24/12/2024 lúc 23:04 (GMT+7)
Breaking News

10 sự kiện bất động sản nổi bật năm 2021 theo nhận định của Việt Nam Hội Nhập

Năm 2021 được đánh giá là 1 năm “sóng gió” của thị trường bất động sản không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Tuy nhiên, vượt lên những thách thức do đại dịch Covid-19, nhiều cơ quan, Tập đoàn, doanh nghiệp… vẫn có những hoạt động tích cực và gặt hái được một số thành quả, tạo nên những “điểm sáng” trong bức tranh bất động sản 2021.

Năm 2021 được đánh giá là 1 năm “sóng gió” của thị trường bất động sản không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Tuy nhiên, vượt lên những thách thức do đại dịch Covid-19, nhiều cơ quan, Tập đoàn, doanh nghiệp… vẫn có những hoạt động tích cực và gặt hái được một số thành quả, tạo nên những “điểm sáng” trong bức tranh bất động sản 2021.

Sau đây, Tạp chí Việt Nam Hội nhập sẽ điểm lại 10 sự kiện bất động sản đáng chú ý nhất trong năm vừa qua:

1 Đấu giá đất giá khủng của Tập đoàn Tân Hoàng Minh

Mới đây, thị trường bất động sản cả nước xôn xao vụ đấu giá đất tại khu đô thị Thủ Thiêm, TP.HCM, với mức trúng đấu giá lên tới gần 2,4 tỉ đồng, gấp 8 lần giá khởi điểm. Cuộc đấu giá diễn ra kịch tính với sự xuất hiện của nhiều "đại gia", dư luận cả nước đặc biệt quan tâm. TP.HCM thu 37.000 tỉ đồng từ đấu giá 4 lô đất ở Thủ Thiêm.

Trước thực tế này, xuất hiện nhiều lo ngại giá đất bị đẩy lên cao từ các cuộc đấu giá, cơ hội tiếp cận nhà ở của đại bộ phận người dân sẽ trở nên xa vời hơn. Thế nhưng, điều này cũng mở ra một hướng nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế để tối đa hóa nguồn lực đất đai.

2 Bộ xây dựng đẩy mạnh thanh tra xử phạt nhiều chủ đầu tư sai phạm

Năm 2021, công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư là một trong những vấn đề được Thanh tra Bộ Xây dựng đẩy mạnh với 18 kết luận thanh tra được ký ban hành. Theo lãnh đạo Thanh tra Bộ, 18 kết luận thanh tra đã xử lý nghiêm và triệt để như tiếng chuông cảnh tỉnh đối với các chủ đầu tư, ban quản trị còn chưa chấp hành quy định của pháp luật.

Trong đó, buộc 12/18 chủ đầu tư phải thực hiện gửi vào tài khoản kinh phí bảo trì theo quy định và quyết toán số liệu để chuyển sang ngay trong vòng 10 ngày cho ban quản trị nhà chung cư, tổng số kinh phí bảo trì là hơn 344,96 tỷ đồng. Đồng thời buộc chủ đầu tư trả lại trong thời hạn 20 ngày với diện tích 2.080 m2 lấn chiếm phần sở hữu, sử dụng chung về cho cư dân.

Thời gian tới, các hành vi vi phạm liên quan đến việc quản lý, sử dụng quỹ bảo trì sẽ được xử lý "mạnh tay" hơn, thậm chí chuyển hồ sơ công an để xử lý hình sự nếu có vi phạm nghiêm trọng.

3 Tập đoàn FLC liên tiếp khai trương nhiều dự án tầm cỡ quốc tế

Năm qua, nhiều dự án bất động sản khá trầm lắng do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, tuy nhiên, Tập đoàn FLC được đánh giá là 1 trong những doanh nghiệp vững vàng “vượt bão” Covid khi liên tiếp khai trương 2 dự án mang tầm cỡ quốc tế.

Mới đây nhất, ngày 23/12, tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, Tập đoàn FLC tổ chức lễ khai trương Tổ hợp Trung tâm hội nghị quốc tế FLC Vĩnh Phúc với sức chứa 2 nghìn khách và hợp phần khách sạn 5 sao. Do đó đây vừa có thể tổ chức các sự kiện, hội thảo tầm cỡ trong nước và quốc tế, vừa mang tới những trải nghiệm mới mẻ cho du lịch MICE (hình thức kết hợp du lịch nghỉ dưỡng và hội họp).

