28/03/2024 lúc 15:57 (GMT+7)
Breaking News

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt

VNHN - Muốn thúc đẩy xuất khẩu, cùng với việc làm tốt công tác sản xuất, chế biến cần phải từng bước xây dựng thương hiệu nông sản, thực phẩm, để thu hút khách hàng trong và ngoài nước. Thiếu thương hiệu là một trong những nguyên nhân khiến nông sản Việt Nam dễ bị tổn thương khi thị trường có biến động.

VNHN - Muốn thúc đẩy xuất khẩu, cùng với việc làm tốt công tác sản xuất, chế biến cần phải từng bước xây dựng thương hiệu nông sản, thực phẩm, để thu hút khách hàng trong và ngoài nước. Thiếu thương hiệu là một trong những nguyên nhân khiến nông sản Việt Nam dễ bị tổn thương khi thị trường có biến động.

Hiện nay sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam chưa được người tiêu dùng nước ngoài biết đến nhiều do hàng hóa nông sản xuất khẩu vẫn còn phải thông qua các doanh nghiệp trung gian nước ngoài hoặc gia công chế biến cho các thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài, điều này thể hiện rõ nhất ở các ngành hàng cà phê, hồ tiêu… Thiếu thương hiệu là một trong những nguyên nhân làm nông sản Việt Nam dễ bị tổn thương khi thị trường có biến động. Theo Bộ Công Thương, nguyên nhân khiến việc xây dựng thương hiệu nông sản thực phẩm Việt Nam gặp khó khăn do chất lượng sản phẩm không đồng đều, ổn định, nhiều sản phẩm chưa đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn của thị trường gây ảnh hưởng đến thương hiệu và giá trị thương hiệu của sản phẩm và doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, giá trị gia tăng của sản phẩm chưa cao, sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng hàm lượng công nghiệp chế biến và giảm tỷ trọng nguyên liệu thô vẫn chưa rõ rệt, do đó làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

Nông sản Việt vẫn loay hoay trong việc xây dựng thương hiệu

Để xây dựng được thương hiệu cho nông sản Việt, nhà nước cần sớm bổ sung hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam đối với hàng hóa nông sản theo hướng phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn thế giới; phát triển và nhân rộng việc thực hiện cấp mã số vùng sản xuất, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý... đối với nông sản xuất khẩu chủ lực; nhân rộng mô hình sản xuất nông sản theo các tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP, HACCP... Bên cạnh đó, cần xây dựng các chương trình quảng bá hình ảnh quốc gia, xúc tiến thương mại quốc gia với các thị trường trọng điểm và các thị trường tiềm năng sau khi các hiệp định thương mại tự do được ký kết. Việc triển khai các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia cần tập trung vào từng mặt hàng, từng thị trường, tránh tình trạng dàn trải, thiếu chiều sâu như hiện nay. Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt tại các thị trường xuất khẩu mục tiêu. Đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành trong công tác xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông sản, thực phẩm Việt Nam. Đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, kết nối thị trường cho các sản phẩm nông sản Việt Nam thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại...