VNHN - Mùa cưới đang rộn ràng từ làng ra phố. Đám cưới vui khắp miền quê đến nơi phố thị phồn hoa. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới cũng nhắc đi nhắc lại, thường xuyên, đều đặn từ mùa cưới này sang “mùa vui” khác. Vậy mà cái sự văn minh trong tổ chức việc cưới vẫn cứ là câu chuyện rất dài và rất xa.
Ăn cưới dưới lòng đường - thói quen xấu cần được loại bỏ.
Vào mùa cưới, chuyện chiếm dụng vỉa hè, lòng lề đường dựng rạp cưới không có gì mới, ngày càng trở thành lẽ đương nhiên “dễ thông cảm” vì nhà ai chẳng có lúc... Lễ cưới văn minh dường như đang bị làm ngơ giữa lòng phố thị. Dù luật có quy định rất rõ ràng về việc cấm dựng rạp ra đường, nhưng bởi suy nghĩ ngày vui ai lại tới làm phiền nên hầu như các cấp, ngành, địa phương đều giải quyết trên tinh thần thuyết phục, khuyến cáo và nhắc nhở, chưa mấy nơi mạnh tay xử phạt để làm gương.
Một rạp cưới trên đường Hai Bà Trưng, thành phố Bắc Ninh.
Nói đám cưới mang đầy áp lực cho xã hội cũng chẳng sai. Áp lực cho phụ huynh, cho đôi bạn trẻ, cho họ hàng nội ngoại, cho hàng xóm và cả những người không quen biết. Người xa lạ cũng chịu áp lực bởi vào một ngày tốt lành nào đó, trên một đoạn đường không dài nhưng có 3-4 cái rạp cưới giăng chình ình giữa đường. Người tham gia giao thông mặc nhiên phải đi đường vòng hoặc tự tìm cách lựa lách để tránh “đụng” vào rạp.
Cổng hoa, tranh ảnh cứ thoải mái bày hết ra, gia chủ, cô dâu chú rể, quan viên hai họ, bạn bè đến chúc mừng cũng hồn nhiên dàn hàng, tạo dáng chụp ảnh ngay giữa lòng đường. Nhà nào “lịch sự” thì dựng biển cảnh báo “Xin lỗi đã làm phiền quý vị, gia đình có đám cưới”, còn thông thường là chắn vài ba thanh gỗ, lốp xe hỏng trước rạp.
Cần khuyến khích, cổ vũ cho những đám cưới theo nếp sống mới.
Dựng rạp cưới, tổ chức ăn uống dưới lòng đường không chỉ gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân, còn liên quan cả vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông rất cao, nhất là ở trục đường chính, lưu lượng phương tiện, xe cơ giới tham gia đông.
Thế mà vào mùa cưới, rạp vẫn cứ thản nhiên xuất hiện, không trên đường này thì phố khác và được người dân coi là bình thường, đương nhiên!!! Đã đến lúc chính quyền các cấp cần vào cuộc để chấm dứt tình trạng biến đường giao thông thành nơi tổ chức lễ tiệc như hiện nay, không thể cứ tuyên truyền, vận động mãi.
Đám cưới nếp sống mới cần được ngợi ca, nhân rộng
Đám cưới là một cột mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi con người nhưng quy mô đám cưới không quyết định được hạnh phúc gia đình, cuộc sống hôn nhân sau khi cưới mới là điều quan trọng. Lễ cưới giản dị, gọn nhẹ mà vợ chồng êm ấm, hòa thuận vẫn tốt hơn một đám cưới rình rang, xa hoa nhưng đời sống hôn nhân không suôn sẻ. Nền tảng của hạnh phúc vẫn là tình yêu và trách nhiệm.
Vẫn biết lễ cưới là sự kiện trọng đại của đời người. Truyền thống lễ cưới của người Việt có nhiều thủ tục, nghi lễ trang trọng, tổ chức dài ngày. Tuy nhiên, bước sang thời hội nhập trong xã hội hiện đại, nhiều nghi lễ, thủ tục cưới hỏi truyền thống không còn phù hợp mà cần giản lược, thay đổi theo hướng văn minh để vừa trang trọng, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc vừa tiết kiệm, giảm áp lực cho xã hội. Với bản chất tốt đẹp, những đám cưới văn minh, theo nếp sống mới cần phải được dư luận xã hội tán dương, khuyến khích, ủng hộ để tiếp tục lan tỏa, nhân rộng trong cộng đồng.
Một đám cưới thực hiện theo nếp sống văn minh ở Bắc Ninh
Mới đây, tại khu Chung cư Cát Tường (phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh) có một lễ cưới của đôi bạn trẻ được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ mà vẫn trang trọng, đầm ấm, ý nghĩa. Diễn ra từ 8h sáng và kết thúc lúc 12h trưa với khoảng hơn 20 mâm cỗ nhưng đầy đủ họ hàng nội ngoại, bằng hữu, hàng xóm đến chúc phúc cho cô dâu và chú rể. Rạp cưới được dựng lên giữa một khoảng nhỏ của sân sinh hoạt chung tại khu chung cư, có phông bạt, loa đài với hoa tươi, rượu vang và bánh cưới.
Âm nhạc mở âm lượng vừa đủ nghe, hầu như không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt thường nhật của cư dân. Một không gian ấm áp, gần gũi để người thân, bạn bè và cô dâu chú rể cùng có thời gian thư thả trò chuyện, nói cười hạnh phúc, chia vui chúc mừng... Lễ cưới được diễn ra trong sự tán thưởng, ngưỡng mộ của rất nhiều người sống ở chung cư. Bà Nguyễn Thị Hoa, một cư dân trầm trồ: “Đúng là tiến bộ, văn minh, rất đáng khuyến khích.
Chính vì những thở dài vô ý ấy đã dập tắt tư tưởng đổi mới vừa khấp khởi nhen nhóm. Thế mới nói, đâu đâu cũng nhắc việc cưới văn minh, đám cưới theo nếp sống mới nhưng có lẽ chỉ được đôi ba đám cưới thực hành lúc đầu rồi sau đó lại vẫn cứ theo nếp cũ, ít người dám thực hiện vì sợ “ong ve cưới trách”.
Đám cưới giản tiện mà vẫn chu đáo, lịch sự. Giá như mọi người đều nghĩ và làm được như họ có phải xã hội tốt hơn không”. Ấy thế mà lại có người thở dài bảo, họ hàng ở quê người ta không thích đâu, người ta chê lắm đấy, họ nói mang tiếng sống thành phố mà lễ cưới úi xùi quá.