Trước đó, ngày 24/10, Tập đoàn FLC chính thức khai trương FLC City Hotel Beach Quy Nhơn – khách sạn được xây dựng theo tiêu chuẩn 5 sao thứ 3 của FLC tại Bình Định, tạo dấn ấn mới cho du lịch Quy Nhơn.\

4 Nhiều giải pháp nhà ở xã hội (NOXH), nhà ở cho công nhân được đề xuất

Bộ Xây dựng đang đề nghị sửa đổi Luật Nhà ở nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về nhà ở còn tồn tại, trong đó có NOXH và nhà ở cho công nhân.

Theo đó, Luật Nhà ở sửa đổi tới đây sẽ bổ sung các quy định liên quan đến quỹ đất dành để phát triển NOXH như: Bổ sung quy định quỹ đất dành để xây dựng NOXH được xác định ngay khi lập và phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch chi tiết xây dựng; bổ sung quy định tỷ lệ quỹ đất dành để làm NOXH do UBND cấp tỉnh quyết định căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch đô thị; chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở. Luật Nhà ở sửa đổi cũng mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách, đảm bảo nhu cầu nhà ở cho các đối tượng yếu thế trong xã hội như công nhân, người lao động.

Đồng thời, để đẩy mạnh phát triển NOXH cho công nhân, Bộ Xây dựng cũng đã đề xuất gói tín dụng hỗ trợ thực hiện chính sách NOXH trong Chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023 với gói tín dụng 65.000 tỷ đồng và đề xuất các chính sách “mở đường” cho nhà ở công nhân như: Chính phủ giao UBND cấp tỉnh, thành phố bố trí đất làm nhà lưu trú cho công nhân khu công nghiệp thuê có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thiết yếu phục vụ khu nhà ở công nhân

5 Sốt giá đất bất chấp đại dịch

Tại tỉnh Bắc Giang, các phiên đấu giá đất được tổ chức liên tiếp, nhà đầu tư từ các nơi ùn ùn đổ về, tranh nhau mua khiến giá chênh lệch cả trăm tỉ đồng so với giá khởi điểm ban đầu. Hay tại Hà Nội ở nhiều huyện ngoại thành giá đất cũng tăng chóng mặt, nhất là ở khu vực Quốc Oai, Ba Vì…

Báo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng cũng cho thấy, giá đất nền tại một số điểm cục bộ của một số địa phương có mức ghi nhận tăng cao như vùng ven Thủ đô Hà Nội như Quốc Oai (tăng 20%), Ba Vì (45%), một số điểm thuộc các tỉnh như Hòa Bình (46%), Bắc Ninh (20%), Hưng Yên (26%) và ngoài ra nhiều nơi như Thanh Hóa; tại TP.Thủ Đức, huyện Cần Giờ của TP.HCM; Biên Hòa, Nhơn Trạch và Long Thành của tỉnh Đồng Nai…cũng ghi nhận hiện tượng giá đất nền tăng rất nhanh trong thời gian ngắn.

6 Nóng chuyện doanh nghiệp bất động sản ồ ạt phát hành trái phiếu

Theo báo từ FiinGroup – Nhà cung cấp dữ liệu tài chính, quy mô phát hành trái phiếu sơ cấp trong 9 tháng năm 2021 đạt 430.000 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành bất động sản có giá trị phát hành cao nhất khi chiếm 40%, tương ứng 172.000 tỷ đồng. 

Trong danh sách 20 doanh nghiệp phát hành trái phiếu lớn nhất 9 tháng năm 2021, có tới 9 doanh nghiệp bất động sản góp mặt, gồm: Hưng Thịnh Land (7.950 tỷ đồng); Công ty TNHH Kinh doanh bất động sản Mediterranean Revival Villas (7.200 tỷ đồng); VinGroup (6.976 tỷ đồng); Công ty CP Osaka Garden (6.800 tỷ đồng); Công ty CP đầu tư GoldenHill (5.760 tỷ đồng) ; Công ty CP Đầu tư Tân Thành Long An (5.000 tỷ đồng) Hưng Thịnh Quy Nhơn (5.000 tỷ đồng); Tổng Công ty CP XNK & XD Việt Nam (4.700 tỷ đồng) và Công ty CP Hoàng Phú Vương (4.670 tỷ đồng). 

Lãi suất trái phiếu của 9 doanh nghiệp này dao động từ 8%/năm - 13,28%/năm.

