nếu có dịp đến các tỉnh miền Trung  đừng quên tìm kiếm và nếm thử một lần món bánh đập dân dã, mộc mạc nhưng đậm đà khó quên của người dân nơi đây nhé.