23/01/2025 lúc 20:11 (GMT+7)
Breaking News

ASIAD 2018: Áp lực tâm lý đè nặng các vận động viên trọng điểm

VNHNO – Áp lực tâm lý là thứ đã khiến những ngôi sao sáng giá nhất của Đoàn thể thao Việt Nam tại kỳ ASIAD này liên tiếp gặp phải thất bại.

VNHNO – Áp lực tâm lý là thứ đã khiến những ngôi sao sáng giá nhất của Đoàn thể thao Việt Nam tại kỳ ASIAD này liên tiếp gặp phải thất bại.

Những thất bại bất ngờ

Sau khi vận động viên (VĐV) Hoàng Xuân Vinh không thể lọt vào chung kết nội dung 10m súng ngắn nam, HCV ASIAD 2014 Dương Thúy Vi chỉ dành được HCĐ, Ánh Viên tiếp tục nối dài thành tích thi đấu không thành công của các VĐV trọng điểm tại kỳ ASIAD này.

Ánh Viên thi đấu không thành công tại nội dung sở trường 400m bơi hỗn hợp (Internet)

Tối ngày 21/8, “cô gái vàng” của làng bơi lội Việt Nam là Nguyễn Thị Ánh Viên đã thất bại tại nội dung sở trường 400m bơi hỗn hợp. Cô chỉ về đích thứ 5 với thành tích 4 phút 42 giây 81, kém người về đầu là Ohashi Yui của Nhật Bản tới hơn 8 giây. Với thành tích này, kình ngư sinh năm 1996 đã không bảo vệ được tấm HCĐ ASIAD 2014.

Trước đó, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh thậm chí còn để thua ngay tại vòng loại nội dung 10m súng ngăn hỗn hợp. Đây là nội dung sở trường và đã giúp Hoàng Xuân Vinh giành HCV tại Olympic 2016. Được kỳ vọng sẽ “mở hàng vàng” cho đoàn thể thao Việt Nam ở ASIAD 2018 như đã từng làm được cách đây 4 năm, tuy nhiên Dương Thúy Vi chỉ giành được tấm HCĐ môn Wushu.

Áp lực tâm lý “ngàn cần”

Gánh trên vai trách nhiệm “mang vàng” về cho Đoàn thể thao Việt Nam tại ASIAD 2018, nhiều VĐV bị tâm lý rất nặng. Trước khi diễn ra ASIAD, có nhiều thông tin cho biết Ánh Viên đã bị trầm cảm. Các thông tin bên lề về tình trạng trầm cảm của Ánh Viên cũng khiến kình ngư người Cần Thơ thêm áp lực.

Ánh Viên được kỳ vọng sẽ đổi màu huy chương tại kỳ ASIAD này. Bản thân cô cũng hết sức tự tin với những sự chuẩn bị thành công. Tuy nhiên, thất bại lần này khiến Ánh Viên đặc biệt thất vọng.

Khi chạm tay vào thành bể về đích, cô ngước nhìn lên bảng điện tử và thất thần. Sau đó, kình ngư người Cần Thơ lặng lẽ đi thẳng vào phòng thay đồ, từ chối trả lời các câu hỏi của cánh phóng viên. Theo lời kể của một thành viên ban huấn luyện, Ánh Viên đã bật khóc nức nở khi ngồi đối mặt với HLV Đặng Anh Tuấn.

Ánh Viên thất thần trước kết quả (Internet)

Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh gặp nhiều áp lực tại ASIAD 2018 (Internet)

Sau khi phá kỷ lục và giành HCV đầu tiên cho thể thao Việt Nam tại Olympic 2016, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh có dấu hiệu chững lại. Hoàng Xuân Vinh cũng từng nhiều lần chia sẻ rằng, chính thành tích quá tốt ở Olympic (1 HCV, 1 HCB) đã khiến anh gặp nhiều áp lực tâm lý. Bên cạnh đó tại ASIAD, nội dung 10m súng ngắn gồm nhiều đối thủ xuất sắc của Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ... So với Olympic có lẽ chỉ thiếu VĐV của Brazil, Nga. Trong thi đấu đỉnh cao như vậy, chuyện thắng thua là hết sức bình thường. Kể cả những người giỏi nhất cũng có thể bị loại.

Chia sẻ về áp lực tâm lý khi thi đấu, VĐV Wushu Dương Thúy Vi cho biết “Bước vào cuộc thi đấu lần này, trong vai trò là ĐKVĐ nên tự bản thân em thấy có nhiều áp lực tâm lý và điều đó ít nhiều làm ảnh hưởng tới chất lượng bài thi đấu.”

Sự ủng hộ của người hâm mộ

Mặc dù những VĐV được kỳ vọng liên tục thi đấu không thành công. Tuy nhiên, người hâm mộ thể thao nước nhà vẫn luôn ủng hộ và chia sẻ với các VĐV. Hơn nữa, thắng thua trong thể thao là điều khó dự đoán. Sự nỗ lực của các VĐV trong việc đem lại thành tích cao cho đoàn thể thao Việt Nam đã là rất đáng khen ngợi và động viên.

Người hâm mộ thể thao luôn ủng hộ các VĐV (Internet)

Tại kỳ ASIAD này, Việt Nam đặt mục tiêu từ 3-5 HCV. Có thể nói việc giành HCV tại Á vận hội ngày càng trở nên khó khăn với thể thao Việt Nam. Tại kỳ ASIAD 2014, chúng ta chỉ giành được 1 tấm HCV từ môn Wushu do Dương Thúy Vi mang về. Hơn nữa, đã 20 năm sau HCV của võ sỹ Taekwondo Hồ Nhất Thống tại ASIAD 1998, thể thao Việt Nam vẫn chưa có thêm tấm HCV ASIAD nào từ những môn thi đấu Olympic.