Theo FiinGroup, ngành xây dựng và bất động sản vẫn duy trì mức lãi suất phát hành cao so với nhiều ngành khác, trung bình là 10,3%/năm đối với ngành xây dựng và 10,7%/năm đối với ngành bất động sản.

Đáng nói, có đến 26% trái phiếu doanh nghiệp trong các ngành này không có tài sản đảm bảo hoặc đảm bảo bằng cổ phần hoặc không được xếp hạng tín nhiệm độc lập. Điều này dẫn đến những rủi ro nhất định. 

7 “Sốt” phân lô bán nền tại Lâm Đồng

Diễn ra từ năm 2020, đến nửa cuối năm 2021, tình trạng phân lô bán nền tại TP.Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng càng trở thành tâm điểm chú ý. 

Những khu đất rộng vài hecta đến hàng chục hecta được phân lô tách thửa dưới hình thức xin hiến đất làm đường. Mặc dù chỉ là các lô đất của hộ gia đình, cá nhân tách thửa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng lại được các doanh nghiệp bất động sản gắn mác dự án nghỉ dưỡng và chào bán rầm rộ trên các trang mạng xã hội.

Trước tình trạng nhiều khu đất ở TP.Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm tách thửa dưới hình thức hiến đất làm đường giao thông có dấu hiệu vi phạm, Thanh tra và Công an tỉnh Lâm Đồng đang vào cuộc để làm rõ.  

8 Khan hiếm nguồn cung căn hộ tại các TP lớn, người dân ngày càng khó sở hữu nhà

Vốn đã khan hiếm phân khúc nhà ở bình dân nay lại càng khan hiếm hơn khi thị trường căn hộ Hà Nội chứng kiến nguồn cung giảm mạnh nhất trong vòng 5 năm qua.

Tại Báo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng, căn hộ bình dân có mức giá dưới 25 triệu đồng/m2 tại các đô thị lớn hay các dự án nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ rất ít, hầu như chỉ có ở các khu vực xa trung tâm. Trên thực tế, các dự án dạng này trước đây có mức giá khoảng trên dưới 20 triệu/m2 thì đã tăng lên khoảng trên dưới 25 triệu đồng/m2.

Tuy phân khúc căn hộ giá thấp, bình dân vẫn chiếm ưu thế về tổng số lượng giao dịch trên thị trường nhưng nguồn cung không được cải thiện và dự báo sẽ tiếp diễn đến hết năm 2022 dẫn đến tình trạng “lệch pha” cung cầu. 

9 Giao dịch bất động sản online lên ngôi

Trong khi hoạt động mua báncách thức bán bất động sản truyền thống đang chật vật do ảnh hướngnhững khó khăn của dịch bệnh Covid-19 thì kênh bất động sản online, trực tuyến lại bán hàng trực tuyến đang cho thấy khả năng hóa giải "điểm nghẽn".

Một loạt các nền tảng giao dịch bất động sản online ra đời, tạo nên nên bức tranh thị trường sôi động. tiếp cận khách của các chủ đầu tư và sàn giao dịch. Chỉ trong một thời gian ngắn, các nền tảng giao dịch bất động sản online ra đời ngày càng nhiều, đã tạo nên bức tranh thị trường sôi động.

10 Nhà đầu tư vẫn chờ “cởi trói” pháp lý condotel

Báo cáo của HoREA cho biết, hiện nay cả nước có khoảng 83.000 căn hộ condotel, phần lớn nằm trong tòa nhà cao tầng thuộc các khu du lịch nghỉ dưỡng, sử dụng quỹ đất là đất thương mại, dịch vụ có thời hạn sử dụng đất tối đa 50 năm, trường hợp đặc biệt tối đa không quá 70 năm. Các dự án condotel tập trung chủ yếu tại các địa phương có thế mạnh du lịch với tổng nguồn vốn đầu tư ước khoảng 100.000 tỷ đồng.

Theo đánh giá của chuyên gia, nhu cầu sở hữu condotel tại thị trường vẫn còn. Việc đưa phân khúc này sôi động trở lại như giai đoạn 2015-2019 phụ thuộc nhiều yếu tố. Trong đó Việt Nam phải nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh để phục hồi ngành du lịch và cơ quan quản lý giải quyết những rào cản, vướng mắc về mặt pháp lý, củng cố lại niềm tin của nhà đầu tư.